15:17 EDT Thứ ba, 30/04/2024

Tin Tức

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 7

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 4


Hôm nayHôm nay : 0

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 279626

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 23009361

Trang nhất » Dưỡng linh » Tư liệu Tham khảo

ĐỊA LÝ XỨ THÁNH- BÀI SỐ 7 NĂM GÓC NHÌN VỀ XỨ THÁNH (phần 2)

Thứ năm - 22/07/2021 03:29
ĐỊA LÝ XỨ THÁNH- BÀI SỐ 7 NĂM GÓC NHÌN VỀ XỨ THÁNH (phần 2)

ĐỊA LÝ XỨ THÁNH- BÀI SỐ 7 NĂM GÓC NHÌN VỀ XỨ THÁNH (phần 2)

ĐỊA LÝ XỨ THÁNH- BÀI SỐ 7 NĂM GÓC NHÌN VỀ XỨ THÁNH (phần 2)


ĐỊA LÝ XỨ THÁNH- BÀI SỐ 7

NĂM GÓC NHÌN VỀ XỨ THÁNH (phần 2)
 

     3/ Góc nhìn Si-ôn-nít
 

     Sự hồi sinh của quốc gia Y-sơ-ra-ên năm 1948 đã nhen lại niềm tin trong nhiều người Do Thái và Cơ-đốc nhân rằng vùng đất Palestine mãi mãi thuộc về dân tộc Do Thái, và rằng tất cả vùng đất nầy sẽ được trả lại cho họ với tư cách chủ nhân hợp pháp của nó. Trên căn bản lời hứa ban cho Áp-ra-ham rằng vùng đất thuộc về ông và dòng dõi ông mãi mãi, người ta đã kết luận rằng toàn bộ vùng đất của Kinh Thánh được giao phó cho dân tộc Y-sơ-ra-ên. Quan điểm nầy đã nhận được sự hậu thuẫn mạnh mẽ kể từ khi kết thúc chiến tranh thế giới lần thứ hai.
 

     Sau khi chứng kiến vụ diệt chủng (the Holocaust) khiến sáu triệu người Do Thái bỏ mạng bởi “giải pháp cuối cùng” của Adolf Hitler cho “nan đề” người Do Thái, các nước phương tây đã thông cảm với quan niệm về một quê nhà cho người Do Thái. Những sự gợi ý sớm hơn đề nghị lấy Uganda, giữa nhiều nơi khác, làm một địa bàn khả dĩ để tái định cư người Do Thái. Nhưng đến cuối cùng, mọi sự đều chỉ hướng về vùng đất của tổ tiên họ.
 

     Ban đầu chỉ là những đợt người ít oi chống lại sự đối kháng vũ trang nhưng rồi hàng ngàn, hàng vạn người Do Thái từ mọi miền thế giới đổ về vùng đất của Kinh Thánh. Du khách ngày nay chỉ có thể kinh ngạc trước sự cương quyết của những người nầy là những người đã trở về vùng đất. Trên đỉnh của các ngọn núi mờ ảo, giữa các sa mạc khô cằn, tận trên những chung cư cao tầng, giữa những người Do Thái khác chẳng hiểu được tiếng nói của nhau, người Do Thái Ê-thi-ô-pi, người Do Thái Nga, người Do Thái Ma-rốc, người Do Thái Anh, Ca-na-đa, và Tây Ban Nha cùng sống với nhau. Bất chấp sự phê phán và phàn nàn của thế giới, dân Do Thái cứ tiếp tục giành vùng đất nầy cho riêng họ. Nhưng theo ý nghĩa nào mà vùng đất nầy, toàn bộ vùng đất của Kinh Thánh, là tài sản của người Do Thái bởi quyền của sự ban cho và giao ước thiên thượng? Ngày nay câu hỏi nầy được trả lời bằng nhiều cách khác nhau ngay cả giữa chính những người Do Thái. Một số người trong những người Hasidim (những người Do Thái chính thống nhiệt thành nhất) khăng khăng rằng, bởi giao ước với Áp-ra-ham, Đức Chúa Trời đã ban toàn bộ vùng đất nầy cho dòng dõi của Áp-ra-ham mãi mãi. Những người khác khiêm nhường hơn trong khi viện đến lời hứa ban cho các vị tổ phụ. Đối với họ lời hứa của Chúa bảo đảm một quyền sở hữu nhất định cho quốc gia Do Thái ngày nay, mặc dù lời tuyên bố của họ không loại trừ khả năng thoả hiệp chính trị
 

     4/ Góc nhìn Thiên Hi Niên

     Đồng hành với chủ nghĩa Si-ôn Do Thái là góc nhìn Thiên hi niên Cơ Đốc về những triển vọng tương lai cho vùng đất của Kinh Thánh. Một trong những dạng thức cổ điển của quan điểm nầy, với niềm tin trọn vẹn vào các lời hứa dành cho Y-sơ-ra-ên, nhìn thấy rằng trong một ngày sắp đến Đức Chúa Trời sẽ khôi phục người Do Thái về Palestine và thiết lập một vương quốc Do Thái trên đất dưới quyền trị vì của Đấng Mêt-si-a. Người ta cho rằng vương quốc phổ quát nầy lấy Giê-ru-sa-lem làm thủ đô sẽ được đặc trưng bởi một nền hoà bình lâu bền. Để làm ứng nghiệm lời tiên tri trong Thi Tv 2:1-12, Chúa Hoà Bình sẽ cai trị các quốc gia với một cây gậy sắt, nhanh chóng hàng phục mọi nỗ lực lật đổ quyền cai trị công chính của Ngài. Trên cơ sở Khải huyền20:1-22, người ta hiểu rằng vương quốc vĩ đại nầy sẽ kéo dài một ngàn năm, và vì vậy nó được gọi là vương quốc “thiên hi niên.”
 

     Dù rất đa dạng trong quan điểm có liên quan đến chuỗi các biến cố chung quanh vương quốc Mê-si-a trên đất nầy, tiền đề căn bản vẫn giống nhau. Đấng Mê-si-a sẽ đến, và trong một ngàn năm Ngài sẽ thiết lập một nền trị vì thái bình trong một vương quốc Do Thái được khôi phục với Giê-ru-sa-lem là trung tâm trong vùng đất Y-sơ-ra-ên.
 

     Hậu thuẫn quan trọng cho luận điểm đã được tìm thấy trong ngôn ngữ của Kinh Thánh Cựu Ước, liên tục nói về sự khôi phục Y-sơ-ra-ên về vùng đất của họ sau thời lưu đày. Ngôn ngữ nầy rất dứt khoát trong việc mô tả việc tái thiết tường thành, trồng các vườn nho, thống nhất vương quốc phía bắc với vương quốc phía nam, và đặt Đa-vít trên ngôi mình tại Giê-ru-sa-lem. Sự ủng hộ cũng có thể được trích dẫn trong sự xác quyết của lời mô tả trong 20:1-22 và lời ám chỉ rằng Đấng Christ sẽ đánh bại Sa-tan trong thời kỳ một ngàn năm, sau đó nó sẽ được thả ra một thời gian ngắn. Bởi tính chất xác định rõ ràng của những lời khẳng định nầy trong Kinh Thánh, người ta có thể giả định rằng quan điểm sẽ tiếp tục được ủng hộ bởi một số lớn các học giả Tin lành tin tưởng vào tính vô ngộ và không sai dời của Lời Đức Chúa Trời.

 

     Góc nhìn thiên hi niên trên vùng đất Kinh Thánh tôn trọng Phúc Âm của Đấng Christ bằng cách kêu gọi các Cơ-đốc nhân ngày nay nhận lấy trách nhiệm nghiêm túc nhất trong việc rao truyền Phúc Âm cho người Do Thái cũng như cho Dân Ngoại. Vì “Đức Chúa Trời chẳng từ bỏ dân Ngài đã biết trước” (Rô-ma 11:1-2). Luôn luôn như vậy, trong mọi thế hệ, một số tín hữu Do Thái đáng kể sẽ được ghép trở lại vào dân Y-sơ-ra-ên thật của Đức Chúa Trời. Tuy vậy quan điểm thiên hi niên cũng có bất lợi khi tạo ra một sự trông đợi về một sự giải quyết rạch ròi của Đức Chúa Trời đối với người Do Thái mà theo đó vùng đất sẽ là của họ chứ không thuộc về các tín hữu dân ngoại theo một nghĩa nào đó.

 

     5/ Góc nhìn Đổi Mới

     Từ đầu công trình nghiên cứu nầy đã đề xuất ý niệm về “vùng đất” xuất hiện trong các mục đích của Đức Chúa Trời với kinh nghiệm của con người về Địa đàng. “Vùng đất” ơn phước vào lúc sáng tạo là vũ trụ, là toàn thể vũ trụ. Tại địa đàng, con người như được tạo dựng lúc nguyên thuỷ vui hưởng những ơn phước của đất đai được ban cho một cách đầy ân điển bởi Đấng Tạo Hoá mình.
 

     Một góc nhìn đổi mới một lần nữa nhìn vào địa đàng với ý nghĩa tối hậu của “đất.” Đối với Y-sơ-ra-ên, một vùng đất “đượm sữa và mật” được hứa, nhưng Ca-na-an khó lòng đáp ứng được những trông đợi nầy về một vùng địa đàng cho họ. Dù vậy trải qua hàng thế kỷ, vùng đất nầy phục vụ tốt như một hình ảnh, một kiểu mẫu về điều Đức Chúa Trời rút cuộc sẽ thực hiện. Đến cuối cùng, Ngài sẽ ban lại cho dòng giống được cứu chuộc vùng địa đàng nguyên thuỷ mà họ đã đánh mất vì hậu quả của tội lỗi.
 

     Vì vậy không nên ngạc nhiên khi tìm thấy Tân Ước giải thích lời hứa Đức Chúa Trời dành cho Áp-ra-ham bằng những thuật ngữ vũ trụ (cosmic) (Rô-ma 4:13). Toàn bộ vũ trụ được sáng tạo sẽ là của ông. Dòng dõi ông không chỉ đông như sao trên trời, ông và dòng dõi ông còn được thừa hưởng các ngôi sao nữa. Cùng với thiên đàng, ông cũng sở hữu toàn bộ trái đất được tái định hình và tái tạo, là nơi sự công chính ngự trị.
 

     Dường như Áp-ra-ham ý thức dữ kiện nầy ngay từ đầu. Kinh Thánh làm chứng rằng ông “chờ đợi một thành có nền vững chắc, mà Đức Chúa Trời đã xây cất và sáng lập” (Hê-bơ-rơ 11:10). Ông không chỉ trông đợi quyền sở hữu vùng Ca-na-an. Ông tìm kiếm một thế giới với một nền móng được xây dựng bởi chính Đức Chúa Trời, một thế giới được đổi mới và còn lại đến đời đời. Chỉ khi đó các lời hứa của Đức Chúa Trời là Cha liên quan đến vùng đất nầy mới tìm được đỉnh cao thích hợp của mình. Vì đã phải lang thang trong vùng đất Ca-na-an, Áp-ra-ham và các tổ phụ khác mới “ham mến một quê hương tốt hơn, tức là quê hương ở trên trời” (Hêb11:16).

 

     Kết luận

     Vùng đất của Kinh Thánh phục vụ cho một mục đích vượt quá sự tồn tại của nó. Trong cõi đời đời, người ta sẽ ngợi khen Chúa về mọi điều. Nhưng nằm đầu danh sách đó sẽ là những lời ca ngợi đầy ý nghĩa về công trình của Ngài trong việc sáng tạo nên vùng đất cầu nối nầy của các lục địa, là nơi Ngài có thể thực hiện công tác cứu chuộc tội nhân từ khắp các quốc gia trên thế giới. Như một sân khấu lớn dựng lên cho diễn trình những sự kiện quan trọng trong vở kịch cứu chuộc, vùng đất nầy đã phục vụ tốt cho Đức Chúa Trời và cho con người.
 

     Ngay cả ngày nay vùng đất nầy vẫn còn đang phục vụ hữu hiệu cho vương quốc của Đấng Christ. Nếu xem xét đúng đắn, nó có thể tăng cường, soi sáng, và làm sống động những chân lý đời đời của Kinh Thánh. Vùng Đất Thánh có thể gợi lên một tình yêu sâu xa hơn đối với Lời Đức Chúa Trời và tăng cường sự hiểu biết về sự cứu rỗi và kế hoạch cứu chuộc đời đời của Đức Chúa Trời.
 

Vĩnh Phước, ngày 22 tháng 7 năm 2021

(HT- st)

Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn