03:31 EDT Thứ sáu, 03/05/2024

Tin Tức

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 45

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 43


Hôm nayHôm nay : 5939

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 19978

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 23029011

Trang nhất » Dưỡng linh » Thuyết Trình

Bài Mới

Nỗi Lòng Cha Mẹ

Nỗi Lòng Cha Mẹ

“Chớ mang ách chung với kẻ chẳng tin. Bởi vì công bình với gian ác có hội hiệp nhau được chăng? Sự sáng với sự tối có thông đồng nhau được chăng?” (II Cô-rinh-tô 6:14).

Xem tiếp...

Sức Mạnh Của Lời Nói Và Ý Tưởng (Bài 2)

Thứ tư - 22/02/2017 19:58
Sức Mạnh Của Lời Nói Và Ý Tưởng (Bài 2)

Sức Mạnh Của Lời Nói Và Ý Tưởng (Bài 2)

Kính thưa quý độc giả, Chúng ta đang ở chương thứ ba trong quyển sách NGHĨ SAO, THÀNH VẬY của Tiến sĩ David Stoop dưới Chương Đề: Sự Tự Nhủ - Lời Nói Của Đức Tin. Tuần trước chúng tôi đã trình bày cùng quý thính giả về sức mạnh của lời nói và ý tưởng và kể về câu chuyện của một người tôi quen biết đã qua đời vì bịnh ung thư chỉ một năm sau khi mẹ của anh ấy cũng chết vì căn bệnh này.



                Kính thưa quý độc giả,

                Chúng ta đang ở chương thứ ba trong quyển sách NGHĨ SAO, THÀNH VẬY của Tiến sĩ David Stoop dưới Chương Đề: Sự Tự Nhủ - Lời Nói Của Đức Tin. Tuần trước chúng tôi đã trình bày cùng quý thính giả về sức mạnh của lời nói và ý tưởng và kể về câu chuyện của một người tôi quen biết đã qua đời vì bịnh ung thư chỉ một năm sau khi mẹ của anh ấy cũng chết vì căn bệnh này. Trên đường từ nghĩa trang về nhà sau đám tang, anh nói với vợ mình, “Có lẽ anh cũng sẽ chết vì ung thư.” Từ thời điểm đó trở đi anh ta tin rằng mình sẽ bị ung thư, tâm trí anh cứ bị dằn vặt và suy nghĩ về ý tưởng ấy rồi kết quả sau cùng thật đã xảy ra như vậy.

                Chúng ta cũng đã nghe về cuộc nghiên cứu của một bác sĩ trên những bệnh nhân được chẩn đoán là đang bị ung thư thời kỳ cuối, và cách trị liệu của ông đã cho thấy một kết quả đáng kinh ngạc. Song song với sự điều trị về y học, bác sĩ đã yêu cầu bệnh nhân dành thì giờ tưởng tượng ra những hình ảnh thấy được trong tâm trí họ. Những hình ảnh được xây dựng bằng trí tưởng tượng của bệnh nhân cho phép họ thấy các tế bào ung thư giống như một thế lực xâm lược xấu xa. Bệnh nhân cũng được yêu cầu nhìn thấy các bạch huyết cầu trong cơ thể mình là một lực lượng chống cự lại thế lực xâm lược ấy một cách mãnh liệt, đang tấn công và đánh bại các tế bào ung thư xấu xa. Khi trận chiến chấm dứt, các bạch huyết cầu khác sẽ tiến lên và dọn dẹp bãi chiến trường. Đôi khi các bạch cầu được bệnh nhân nhìn như các hiệp sĩ đầy chính nghĩa, cưỡi trên các chiến mã và đánh bại các đạo binh gian ác xâm lược mang tên là “ung thư”. Một vài bệnh nhân khác tưởng tượng mình nhìn thấy các bạch cầu như là các chú mèo trắng xinh đẹp đang dọn sạch bọn chuột dơ bẩn, xấu xa ra khỏi khu vực quanh mình. Việc các hình ảnh này được hình thành ra sao không quan trọng, miễn là các bạch cầu luôn luôn chiến thắng kẻ xâm lược. Những kết quả trong báo cáo của vị bác sĩ này thật khả quan.

                Trong quyển sách mang tựa đề Getting Well Again [tạm dịch là Khỏe Mạnh Trở Lại], tác giả là Tiến Sĩ Simonton và vợ ông đã cập nhật kết quả cuộc nghiên cứu của ông mang lại. Những sự tìm thấy gần đây thậm chí còn đáng kinh ngạc hơn. Người ta không chỉ kinh nghiệm sự thuyên giảm hoàn toàn khỏi bệnh ung thư thời kỳ cuối mà một số người còn sử dụng cùng tiến trình này để trải nghiệm sự thuyên giảm hoàn toàn khỏi bệnh viêm khớp, bệnh hen suyễn, và các chứng bệnh gây đau đớn khác. Những người được tiên liệu là chỉ còn sống không tới một năm đã không chỉ sống lâu hơn dự đoán ít nhất là gấp hai lần, mà họ cũng trở lại sống một cuộc sống bình thường, thậm chí còn tích cực hơn xưa. Sự khác biệt giữa phương cách điều trị của Tiến Sĩ Simonton và phương cách của các trung tâm y khoa khác là đội ngũ nhân viên của Tiến Sĩ Simonton tác động vào sức mạnh của tâm trí bệnh nhân-tức sự Tự-Nhủ của bệnh nhân!

                Kính thưa quý độc giả,

                Tiến Sĩ David Bressler, người đứng đầu bệnh viện UCLA tại Hoa Kỳ, chuyên điều trị cho các bệnh nhân đang chịu đựng những cơn đau mãn tính. Các bệnh nhân này trải nghiệm sự đau đớn thường xuyên, một số cơn đau là hậu quả của những sự thương tổn và một số cơn đau khác là do những nguyên nhân không biết rõ. Một trong những hình thức chữa trị thành công bao gồm việc sử dụng các hình ảnh thấy được trong tâm trí. Trong cách sử dụng hình ảnh tưởng tượng trong tâm trí này, Tiến Sĩ Bressler đôi khi yêu cầu bệnh nhân hình dung cơn đau trông giống như một điều gì đó cụ thể. Một khi họ đã có một hình ảnh thấy được của cơn đau trong tâm trí, họ làm việc để thay đổi hình ảnh của cơn đau, thu hẹp phạm vi và giảm bớt mức độ dữ dội của nó. Trong tiến trình này điều trị này, cơn đau thực sự cũng được giảm đi về phạm vi và mức độ.

                Trong công việc tư vấn của riêng mình, tôi cũng đã làm việc với nhiều người có nan đề về trọng lượng cơ thể. Một trong những phần quan trọng của sự điều trị là cho các cá nhân thường xuyên thực hành việc tạo nên một hình ảnh thấy được của bản thân họ như thể họ gầy ốm. Mức độ khó khăn trong việc loại bỏ khỏi cơ thể trọng lượng dư thừa có liên hệ tới sự khó khăn họ gặp trong việc tạo ra hình ảnh đó trong tâm trí về bản thân mình ốm đi năm mươi hoặc một trăm cân.

                Tâm trí con người thật đáng kinh ngạc và còn trên cả tuyệt vời nữa. Chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi vua Đa-vít viết trong Thi Thiên 139:13-14 rằng,

                Vì chính Chúa nắn nên tâm thần tôi, 
                Dệt thành tôi trong lòng mẹ tôi. 
                Tôi cảm tạ Chúa, vì tôi được dựng nên cách đáng sợ lạ lùng. 
                Thật ngạc nhiên khi suy nghĩ về điều đó. 
                Công việc Chúa thật lạ lùng.

                Câu “Vì chính Chúa nắn nên tâm thần tôi, dệt thành tôi trong lòng mẹ tôi” có ý nghĩa là Chúa đã dựng nên tất cả các bộ phận tinh vi bên trong thân thể tôi. Một trong những ứng dụng lý thú nhất của sự Tự-Nhủ là khi làm việc với các đứa trẻ bị chứng hiếu động thái quá. Trong các bước điều trị cho các trẻ em này, trước tiên Tiến sĩ Donald Meichenbaum sẽ làm mẫu cho đứa trẻ bài tập mà chúng phải làm. Trong khi thực hiện bài tập mẫu, người làm mẫu sẽ hô to các khẩu lệnh và làm những động tác tương ứng theo các khẩu lệnh ấy. Rồi đứa trẻ được yêu cầu cố gắng thực hiện bài tập tương tự, nghĩa là trong khi hô to các khẩu lệnh, chúng cũng thực hiện các động tác y như người mẫu đã làm. Dần dần, những khẩu lệnh dành riêng cho bản thân sẽ từ từ được nói nhỏ lại thành những tiếng thì thầm, và rồi được chuyển thành lời nói hay ý nghĩ riêng tư trong đầu.

                Nhiều loại bài tập khác nhau được sử dụng trong các bước điều trị, từ các bài tập đơn giản như việc vẽ một đường thẳng đến các bài tập phức tạp hơn như việc học lái xe. Trong một số công việc sau này, Tiến Sĩ Meichenbaum yêu cầu các em không những tự ra lệnh cho mình cả bằng lời nói lẫn bên trong tâm trí, song cũng bắt đầu sử dụng những hình ảnh thấy được trong đầu. Khi tưởng tượng những hình ảnh trong tâm trí, đứa trẻ bị chứng hiếu động thái quá này sẽ phải thực hành việc nhìn thấy bản thân chúng đang thực hiện một bài tập cụ thể chậm rãi hơn. Đôi khi hình ảnh trong tâm trí rất đơn giản. Ví dụ, các em sẽ phải hình dung chính mình đang đi bộ thay vì đang chạy. Trong quá trình này, các em xây dựng các hệ thống niềm tin mới vốn giúp chúng học biết làm sao để kiểm soát hành vi của mình cách hữu hiệu.

                Kính thưa quý độc giả,

                Loại thí nghiệm tương tự được thực hiện với các bệnh nhân trong một bệnh viện tâm thần. Những người bị bệnh tâm thần phân liệt được dạy một loạt những câu tự-nhủ nhằm kiểm soát chính mình. Những câu tự nhủ theo kiểu tự kỷ ám thị này không chỉ giúp bệnh nhân tự chăm sóc bản thân, chẳng hạn như tự ăn uống chứ không cần người đút, song còn đem đến cho họ một cách thức để thay đổi nhận thức của họ về chính bản thân và các triệu chứng của mình.

                Trong cả hai loại bệnh nhân vừa nêu trên, sự nghiên cứu cho thấy những trẻ em bị chứng hiếu động thái quá lẫn những bệnh nhân tâm thần phân liệt đều không phát triển khả năng sử dụng ngôn ngữ trong tâm trí. Thiếu sự Tự-Nhủ được sắp xếp trật tự, đầu óc các bệnh nhân này chỉ là một mớ hỗn loạn và họ không có phương cách hiệu quả nào để tiếp cận với thế giới quanh mình. Kết quả là, họ trở thành nan đề cho gia đình mình và cho xã hội. Sự Tự-Nhủ được sắp xếp trật tự là thành phần đã bị thiếu mất.

                Tất cả những ví dụ này minh họa tầm quan trọng về sự Tự-Nhủ của chúng ta. Chúng ta ai cũng tự nói chuyện với chính mình, thậm chí đôi lúc chúng ta còn nói ra miệng nữa, nhưng hầu hết là chúng ta tự nhủ trong nơi riêng tư của tâm trí mình. Dù bằng cách nào chăng nữa, thì kết quả luôn giống nhau, nghĩa là những việc chúng ta nói quyết định cách thức chúng ta sống cuộc sống của mình.

                Bạn là người thế nào trong thói quen nói năng? Người thân trong gia đình hay bạn bè của bạn sẽ nhận ra những loại biểu hiện nào là đặc trưng của bạn? Bạn có thể chỉ việc bỏ qua một số trong những nhận xét này xem như là không nghiêm trọng hoặc thậm chí như là những lời nói đùa. Nhưng những gì bạn nói và suy nghĩ là một dấu chỉ vô cùng quan trọng cho thấy bạn đang đặt đức tin của mình nơi đâu.

                Kính thưa quý độc giả,

                Hôm nay chúng ta sẽ tạm dừng tiết mục đọc sách tại đây. Chúng tôi ước mong quý thính giả sẽ tiếp tục lắng nghe tiết mục đọc sách hàng tuần để chúng ta cùng nhau sánh bước trên hành trình tìm hiểu bản thân, học cách chuyển đổi tư duy theo chiều hướng tích cực nhằm xây dựng một cuộc sống hạnh phúc cho mình và gia đình. Phát Thanh Hy vọng xin kính chúc quý thính giả một tuần thật nhiều niềm vui và bình an bên gia đình cùng bạn bè. Hẹn gặp lại quý thính giả trong chương trình phát thanh lần tới.
 

Tiến sĩ David Stoop
Nguồn: phatthanhhyvong.com

Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn