05:20 EDT Thứ ba, 07/05/2024

Tin Tức

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 44

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 42


Hôm nayHôm nay : 5070

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 61809

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 23070842

Trang nhất » Dưỡng linh » Thuyết Trình

Bài Mới

Lún Sâu

Lún Sâu

“Đức Chúa Giê-xu đáp rằng: Quả thật, quả thật, ta nói cùng các ngươi, ai phạm tội lỗi là tôi mọi của tội lỗi” (Giăng 8:34).

Xem tiếp...

Những Niềm Tin Méo Mó, Lệch Lạc của Cha Mẹ

Thứ ba - 11/04/2017 20:55
Những Niềm Tin Méo Mó, Lệch Lạc của Cha Mẹ

Những Niềm Tin Méo Mó, Lệch Lạc của Cha Mẹ

Kính thưa quý độc giả, Tuần qua chúng tôi đã trình bày việc tác động của những kinh nghiệm đau thương hay một biến cố lớn trên đời sống cá nhân và hậu quả của nó đã ảnh hưởng thế nào đến những thành viên khác trong gia đình.



             Kính thưa quý độc giả,

             Tuần qua chúng tôi đã trình bày việc tác động của những kinh nghiệm đau thương hay một biến cố lớn trên đời sống cá nhân và hậu quả của nó đã ảnh hưởng thế nào đến những thành viên khác trong gia đình. Nhiều người có thể nhớ đến một biến cố chấn thương tinh thần nào đó làm phát sinh ra nỗi lo sợ cho bản thân mình hoặc cho người mà họ yêu thương. Vì thế, họ có thể phát triển cách suy nghĩ và hành xử dựa trên nỗi lo sợ ấy. Anh Gary là một trường hợp điển hình. Trong suốt thời thanh niên của Gary, mẹ anh bị bệnh nhiều năm và liên tục ở trong tình trạng gần kề cái chết bất cứ lúc nào. Sự lo lắng liên tục này khiến Gary phát triển một loại hành vi cưỡng chế vô ý thức. Anh luôn có nhu cầu bật một công tắc đèn ở đâu đó trong nhà mỗi khi anh đi ngang qua một công tắc như một cách thức để làm nhẹ bớt nỗi lo lắng của anh, rằng mẹ anh sẽ không chết. Nhưng dần dần càng ngày Gary càng có nhu cầu chạm vào bất cứ công tắc đèn nào khi anh đi ngang qua, rồi anh thường xuyên phải quay bước trở lại để chắc chắn là mình đã làm việc ấy. Sau này, khi sức khỏe của mẹ anh không còn là vấn đề nữa, thì các mẫu ám ảnh cưỡng chế đã biến thành một thói quen không kiểm soát được trong đời anh. Mỗi ngày, phần lớn lối suy nghĩ và hành xử của anh đều tập trung quanh mẫu ám ảnh và hành vi cưỡng chế này.

             Hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục nói về Những Niềm Tin Méo Mó, Lệch Lạc của Cha Mẹ đã ảnh hưởng thế nào đến hành vi cư xử và suy nghĩ của chúng ta. Rất có thể là cha mẹ chúng ta quá mức nghiêm khắc, hoặc chúng ta bị ảnh hưởng sâu sắc bởi kinh nghiệm một điều bất hạnh, một biến cố rất đau thương nào đó xảy cho những người xung quanh ta, hoặc cho bản thân chúng ta, khiến chúng ta cảm thấy bị tổn thương sâu sắc và thường xuyên lo lắng. Điều này có thể đưa đến việc gia tăng tác động của những biến cố gây tổn thương tinh thần, dần dần hình thành loại suy nghĩ và niềm tin lệch lạc của chúng ta về bản thân, về sự an toàn của cá nhân mình trong phạm vi rộng lớn ngoài xã hội.

             Đôi khi những cuộc đối thoại với lối suy nghĩ bị bóp méo, lệch lạc, hạn hẹp của cha mẹ và những người khác trong gia đình cũng có thể ảnh hưởng và góp phần hình thành các hệ thống niềm tin lệch lạc cùng sự Tự-Nhủ của chúng ta. Ba mẹ của Charlie là một điển hình. Trong suốt nhiều năm, ba mẹ của Charlie dường như bị ám ảnh về những vấn đề của vị mục sư tại hội thánh và họ luôn bàn luận về điều này trên bàn ăn của gia đình. Đồng thời, họ hoàn toàn bỏ qua nan đề lớn của chính gia đình họ. Thí dụ như vấn đề trong hôn nhân, hoặc họ không bao giờ nói đến việc người anh trai của Charlie nghiện ngập và bỏ học. Những nỗ lực của Charlie nhằm bù đắp lại cho những suy nghĩ lệch lạc, méo mó của ba mẹ anh lại tạo nên một sự bóp méo, lệch lạc ngược lại trong gia đình riêng của anh sau này. Nghĩa là, những vấn đề tại hội thánh không bao giờ được bàn cãi, đặc biệt là tại bàn ăn tối. Nói tóm lại, những loại cư xử hay suy nghĩ méo mó, lệch lạc của cha mẹ thường tạo ra những suy nghĩ méo mó tương tự trong khuôn mẫu suy nghĩ của con cái hoặc những suy nghĩ và hành xử lệch lạc ở thái cực hoàn toàn ngược lại, như Charlie đã làm.

             Kính thưa quý độc giả,

             Chúng ta cũng được dạy dỗ những điều khác bằng gương mẫu, chẳng hạn như chúng ta tin rằng việc đề cập đến một số điều nào đó trong phạm vi gia đình là điều cấm kỵ. Nhiều người cũng tin rằng trẻ con không được phép giận dữ, nhưng việc người lớn giận dữ lại là điều rất đỗi bình thường. Khi còn nhỏ, nếu chúng ta nổi giận thì chúng ta sẽ bị phạt, bị kỷ luật, bị đuổi về phòng và cách ly với mọi người cho tới khi chúng ta có thể “cư xử bình thường” trở lại. Nhưng cha mẹ chúng ta thì lại được phép, tự do nổi giận bất cứ lúc nào. Như vậy, những gì chúng ta đặc biệt nhìn thấy trong hành vi cư xử của cha mẹ lại trái ngược hẳn với những gì họ dạy chúng ta.

             Mục đích của việc tra xét những trải nghiệm trong phạm vi gia đình gốc của chúng ta là nhằm giúp chúng ta thấy được khuôn mẫu hành vi cư xử và suy nghĩ có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển niềm tin căn bản của chúng ta về bản thân mình, về người khác, về thế giới, về Đức Chúa Trời và về tính chất của các mối quan hệ. Chúng ta bị gắn chặt trong dạng suy nghĩ và ăn nói theo kiểu tự ti, tự hạ thấp bản thân mình trong những suy nghĩ méo mó đã ăn sâu vào trong đầu óc. Chúng ta làm điều này qua sự đối thoại nội tại, tự nói chuyện với chính mình-tức là qua sự Tự-Nhủ. Chúng ta thường có khuynh hướng bị lôi kéo về phía những người không thách thức kiểu suy nghĩ lệch lạc, méo mó của chúng ta, là để nhằm củng cố sức mạnh của những suy nghĩ theo kiểu lệch lạc ấy, gồm các ý tưởng thâm căn cố đế đến nỗi việc muốn thách thức và thay đổi chúng sẽ hết sức khó khăn.

             Điều gì Đã Hình Thành Sự Tự-Nhủ của Tôi?

             Kính thưa quý độc giả,

             Trong nhiều năm trời, tôi đã nói chuyện với một số người vốn đã nỗ lực sử dụng sự Tự-Nhủ để phá vỡ khuôn mẫu tiêu cực trong suy nghĩ và lời nói của mình, nhưng họ không thành công và đã thất vọng não nề. Trong từng trường hợp, khi mà tôi có cơ hội để trò chuyện với họ, tôi đều thấy rằng có một hoặc nhiều khuôn mẫu về sự hoạt động khác thường chúng ta vừa miêu tả trong thời thơ ấu của họ. Việc thoát khỏi sự Tự-Nhủ đã bị bóp méo, lệch lạc của những người này đòi hỏi họ phải hiểu rõ hơn về gia đình gốc của mình và ảnh hưởng của nó trong đời sống họ.

             Tiên tri Ê-sai chương 51, câu 1 và 2 viết rằng: "Khá nhìn xem vầng đá mà các ngươi đã được đục ra, và cái lỗ của hang mà các ngươi đã được đào lên! Đúng vậy, hãy nghĩ đến tổ phụ các ngươi". Những câu này cho chúng ta biết chúng ta cần đi đâu khi chúng ta muốn trải nghiệm sự thay đổi trong đời sống mình. Ông mời gọi mỗi chúng ta “là kẻ trông đợi sự giải cứu, là kẻ tìm kiếm Đức Giê-hô-va” hãy nhìn vào cội rễ của mình, hãy lưu ý đến tổ phụ của mình. Ông nói với chúng ta, “Khá nhìn xem vầng đá mà các ngươi đã được đục ra, và cái lỗ của hang mà ngươi đã được đào lên!” Tôi nhớ lại quãng thời gian khi tôi trong tuổi dậy thì, nhiều lần bạn bè của ba tôi nhìn tôi và nói, “Xem kìa, cậu ta giống bố như tạc!”. Nếu tôi muốn hiểu mình, tôi cần phải hiểu người mà từ đó tôi đã được tạo nên. Hết thảy chúng ta đều cần hiểu cội rễ của mình.

             Để giúp bạn “nhìn xem vầng đá mà các ngươi đã được đục ra, và cái lỗ của hang mà ngươi đã được đào lên,” tôi xin nêu lên một danh sách các câu hỏi để bạn suy nghĩ thấu suốt và trả lời.

             Trước hết, những câu hỏi này liên quan đến các niềm tin về bản thân của chính bạn:

  1. Bạn miêu tả bản thân mình như thế nào khi bạn còn nhỏ? Bạn miêu tả bản thân mình như thế nào khi bạn ở tuổi thiếu niên?
  2. Bạn thích điều gì và không thích điều gì về bản thân mình?
  3. Bạn nghĩ những người cùng tuổi nhận xét thế nào về bạn khi bạn còn nhỏ? Bạn nghĩ những người lớn tuổi nhận xét thế nào về bạn khi bạn ở tuổi thiếu niên?
  4. Bạn đã từng giỏi về điều gì và dở về điều gì?
  5. Một số điều nào về bạn hay về hoàn cảnh của bạn mà bạn mong ước bạn đã có thể thay đổi khi bạn còn bé? Khi bạn ở tuổi thiếu niên?
  6. Có những điều bạn nói hay nghĩ về mình mà bạn vẫn “luôn” nói về bản thân mình. Một số trong những điều đó là gì?
  7. Hãy kể ra một số trong những điều bạn nhớ đã được nghe người khác nói về khả năng trí tuệ của bạn, về vẻ bề ngoài của bạn, về bạn bè của bạn, về những khả năng của bạn. (Hãy nghĩ đến cả những điều tích cực lẫn những điều tiêu cực, nếu có thể được.)
  8. Hiện nay bạn có thái độ nào trước những lời khen ngợi?
  9. Bạn tin tưởng ai hiện nay? Tại sao?

             Sau đây, chúng tôi xin nêu vài câu hỏi liên quan đến các niềm tin của bạn về những người khác

  1. Hãy ghi xuống ba tính từ miêu tả mẹ của bạn. Hãy ghi xuống ba tính từ miêu tả ba của bạn và ba tính từ miêu tả từng người trong các anh chị em của bạn.
  2. Khi còn bé, bạn nhớ là mình đã nghĩ gì về những người lớn? Về các thầy cô giáo của bạn? Về các trẻ con khác? Về các bậc cha mẹ nói chung?
  3. Một số trong các niềm tin của ba mẹ bạn về những người khác mà bạn nhớ đã nghe họ nói trong khi bạn ở tuổi đang lớn, đó là những điều nào?
  4. Ai là những người lớn bạn yêu mến nhất? Tại sao?
  5. Hãy hoàn tất câu này: Tôi vẫn cảm thấy bị đe dọa khi tôi ở trong sự hiện diện của _____ (xin viết tên của người đó, hay mối liên hệ giữa người đó với chính bạn)

             Kính thưa quý độc giả,

             Hôm nay chúng ta sẽ tạm dừng tiết mục đọc sách tại đây. Chúng tôi ước mong những gì được chia sẻ trong tiết mục này sẽ giúp quý thính giả hiểu thêm về bản thân mình, từ đó học cách chuyển đổi tư duy nhằm xây dựng một cuộc sống hạnh phúc cho mình và gia đình. Phát Thanh Hy vọng xin kính chúc quý thính giả một tuần thật nhiều niềm vui và bình an bên gia đình cùng bạn bè. Hẹn gặp lại quý thính giả trong chương trình phát thanh lần tới.
 

Tiến sĩ David Stoop
Nguồn: phatthanhhyvong.com

Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn