21:42 EDT Thứ năm, 02/05/2024

Tin Tức

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 41

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 39


Hôm nayHôm nay : 8964

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 17452

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 23026485

Trang nhất » Dưỡng linh » Thuyết Trình

Bài Mới

Dạy Con Cháu Theo Chúa

Dạy Con Cháu Theo Chúa

“Đừng làm theo đời này, nhưng hãy biến hóa bởi sự đổi mới của tâm thần mình, để thử cho biết ý muốn tốt lành, đẹp lòng và trọn vẹn của Đức Chúa Trời là thể nào” (Rô-ma 12:2).

Xem tiếp...

Những Điều Hình Thành Sự Tự Nhủ

Thứ năm - 09/03/2017 20:09
Những Điều Hình Thành Sự Tự Nhủ

Những Điều Hình Thành Sự Tự Nhủ

Kính thưa quý độc giả, Chúng ta đang ở chương 4 trong quyển sách NGHĨ SAO, THÀNH VẬY của Tiến sĩ David Stoop với Chương Đề: Điều Gì Hình Thành Sự Tự Nhủ Của Chúng Ta? Quý thính giả có đồng ý với chúng tôi rằng việc phải lớn lên và trưởng thành là một nhiệm vụ có những đòi hỏi khắt khe, phức tạp nhất mà bất cứ ai trong chúng ta cũng phải trải nghiệm trong cuộc đời mình không?



                 Kính thưa quý độc giả,

                 Chúng ta đang ở chương 4 trong quyển sách NGHĨ SAO, THÀNH VẬY của Tiến sĩ David Stoop với Chương Đề: Điều Gì Hình Thành Sự Tự Nhủ Của Chúng Ta? Quý thính giả có đồng ý với chúng tôi rằng việc phải lớn lên và trưởng thành là một nhiệm vụ có những đòi hỏi khắt khe, phức tạp nhất mà bất cứ ai trong chúng ta cũng phải trải nghiệm trong cuộc đời mình không?

                 Kết quả của nhiều cuộc nghiên cứu đã đưa ra danh sách ngày càng dài thêm về những điều trẻ con cần trong môi trường nuôi dạy của cha mẹ để có thể lớn lên thành những con người trưởng thành tương đối lành mạnh. Một sự thật chúng ta khó có thể phủ nhận, đó là các bậc cha mẹ thường thực hiện vai trò phụ huynh của mình một cách không hoàn hảo trong việc nuôi dạy con, và đó là một định hướng chung. Đáp án về sự không hoàn hảo của các bậc phụ huynh, chính là vì nhân loại đang sống trong một thế giới tội lỗi đầy những con người tội lỗi, bất toàn. Và cũng vì thế, tất cả mọi người trong thế giới đó đều bị ảnh hưởng bởi sự không hoàn hảo này.

                 Một người có thể nói cách chính xác rằng những khoảng trống, những nơi chốn trong quá trình tăng trưởng và phát triển của con người đã có một điều gì đó bị hụt mất, là kết quả của việc được sinh ra từ dòng giống của con người tội lỗi, và vì thế sẽ không có ai được miễn trừ. Nhưng những khoảng trống trong kinh nghiệm của tôi, hoặc là về những hành động đã từng được thực hiện hoặc không hề được thực hiện trong suốt những năm tôi lớn lên, là trải nghiệm của cá nhân tôi, và đó là điều làm cho những tranh chiến của tôi duy nhất là của riêng một mình tôi mà thôi.

                 Điều này nghe có vẻ lẩn quẩn và khó hiểu, nhưng chúng tôi sẽ làm sáng tỏ trong phần trình bày về Những Điều Hình Thành Sự Tự-Nhủ của Chúng Ta sau đây.

                 Gia đình vừa làm cho chúng ta yêu thích, say mê, lại vừa mang tính nghịch lý. Gia đình luôn thay đổi, nhưng đồng thời lại dường như lúc nào cũng vẫn y nguyên như vậy. Những điều này nghe dường như mâu thuẫn, nhưng nó lại thật sự là như thế đấy. Những thay đổi mà chúng ta cố gắng thực hiện trong gia đình của mình có diễn ra trên một mức độ nào đó, thế nhưng chúng thường chỉ hời hợt trên bề mặt mà thôi, vì bên dưới lớp vỏ của “những sự thay đổi” này mọi thứ lại không thật sự đổi thay. Tôi xin được minh họa như sau.

                 Kính thưa quý độc giả,

                 Gia đình mà tôi đã trải nghiệm ở độ tuổi đang lớn với tư cách đứa con đầu lòng thì hoàn toàn khác hẳn với cái gia đình mà em gái tôi đã trải nghiệm với tư cách đứa con thứ hai, và cũng là đứa nhỏ nhất trong nhà. Từ khi chào đời cho đến tận lúc em gái tôi ra đời, tôi đã được cha mẹ dành cho sự chăm sóc toàn tâm, toàn ý và tôi là trung tâm của cả nhà. Chỉ có ba người chúng tôi trong cái gia đình ấy mà thôi. Khi em gái tôi ra đời thì tôi đã có mặt trong cái gia đình đó rồi. Cô bé phải chia sẻ người cha, người mẹ trong gia đình ấy với tôi. Thay vì là gia đình ba người, giờ đây trở thành gia đình bốn người. Khi lớn lên, trong ký ức của tôi luôn luôn có ý thức về cái gia đình gồm ba người này, và đó là một điều gì mà em gái tôi không bao giờ trải nghiệm.

                 Nhưng bên dưới những trải nghiệm khác biệt về gia đình đó của tôi và em gái tôi, thì mọi thứ vẫn rất giống nhau. Những khoảng trống và thiếu sót trong vai trò phụ huynh của ba mẹ tôi đối với tôi vẫn tương tự như đối với em gái tôi. Khả năng để kinh nghiệm sự gần gũi, để kỷ luật cách thích hợp, để đào luyện chúng tôi trong sự tin kính của ba mẹ tôi-tất cả những điều này cùng với những trách nhiệm khác bị giới hạn như nhau trong mối quan hệ của họ với cả em gái tôi lẫn chính mình tôi. Và cho dù chúng tôi có làm gì đi nữa trong việc cố gắng thực hiện các thay đổi trong cách thức gia đình chúng tôi sống và sinh hoạt, thì sự xa cách về mặt tình cảm, sự truyền thông rập khuôn, việc tránh né các vấn đề, cách thức mà mọi quyết định được thực hiện-tất cả những điều này vẫn y như cũ. Chính những khuôn mẫu cơ bản này vốn thường xuyên khó nhận ra hơn nhưng lại có ảnh hưởng mạnh mẽ hơn trên những tranh chiến mà chúng tôi đối diện khi lớn lên. Những khuôn mẫu cơ bản, không thay đổi này cung cấp cho chúng tôi các thông điệp vốn là nền tảng cho sự Tự-Nhủ của chúng tôi khi trưởng thành, cả tích cực lẫn tiêu cực.

                 Hơn nữa, thường có những biến cố trong đời sống của gia đình vốn làm lộ ra các thiếu sót hoặc khả năng hạn chế của cha mẹ. Ví dụ, bệnh tật trong thân thể hay sự ốm yếu, tàn tật về thể chất của một thành viên nào đó trong gia đình, việc lạm dụng rượu hay ghiền ma túy của người cha, người mẹ hay đứa con trong nhà, sự yếu đuối về cảm xúc của người cha, người mẹ, sự chậm phát triển về trí tuệ, thiểu năng của một đứa con, sự đồi bại hoặc sự ám ảnh về tình dục của người cha, người mẹ, sự qua đời hoặc tự vẫn của một thành viên nào đó trong gia đình, sự ly dị của cha mẹ, sự tái hôn kế tiếp và sự pha trộn của các gia đình khi cha mẹ tái hôn với người khác, hoặc những sự tranh chiến của gia đình có người cha, người mẹ đơn thân nuôi con. Bất cứ yếu tố nào trong những yếu tố này đều làm tăng thêm sự căng thẳng cho hệ thống gia đình và thêm vào những sự bóp méo trong niềm tin của chúng ta về bản thân mình, về người khác, về thế giới, và về Đức Chúa Trời nữa.

                 Hơn thế nữa, những mẫu thế hệ tiêu cực hiện diện trong một số gia đình, điều mà Kinh Thánh nói đến như là tội lỗi của tổ phụ, vốn ảnh hưởng thậm chí đến ba bốn đời sau đó (xem Xuất 34:7). Điều này cho thấy sự bỏ bê hay lạm dụng trong các thế hệ trong quá khứ có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành sự Tự-Nhủ của chúng ta khi lớn lên.

                 Kính thưa quý độc giả,

                 Không có bậc phụ huynh nào có thể kiểm soát tất cả những thế lực mạnh mẽ vốn hình thành đời sống của con cái họ. Nếu cha mẹ chúng ta đã thực sự cố gắng để kiểm soát tất cả, thì nỗ lực đó tự nó sẽ có một tác động khác biệt nhưng sâu sắc và có lẽ sẽ đem lại cho chúng ta một cách thức để đối phó thậm chí ít hiệu quả hơn khi lớn lên.

                 Để giúp chúng ta hiểu được gia đình gốc của mình đã hình thành các mẫu Tự-Nhủ của chúng ta và các hệ thống niềm tin về cuộc sống của chúng ta ra sao, chúng ta hãy xem xét cách riêng biệt một số trong các khuôn mẫu chung của những kinh nghiệm tiêu cực chúng ta có thể có trong suốt những năm tháng chúng ta trưởng thành.

                 Đứa Con Trở Nên Như Một Người Cha, Một Người Mẹ

                 Một số người trong chúng ta đã lớn lên trong những gia đình có cha hoặc mẹ, hoặc cả cha lẫn mẹ bị hạn chế nghiêm trọng do những yếu tố như việc nghiện rượu, nghiện công việc, thờ ơ về mặt cảm xúc, hoặc sự vắng nhà kéo dài. Điều này tạo nên sự trống vắng vai trò lãnh đạo trong gia đình, và, thật thường xuyên, một hay nhiều hơn trong số những đứa con sẽ cố gắng lấp đầy chỗ trống này.

                 Becky là chị cả của tám đứa em. Theo như những gì Becky có thể nhớ, cô biết rằng mẹ cô đã đi gặp nhiều bác sĩ khác nhau, tất cả đều nhằm cùng một vấn đề. Điều cô không biết cho đến khi cô lớn lên, đó là mẹ cô đã sử dụng các bác sĩ này để có được một lượng lớn thuốc giảm đau và thuốc an thần. Mẹ cô là một người nghiện thuốc. Bà nghiện các loại thuốc được kê toa.

                 Ba của Becky là một nhân viên bán hàng. Ông đi vắng gần như mỗi tuần, và trở về nhà vào những ngày cuối tuần. Khi ông về đến nhà, thì thời gian và sức lực của ông lại dồn vào việc cãi nhau và tranh chiến với mẹ của Becky. Không người nào dành chút năng lực của họ vào việc nuôi dạy con cái mình. Thế là Becky đã bước vào chỗ trống vắng vai trò lãnh đạo trong căn nhà ấy. Mãi cho đến khi Becky lập gia đình, cô đã lấp đầy vai trò làm mẹ với mẹ cô và với các em của cô. Vì cớ điều này, cô không hề có nhiều thời gian cho những hoạt động đặc trưng của tuổi thơ hay tuổi học trò.

                 Kính thưa quý độc giả,

                 Với những trải nghiệm từ khi còn bé đến lúc trưởng thành, Becky đã sống cuộc đời mình như thế nào? Becky đã hành xử ra sao trong chính gia đình của riêng cô khi cô cũng trở thành một người mẹ?

                 Hôm nay chúng ta sẽ tạm dừng tiết mục đọc sách tại đây. Tuần sau chúng ta sẽ nghe tâm sự của Becky trong vai trò người mẹ. Mong rằng những gì chúng tôi chia sẻ trong tiết mục này giúp quý thính giả hiểu thêm về bản thân mình, từ đó học cách chuyển đổi tư duy theo chiều hướng tích cực nhằm xây dựng một cuộc sống hạnh phúc cho mình và gia đình. Phát Thanh Hy vọng xin kính chúc quý thính giả một tuần thật nhiều niềm vui và bình an bên gia đình cùng bạn bè. Hẹn gặp lại quý thính giả trong chương trình phát thanh lần tới.
 

Tiến sĩ David Stoop
Nguồn: phatthanhhyvong.com

Từ khóa: chúng ta

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn