11:18 EDT Thứ bảy, 27/04/2024

Tin Tức

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 61


Hôm nayHôm nay : 16149

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 264723

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 22994130

Trang nhất » Dưỡng linh » Tư liệu Tham khảo

Bài Mới

Kiên Nhẫn Giúp Đỡ Lẫn Nhau

Kiên Nhẫn Giúp Đỡ Lẫn Nhau

“Nhưng, hỡi anh em, xin anh em hãy răn bảo những kẻ ăn ở bậy bạ, yên ủi những kẻ ngã lòng, nâng đỡ những kẻ yếu đuối, phải nhịn nhục đối với mọi người. Hãy giữ, đừng có ai lấy ác báo ác cho kẻ khác; nhưng hãy tìm điều thiện luôn luôn, hoặc trong vòng anh em, hoặc đối với thiên hạ” (câu 14-15).

Xem tiếp...

TIỂU SỬ THÁNH CA- BÀI SỐ 12 THÁNH CA 342: TA SẼ CHUNG NHÓM TRÊN THIÊN HÀ

Thứ tư - 01/12/2021 21:00
TIỂU SỬ THÁNH CA- BÀI SỐ 12 THÁNH CA 342: TA SẼ CHUNG NHÓM TRÊN THIÊN HÀ

TIỂU SỬ THÁNH CA- BÀI SỐ 12 THÁNH CA 342: TA SẼ CHUNG NHÓM TRÊN THIÊN HÀ

 

TIỂU SỬ THÁNH CA- BÀI SỐ 12

THÁNH CA 342: TA SẼ CHUNG NHÓM TRÊN THIÊN HÀ

 

     Mặc dù Mục sư Robert Lowry thường nói rằng: “Tôi thích giảng một bài giảng hơn là viết một bài thánh ca”, song ông lại thường được nhắc đến qua những bài hát hơn là những bài giảng của ông. Thực tế là nếu không bởi những bài thánh ca của ông thì tên ông chắc khó được nhớ đến, dầu ông chẳng có một sự học hỏi âm nhạc nghiêm túc (chính qui) nào cho đến sau sinh nhật thứ 40 của ông.

 

     Có thể là điều không bình thường khi người ta trông đợi một giáo sư đại học sáng tác một bài hát được công chúng ưa thích, nhưng Lowry một thời là giáo sư thuật hùng biện ở trường ông (Đại học đường Buckneil) đã viết lời và nhạc của 'bài hát làm đổ nước mắt nhiều nhất' trong thời của ông. Bài hát thoạt tiên có tên “Đứa con vắng mặt” bài hát được biết đến cách thiết thực hơn theo lời ở dòng đầu “Đứa con lang thang của tôi đêm nay ở đâu?”. Không còn nghi ngờ gì rằng bài hát này đã nảy sinh bởi một câu hỏi của một con chiên khi ông đi thăm viếng từng gia đình tín hữu trong Hội thánh mình.

 

     Ông cho biết ông sáng tác bài hát của mình ra sao: “Tôi xem xét tâm trạng đang ở đâu, ở trong nhà hay ngoài phố, tôi cũng ghi nhanh ra không kể lời hay nhạc, thường thì ngoài lề một tờ báo hay mặt sau của một bì thơ”.
 

     Lowry đã có đóng góp lớn vào phần âm nhạc Trường Chúa nhật khi ông sử dụng tốt các phần “Điệp khúc”. Ông thấy rằng phần này cần thiết không chỉ để hoàn tất ý nghĩa của các khổ thơ song cũng giúp các em nhỏ vốn không thể đọc được vẫn có thể hát chung với người lớn. Kết quả là ông dạy phần “điệp khúc” cho lũ trẻ và khuyến khích chúng hát chung với người lớn sau mỗi khổ thơ.

 

     Sau những năm hầu việc Chúa tại các Hội thánh Báp-tít ở West Chesterm bang Pensylvania và thành phố Nữu ước, ông đến Brooklyn (Nữu ước) làm người chăn bầy cho một Hội thánh Báp-tít ở đó. Mùa hè năm 1864, thời tiết oi bức và ẩm ướt lạ thường. Cuộc sống thành phố đã quá đủ mức tệ hại rồi với cái thời tiết nóng bức kinh khủng đó, thế mà dân chúng lại thêm khốn khổ khi một trận dịch bắt đầu quét qua các đường phố, ngõ hẻm của đô thị đông nghịt người ấy. Hết người này đến người khác ngã xuống và cơn dịch thay vì giảm bớt, lại có vẻ nổi cơn thịnh nộ với số bệnh nhân mỗi ngày một tăng. Hàng trăm người chết và hàng trăm người khác nữa nằm chờ chết. Robert Lowry tận tuỵ đi thăm từ nhà này qua nhà kia, uỷ lạo người bệnh, an ủi người có tang và người ta cứ hỏi ông: “Thưa Mục sư, chúng tôi đã chia tay ở tử hà liệu chúng tôi có gặp lại nhau ở sinh hà không?”. Ông phải an ủi họ rằng gia đình họ nay tan vỡ thì sẽ lại toàn vẹn “ở dòng sông của sự sống chảy bên ngai Đức Chúa Trời” theo ý của Khải 22:1 “Thiên sứ chỉ cho tôi xem sông nước sự sống, trong như lưu ly, từ ngôi Đức Chúa Trời và Chiên Con chảy ra”. Ông nhắc đi nhắc lại lời hứa này với hàng trăm gia đình, khi hết nhà này đến nhà khác phủ trong màn tang chế, khi bạn bè và người thân nằm xuống hàng loạt.

 

     Vào lúc xế trưa một ngày nọ, vị Mục sư mệt mỏi đi vào phòng khách trong cái nóng tàn bạo hơn bình thường và số người chết tăng thêm nhiều vô kể. Ông ngồi vào cây Organ nhỏ bé của mình để tìm sự xoa dịu, giải thoát trong âm nhạc và cũng để tìm lối thoát cho những cảm xúc bị đè nén trong lòng ông. Ông nghĩ về nhứng đứa trẻ, “những thiên sứ quí báu của Đức Chúa Trời, đã không chịu nỗi sự tàn hại của trận dịch và về những người khác đã ra đi trước đó. Đột nhiên, lời và nhạc của một bài hát mới bắt đầu tuôn ra như thể bởi cảm hứng vậy. Chẳng mấy chốc ông cất tiếng hát:
 

“Phải chăng sau này họp trên sông vàng, nơi muôn thiên sứ hay lai vãng.

Sông kia tuôn dòng lưu ly muôn đời, lưu ra từ ngôi Đức Chúa Trời?...”

     Trả lời câu hỏi của chính mình với sự xác tín của đức tin Cơ-đốc, ông viết tiếp phần “điệp khúc":

“Vâng, ta sẽ chung nhóm ở thiên nhà là sông đẹp xinh đẹp xinh không thể thuật ra,

Sông đây nơi họp của thánh dân muôn đời, sông tràn từ ngôi Đức Chúa Trời”.

     Năm sau, năm 1865 bài hát được in trong tập “Những giọng hát hoan hân” với tựa đề “Gặp nhau trong đời sau”. Từ đó bài hát ấy lan tràn trong những quyển thánh ca và bài hát của nhiều giáo phái.
 

     Khi William Bradbury mất, Tấn sĩ Lowry được công ty Biglow và Marn chọn kế tục và trong điều kiện ấy, ông cho in rất nhiều trong số những quyển bài hát Trường Chúa nhật cho họ.  “Vàng ròng”- một trong những quyển ấy bán được hơn một triệu bản.
 

     Trong khi bị sử dụng cách sai lầm bởi một vài giáo phái hoặc bị đã kích, phê bình ác ý bởi những nhóm khác, hoặc là đầu đề của nhiều trò cười nhạo thô thiển của vài diễn giả thì bài thánh ca “Ta sẽ chung nhóm ở Thiên hà” vẫn còn có thể an ủi tấm lòng tan vỡ và làm mạnh mẽ tấm lòng phiền muộn với lời bảo đảm về sự tái ngộ sẽ đến với những người thân yêu, người mà “chúng ta đã yêu trong một thời gian dài và mất trong một thời gian ngắn”.

 

Vĩnh Phước, ngày 2 tháng 12 năm 2021

(HT- st)

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn