05:45 EDT Thứ bảy, 27/04/2024

Tin Tức

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 24


Hôm nayHôm nay : 12761

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 261335

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 22990742

Trang nhất » Dưỡng linh » Tư liệu Tham khảo

Bài Mới

Kiên Nhẫn Giúp Đỡ Lẫn Nhau

Kiên Nhẫn Giúp Đỡ Lẫn Nhau

“Nhưng, hỡi anh em, xin anh em hãy răn bảo những kẻ ăn ở bậy bạ, yên ủi những kẻ ngã lòng, nâng đỡ những kẻ yếu đuối, phải nhịn nhục đối với mọi người. Hãy giữ, đừng có ai lấy ác báo ác cho kẻ khác; nhưng hãy tìm điều thiện luôn luôn, hoặc trong vòng anh em, hoặc đối với thiên hạ” (câu 14-15).

Xem tiếp...

NHỮNG ĐẶC TRƯNG CỦA XỨ THÁNH (Bài 1)

Thứ tư - 18/08/2021 21:00
NHỮNG ĐẶC TRƯNG CỦA XỨ THÁNH (Bài 1)

NHỮNG ĐẶC TRƯNG CỦA XỨ THÁNH (Bài 1)

NHỮNG ĐẶC TRƯNG CỦA XỨ THÁNH (Bài 1)


NHỮNG ĐẶC TRƯNG CỦA XỨ THÁNH (Bài 1)

 

    Vùng đất của Kinh Thánh, trong chiều kích lớn hơn, rõ ràng là đã được Chúa thiết kế cho mục đích thể hiện chân lý cứu rỗi. Mọi đặc trưng chủ yếu của nó phục vụ như những mảnh lớn của một bức tranh ghép hình mà những nét đan dệt khiến cho chân lý của Đức Chúa Trời dễ nhớ lâu dài hơn. Vị trí của Xứ Thánh trong việc kết nối ba lục địa, sự gần gũi với sa mạc và biển, cũng như tính đa dạng sinh học của nó đều góp phần tích cực vào việc nhấn mạnh chân lý cứu chuộc.

A. Núi non và sông ngòi

         1.  Núi non

      Những rặng núi chính của vùng đất thánh căn bản đều chạy theo hướng bắc-nam. Có ba vùng: vùng đồi Giu-đê, vùng núi Sa-ma-ri, và vùng cao nguyên bên kia sông Giô-đanh. Những rặng phía tây bắc như Li-ban và Đối-Li-ban cũng đáng kể nhưng chủ yếu nằm bên ngoài khu vực xảy ra hầu hết các biến cố của Kinh Thánh.

 

- Những ngọn đồi xứ Giu-đê đột ngột cao lên từ vùng sa mạc của bán đảo Si-na-i và đạt đến một độ cao khoảng ba ngàn bộ (trên 900m) trên mực nước biển. Đỉnh của rặng núi Giu-đê cung cấp đường phân thuỷ giữa vùng đất canh tác đổ về phía tây hướng về Địa Trung Hải và phần sa mạc khô cằn đổ xuống nhanh chóng về hướng Biển Chết. Những thành phố chính của vùng nầy là Hêp-rôn, Bêt-lê-hem và Giê-ru-sa-lem.


Xứ Giu-đê

 

- Những ngọn núi Sa-ma-ri định hình vùng trung tâm của toàn xứ, chạy về hướng bắc từ Bê-tên cho đến đồng bằng Esdraelon (Gít-rê-ên) tại Ga-li-lê. Vì vùng núi non nầy không đạt đến độ cao của vùng đồi Giu-đê nên lượng mưa được phân phối đều hơn ngang qua Sa-ma-ri. Thêm vào đó, những thung lũng rộng lớn hơn tạo nên những vụ mùa dễ dàng hơn được xen kẽ khắp xứ. Những thành phố chính bao gồm Bê-tên, Si-lô, Si-chem, và Sa-ma-ri.

- Rặng núi vùng bên kia sông Giô-đanh vươn tới độ cao năm ngàn bộ (trên 1500m). Nó bắt đầu ở miền nam với các đỉnh núi của Ê-đôm và chạy về hướng bắc xuyên qua Mô-áp, lãnh thổ của người Am-môn, Ga-la-át, và Ba-san. Trong số các thành phố của nó, có những nơi đáng lưu ý là pháo đài khoét trong vách đá Pê-tra (Petra), thành phố Am-man hiện đại (thủ đô Jordan, địa điểm của thành cổ Rap-ba), và Ra-mốt Ga-la-at về phía bắc. Một lần nữa lượng mưa chiếm ưu thế dọc theo sườn dốc phía tây, dần tan biến khi dạng thời tiết đó đụng đến khoảng trống mênh mông của vùng sa mạc A-ra-bi-a nằm ngay về phía đông.

Ba rặng núi trên, chen chúc trong vùng đất nhỏ Palestine, đóng góp rất lớn vào sự đa dạng của vùng lãnh thổ nầy. Chúng cung cấp những đường phân thuỷ nhanh chóng tạo ra những vùng có các đặc trưng địa lý tương phản gay gắt.

       Rải rác giữa các rặng núi khác nhau nầy là những vùng núi non đặc thù đóng một vai trò quan trọng trong việc tiết lộ các mục đích của Đức Chúa Trời. Quan trọng nhất là vùng núi nơi mà Đa-vít cuối cùng đã đặt thủ đô của mình, được biết đến và được yêu thích xuyên qua các thời đại là núi Si-ôn , chỗ được chọn làm nơi ngự của Chúa. Dù xinh đẹp nhờ có độ cao như thế, ngọn núi nầy lại không phải là đỉnh núi cao nhất khu vực để làm cho các du khách phải ngạc nhiên. Tuy nhiên, vị trí của nó nằm bên trong một “cái chén” (bowl) được tạo thành bởi vùng núi cao hơn vây bọc chung quanh đã đem lại một số lợi ích. Định dạng dưới hình thức chữ “V” hoặc chữ “W” với nhiều thung lũng khác nhau nối liền về phía nam, hai trong ba mặt của nó được bảo vệ một cách tự nhiên trước mọi sự tấn công. Chỉ có mặt phía nam mới có một vùng đất bằng phẳng khiến cho thành dễ bị tấn công bởi quân xâm lược.


Núi Si-ôn
 

     Vị trí có tầm quan trọng tiếp theo là núi Sa-ma-ri : Được vua Ôm-ri của vương quốc phía bắc lựa chọn làm thủ đô, ngọn núi nầy giành lấy vai trò chủ chốt vốn thuộc về Si-chem, nằm cách đó chưa đầy mười dặm (khỏang 15km) về hướng đông nam (IVua 1V 16:23-24). Sa-ma-ri sừng sững như một ngọn đồi cô lập tròn trịa cao hơn vùng thung lũng bao quanh khỏang non 100m. Mở về hướng tây, ngọn núi nầy chỉ nằm cách bờ biển Địa Trung Hải có hai mươi mốt dặm (khỏang 33,8 km).

          Xa hơn nữa về phía bắc dọc theo bờ biển là rặng núi Cạt-mên : Vươn dần lên từ Địa Trung Hải, ngọn núi nầy là địa điểm được lựa chọn cho cuộc đấu sức giữa tiên tri Ê-li với các tiên tri Ba-anh. 

Rặng núi Cạt-mên
 

          Di chuyển từ Cạt-mên về hướng đông ngang qua đồng bằng trải dài đến biển Ga-li-lê, du khách chịu ấn tượng bởi một ngọn núi tròn đứng một mình. Tại ngọn núi Tha-bô hùng vĩ nầy, con dân của Chúa một lần nữa được dẫn dắt vào một chiến thắng huy hoàng. Quân đội của họ tập họp lại tại Tha-bô dưới quyền lãnh đạo của Ba-rac và Đê-bô-ra. Đức Chúa Trời cùng họ chiến đấu chống lại lực lượng ưu thế của Si-sê-ra, vô hiệu hoá sức mạnh chín trăm chiến xa bằng sắt của hắn bằng nước lụt của dòng sông Kit-sôn lâu đời (Quan xét 5:21).


Núi Tha-bô

 

           Ngang qua thung lũng hướng về phía nam là vùng nhô cao gọi là núi Ghinh-bô-a , một nơi đầy thảm kịch thật sự trong cuộc sống của con dân Đức Chúa Trời. Vua Sau-lơ cứ lì lợm cứng lòng chống lại ý chỉ của Đức Chúa Trời cho đến khi ông và người con trai Giô-na-than ngã chết trên các sườn dốc của Ghinh-bô-a (ISa 31:8).

         Cuối cùng trong số những đỉnh núi ở Pa-lét-tin đáng để ý là vẻ đẹp của núi Hẹt-môn ở phía cực bắc.

       Từ Biển Ga-li-lê đi khoảng bốn mươi dặm (65km) về phía bắc, Hẹt-môn đạt đến độ cao trên chín ngàn bộ (2745m) và có tuyết phủ quanh năm. Các sách Phúc Âm cho biết rằng chính tại vùng Sê-sa-rê Phi-lip mà Đức Chúa Giê-xu đã hoá hình trên một ngọn núi rất cao (Mat Mt 17:1). Hẹt-môn sẽ cung ứng một nơi tương đối yên tĩnh cần thiết cho một sự kiện ngoạn mục như vậy.


Núi Hẹt-môn
 

          2. Sông ngòi:

       Bên cạnh những ngọn núi, những dòng sông cũng góp phần xác định lãnh thổ Palestine. Dù ít về số lượng, những dòng sông nầy đóng một vai trò quan trọng trong việc tỏ bày chương trình cứu chuộc.

- Trước hết phải kể đến những dòng suối cạn trong hoang mạc : Những khách lạ chưa biết tính nết độc đáo của dòng suối cạn nầy có thể sẽ ngạc nhiên trước sự chợt đến chợt đi của lượng nước trong đó.

-  Kế đến là những khe núi rộng lớn của vùng bên kia sông Giô-đanh trút đổ hết những lượng nước định kỳ vào Biển Chết và sông Giô-đanh. Bởi vì những sườn dốc phía tây của những rặng núi nầy nhận lượng nước mưa lớn hơn, những khe nước vùng bên kia sông Giô-đanh tải lượng nước nhiều hơn so với các suối cạn tại Giu-đê và Sa-ma-ri.


Sông Giô-đanh

+ Dòng sông cạn nằm ở cực nam vùng bên kia sông Giô-đanh là dòng sông Xê-rết : Hẽm sâu nầy xưa nay được dùng làm ranh giới tự nhiên giữa vùng lãnh thổ Ê-đôm- dòng dõi của Ê-sau - với vùng đất của Mô-áp, định cư bởi dòng dõi của Lót qua hành động vô luân với con gái lớn của ông. Có lẽ một phần do hẽm vực sâu, lởm chởm đá nầy của dòng Xê-rết đã khiến cho Y-sơ-ra-ên không nhấn mạnh đến việc đi ngang qua lãnh thổ Ê-đôm khi họ bị từ chối đường đi qua (Dân 20:14-21). Một quốc gia với nhiều phụ nữ, trẻ em và người già có thể không qua được đoạn đường ấy nếu họ bị chống đối bởi một cộng đồng hiếu chiến như người Ê-đôm.

+ Tiếp tục hướng về phía bắc của vùng bên kia sông Giô-đanh là dòng sông Ạt-nôn , chảy vào khỏang giữa bờ phía đông của Biển Chết, và phân chia lãnh thổ của người Mô-áp ở phía nam với lãnh thổ của Am-môn ở phía bắc. Cả hai dân tộc cổ xưa nầy đều là họ hàng của Áp-ra-ham, dòng dõi của những người con được sinh ra bởi hành động vô luân của Lót với hai con gái mình (Sáng thế 19:36-38). Nhưng việc họ có chung một tổ tiên không thiết lập được tình huynh đệ giữa hai quốc gia. Sự phân chia địa hình được tạo ra bởi khe Ạt-nôn chỉ làm tăng thêm sự thiếu hiệp nhất của họ mà thôi.

     Dòng Ạt-nôn là một thung lũng lớn, rộng hơn 3 km, với một vực sâu lớn gấp năm lần sân bóng đá đứng chồng lên nhau. Dòng sông chính được hình thành cách bờ Biển Chết khoảng hơn 3 km trong đất liền, nơi hai sông nhánh gặp nhau. Gần hơn với sa mạc A-ra-bi, những nhánh sông nầy lấy nước từ một số phụ lưu, nên trong Kinh Thánh nó được nêu tên ở số nhiều, “các trũng” của Ạt-nôn (Dân 21:14-15). Những hẽm vực ngang qua vùng đất nầy tạo ra một ranh giới tự nhiên khó vượt qua.

+ Xa hơn về phía bắc, nằm khoảng nửa đoạn sông Giô-đanh từ Biển Chết đến Biển Ga-li-lê, là rạch Gia-bốc : Dòng sông nầy cũng đáng chú ý như là một điểm băng ngang quan trọng trong lịch sử ban đầu của Y-sơ-ra-ên: Gia-cốp vật lộn với thiên sứ và được đổi tên thành Y-sơ-ra-ên.  

+ Dòng sông cuối cùng chảy vào sông Giô-đanh là dòng Giạt-mút : Xuất phát từ lãnh thổ Ga-la-át và Ba-san, dòng sông nầy đổ vào sông Giô-đanh ngay phía dưới Biển Ga-li-lê.

Chính tại đôi bờ Giạt-mút mà Óc, vua Ba-san, xung trận với Y-sơ-ra-ên. Trong cuộc chiến đấu kế tiếp, Y-sơ-ra-ên chiếm lấy tất cả sáu mươi thành kiên cố của Óc và mở rộng sản nghiệp mình tới chân núi Hẹt-môn (Phục truyền 3:1-11). Toàn xứ Ba-san về phía bắc và toàn xứ Ga-la-át về phía nam sông Giạt-mút đều được kể vào số các phần lãnh thổ đáng giá nhất của Y-sơ-ra-ên. Vào lúc phân chia đất cho các chi phái khác nhau, miền nầy đã trở thành quê hương của phân nửa chi phái Ma-na-se.

         Như vậy, bốn dòng sông nầy được sử dụng làm ranh giới phân chia tự nhiên của vùng lãnh thổ phía bên kia sông Giô-đanh.

- Nhưng dĩ nhiên dòng sông chính của toàn xứ là sông Giô-đanh , phân chia vùng đất giữa tây và đông. Mốc ranh giới cổ xưa nầy chảy theo hẽm sâu của cùng một vết đứt chạy mãi đến lục địa Phi Châu, định hình cho đường đi của sông Nile.

Sông Giô-đanh có thể được hình dung như một trũng sâu có nhiều bậc thềm, bậc dưới hẹp hơn bậc trên. Thung lũng mà dòng sông chảy qua được tạo thành bởi các đồi núi xứ Sa-ma-ri ở hướng tây và vùng cao nguyên bằng phẳng xứ Ga-la-át ở phía đông. Thung lũng nói trên có chiều rộng biến đổi từ 3 km đến 22.5 km, hẹp ở phần phía bắc, rồi phình ra và co lại và cuối cùng mở rộng dần khi đến gần khu vực Giê-ri-cô gần Biển Chết. Mặc dù chính dòng sông chảy trong một kênh dẫn quá sâu đến nỗi không thể tưới nước cho toàn bộ thung lũng rộng lớn nầy, một số con suối và khe cung cấp đủ độ ẩm để giữ cho cây cối và bụi rậm xanh tươi hầu như quanh năm.

Quanh co, uốn khúc lượn tới lượn lui trong thung lũng nầy là một trũng hẹp hơn có chiều rộng khoảng vài trăm mét đến vài cây số. Trũng nầy tiêu biểu cho vùng đất thường ngập lụt khi dòng sông chảy tràn bờ, thường vào cuối mùa mưa. Từ trên cao nhìn xuống như một “con rắn xanh khổng lồ”, thung lũng phụ nầy dày đặc với bụi rậm và cây cối bán nhiệt đới. Được mô tả sống động trong Kinh Thánh như là “Niềm kiêu hãnh của sông Giô-đanh,” khu vực nầy được đặt một tên thích hợp là “rừng rậm”, vùng cư trú tự nhiên của sư tử, heo rừng, và những dã thú khác thời Cựu Ước.

Cấp thứ ba của thung lũng Giô-đanh là chính lòng sông. Bình thường lòng sông rộng khoảng 80m đến 100m chiều ngang, và sâu chừng 03m đến 10m. Trên đường đi xuống từ đầu phía nam của Biển Ga-li-lê tới điểm cực bắc của Biển Chết, dòng nước bùn lầy ngoằn ngoèo nầy rõ ràng phơi bày được đặc điểm khiến cho nó mang tên Giô-đanh , có nghĩa là “chảy xuống.” Trong khoảng cách đường thẳng khỏang 105 km nầy, dòng sông đổ xuống chênh nhau trên hai trăm mét. Khi đến gần cuối đường đi, dòng nước hạ xuống hơn 12 m mỗi dặm (mile = 1,609 m), tạo ra một dòng nước đổ ào ào về hướng Biển Chết, có bề mặt nằm ở độ sâu 396 m dưới mực nước biển, điểm thấp nhất trên trái đất.

Dòng sông nổi bật nầy đóng vai trò gì trong lịch sử của vùng đất, và ngay cả lịch sử thế giới? Không có dòng sông nào khác giống như nó. Việc băng ngang dòng sông nầy có tính chất biểu tượng đánh dấu cho việc trở về với vùng đất địa đàng đã mất của con dân Đức Chúa Trời. Nó đánh dấu sự kết thúc những ngày nhục nhã khi họ bị cưỡng bức sống như những kẻ lang thang không đất đai trên trần gian.

Vì thế, sông Giô-đanh đã đứng như một biểu tượng về vết nứt sâu, trở ngại không thay thế được tồn tại giữa mỗi người và sự phục hồi để người đó trở lại những phước hạnh đầy trọn của Chúa. Chỉ bởi ân điển và quyền năng của Đức Chúa Trời mà trở lực nầy mới được vượt qua cách thành công.
 

                             Vĩnh Phước, ngày 19 tháng 8 năm 2021

(HT_ st)

Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn