08:30 EDT Chủ nhật, 28/04/2024

Tin Tức

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 15

Máy chủ tìm kiếm : 5

Khách viếng thăm : 10


Hôm nayHôm nay : 4388

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 270428

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 22999835

Trang nhất » Dưỡng linh » Tư liệu Tham khảo

Bài Mới

Tiền Công Của Tội Lỗi Là Sự Chết

Tiền Công Của Tội Lỗi Là Sự Chết

“Vì tiền công của tội lỗi là sự chết; nhưng sự ban cho của Đức Chúa Trời là sự sống đời đời trong Đức Chúa Giê-xu Christ, Chúa chúng ta” (Rô-ma 6:23).

Xem tiếp...

ĐỊA DANH XỨ THÁNH- BÀI SỐ 10 (Phần 4)

Thứ tư - 20/10/2021 21:00
ĐỊA DANH XỨ THÁNH- BÀI SỐ 10 (Phần 4)

ĐỊA DANH XỨ THÁNH- BÀI SỐ 10 (Phần 4)

 
ĐỊA DANH XỨ THÁNH- BÀI SỐ 10 (Phần 4)

         C. Những thành phố chính của cuộc chinh phục
         Ba vị trí rất đáng được chú ý như là những nơi có tầm quan trọng đặc biệt trong suốt thời kỳ chinh phục vùng đất của dân Y-sơ-ra-ên là Giê-ri-cô, Giê-ru-sa-lem, và Hát-so. Ba thành phố nầy đóng vai trò trung tâm ở ba giai đoạn chính trong các chiến dịch của Giô-suê.

         GIÊ-RI-CÔ
        Được nhìn nhận như là thành phố cổ nhất thế giới được biết đến, Giê-ri-cô có một lịch sử lâu đời từ những năm 8000 T.C. Những viên đá tại Giê-ri-cô minh chứng cho sự tồn tại của một thành phố có tường thành rộng bảy đến tám mẫu. Nằm ở tám trăm bộ (243 m) dưới mực nước biển trên rìa phía tây của thung lũng Giô-đanh, thành phố rất kiên cố nầy canh giữ lối chính đi vào vùng trung tâm Palestine từ phía đông. Được gọi là “thành phố của những cây chà là”, Giê-ri-cô được đặt trong một thung lũng xanh tươi, tương phản rõ nét với vùng sa mạc Giu-đê khô cằn trải dài dọc theo lối đi khó khăn lên Giê-ru-sa-lem ở phía tây.

        Bởi vị trí chiến lược của nó, Giê-ri-cô không thể bị bỏ qua bởi những dân tộc tiến vào xứ Palestine từ phía đông. Hoặc là pháo đài nầy phải được chinh phục, hoặc là những kẻ xâm lược phải trông đợi sự quấy nhiễu liên tục bởi các lực lượng nội kích xuất phát từ những bước tường thành của nó ngày và đêm. Giô-suê và dân Y-sơ-ra-ên phải tìm cách vô hiệu hoá mối đe doạ ẩn tàng về những cuộc chiến gay cấn với Giê-ri-cô nầy khi họ tiến vào vùng đất.


         Phương cách Đức Chúa Trời đối xử với Giê-ri-cô không phải là cách của con người. Vì vậy không có gì đáng phải ngạc nhiên khi những học giả hiện đại xếp bản tường thuật nầy của Kinh Thánh vào lãnh vực văn chương hư cấu đầy kịch tính. Một tác giả đáng kính đã tuyên bố.

         Bằng chứng khảo cổ sớm hơn đã được đọc theo cách khẳng định chứng cứ của Kinh Thánh liên quan đến việc tính niên đại cho cuộc chinh phục của dân Y-sơ-ra-ên. Những đồ trang sức hình bọ hung được phát hiện tại Giê-ri-cô có niên đại đến thời Amenhotep III của Ai Cập, là người trị vì một mình cho đến khoảng 1385 TC khi con trai ông - Akhenaton dị giáo - trở nên đồng nhiếp chính. Do thiếu vắng tại Giê-ri-cô các đồ trang sức hình bọ hung hoặc đồ gốm của kỷ nguyên mới nầy, một niên đại cho việc tàn phá thành phố được thiết lập phù hợp với niên đại Kinh Thánh trong IVua 6:1. Tuy nhiên, những cuộc điều tra các tàn tích của Giê-ri-cô sau nầy đã giải thích bằng chứng nầy theo một cách nhập nhằng hơn. Dù vậy ngay cả những lời giải thích nầy đã đặt niên đại cho sự chiếm đóng trễ nhất thành Giê-ri-cô trong kỷ nguyên nầy là rơi vào khoảng giữa 1350 và 1325 TC, chỉ có hai mươi đến năm mươi năm trễ hơn niên đại hợp với Kinh Thánh nhất. Trong bất cứ trường hợp nào, sự giải thích trễ hơn nầy các vật liệu phát hiện tại Giê-ri-cô không ủng hộ cho niên đại được các nhà phê bình ưa thích là cuộc Xuất Ai Cập nằm vào thế kỷ mười ba T.C. Một sự thảo luận mới đây hơn về các dữ kiện đã chỉ đến một niên đại khoảng 1430 T.C. cho sự sụp đổ của Giê-ri-cô. Cuối cùng thì bản tường trình của Kinh Thánh về cuộc chinh phục Giê-ri-cô vẫn tiếp tục tỏ ra đáng tin cậy khi nói về việc con dân Đức Chúa Trời tiến vào đất hứa, và những ghi chú niên đại ngắn ngủi của nó đứng vững như một chứng cứ cho thực tại lịch sử của những sự kiện nầy.

         Niên đại cho sự sụp đổ của Giê-ri-cô được hổ trợ trong bài báo của Bryant Wood: “Dân Y-sơ-ra-ên có chinh phục Giê-ri-cô không?”: Dựa trên một sự tái đánh giá về những báo cáo khai quật ban đầu phân tích đồ gốm, địa tầng học, dữ kiện đồ trang sức hình bọ hung, và thử nghiệm carbon 14, Wood kết luận rằng Giê-ri-cô bị phá huỷ vào cuối thời đại đồ đồng muộn, khoảng 1400TC

         GIÊ-RU-SA-LEM
         Khó có thể có một thời kỳ nào tồn tại trong lịch sử Kinh Thánh mà Giê-ru-sa-lem không đóng một vai trò nổi bật. Thời kỳ chinh phục không phải là ngoại lệ, mặc dù thành phố được định làm nơi Đức Chúa Trời lựa chọn trên đất bây giờ được nổi trội vì nó cung ứng một nhà lãnh đạo giữa các kẻ thù của Đức Chúa Trời. Vị vua của thành quốc nổi tiếng nầy trong thời Giô-suê được nhận diện là A-đô-ni Xê-đéc. Tên của ông ta có nghĩa là “Chúa tôi là công chính,” thật sự đồng nghĩa với tên Mên-chi-xê-đéc, tên của vị vua Giê-ru-sa-lem vào thời Áp-ra-ham. Có thể nào hai vị vua của cùng thành phố nầy lại có cùng tên và có liên hệ với nhau ở một mức độ nào đó không? Có thể nào chỉ có một triều đại đã cai trị trên Giê-ru-sa-lem suốt năm trăm năm phân cách Áp-ra-ham và Giô-suê không? Thật khó quyết định câu trả lời cho câu hỏi nầy. Nhưng thật rõ ràng đặc điểm công chính được tìm thấy trong Mên-chi-xê-đéc không được phản ánh trong con người A-đô-ni Xê-đéc. Khi những nhà lãnh đạo của thành phố Ga-ba-ôn lân cận tình nguyện đầu hàng Y-sơ-ra-ên, A-đô-ni Xê-đéc khởi xướng việc triệu tập nhiều vị vua Ca-na-an nổi bật của miền nam Palestine gia nhập vào liên minh của ông để trừng phạt dân Ga-ba-ôn nhằm làm cho các thành khác run sợ không dám nghĩ đến việc ký hoà ước với Giô-suê và quân đội ông (Giô-suê 10:1-5).

           Hành động nầy của vị vua Giê-ru-sa-lem thúc đẩy một trong những giây phút hào hứng nhất trong lịch sử Kinh Thánh. Giô-suê và quân đội ông tiến lên suốt đêm từ Giê-ri-cô để chặn đứng liên minh năm vua tiến đánh Ga-ba-ôn, đồng minh mới nhất của họ. Họ đuổi theo kẻ thù đông đảo dọc theo con đường dốc dẫn đến Bết Hô-rôn, mười dặm (khỏang 16 km) phía tây bắc Giê-ru-sa-lem. Khi họ bắt đầu đi xuống thung lũng A-gia-lôn, Giô-suê thấy rằng những giờ ban ngày sẽ qua đi trước khi ông có thể kết thúc chiến dịch nầy. Vì vậy ông cầu xin Chúa khiến mặt trời đứng yên, cho ông thêm thời gian để đuổi theo quân thù. Vào ngày nầy, Chúa lắng nghe tiếng của một con người mà trước đây chưa từng có và sau nầy cũng không hề có. Tạm thời nhốt năm vua Ca-na-an trong một hang đá, sau đó ông trở lại với quân đội mình và hành hình họ như một gương mẫu về cách thức Đức Chúa Trời sẽ trừng phạt mọi kẻ thù của con dân Ngài. Rồi Giô-suê tiến lên đánh chiếm hoàn toàn các thành phố Ca-na-an ở miền nam, theo một đường hình cung xuyên qua Ma-kê-đa, Líp-na, La-ki, Éc-lôn, Hếp-rôn và Đê-bia. Cuộc xung đột do vua Giê-ru-sa-lem khởi xướng đã làm suy yếu năng lực quân sự của những thành phố nầy đến nỗi họ kháng cự yếu ớt trước các cuộc tấn công của quân đội Giô-suê. Vì vậy đến cuối cùng, liên minh của các kẻ thù của Chúa chỉ giúp làm thăng tiến các mục đích của Chúa trong việc ban vùng đất nầy cho con dân Ngài.


        HÁT-SO
        Vua Hát-so ở miền bắc phục vụ cho các mục đích của Chúa theo một cách tương tự với vua Giê-ru-sa-lem ở miền nam. Nghe tin cuộc chinh phục Giê-ru-sa-lem cùng với các đồng minh của nó, Gia-bin, vua Hát-so, tập hợp một lực lượng đông đảo tại vùng nước Mê-rôm để chiến đấu chống lại dân Y-sơ-ra-ên. Nhưng Giô-suê không phải là một người nhút nhát trước các lực lượng có ưu thế hơn. Ông đã nhìn thấy Đức Chúa Trời chiến cự cho mình, và ông sẵn sàng tấn công chống lại lực lượng liên minh mới nầy. Chúa hiện ra cho ông và bảo ông rằng ông cũng sẽ chiến thắng kẻ thù mới nầy nữa. Vì vậy, toàn bộ quân đội của Giô-suê tiến đánh địch thủ cách bất ngờ và đánh bại toàn bộ khối quân sự đồ sộ nầy (Giô-suê 11:1-20).

        Hát-so được các nhà khảo cổ học xác định là nằm trên một trong các ngọn đồi đồ sộ nhất được tìm thấy tại Palestine. Nằm về phía bắc Biển Ga-li-lê mười lăm đến hai mươi lăm cây số, ngọn núi nầy đạt độ cao khoảng 130 bộ (khỏang 40 m), cho thấy biết bao nhiêu nền văn minh từng hưng vong trên địa điểm nầy. Nó bao phủ một diện tích khoảng hai mươi lăm mẫu Anh (khỏang 10 ha), trong khi phần thấp hơn của thành phố có thêm một diện tích khoảng 175 mẫu Anh (70 ha). Đỉnh cao dân số của Hát-so đã được ước lượng khoảng bốn mươi ngàn người, một cộng đồng rất lớn vào kỷ nguyên đó. Kinh Thánh cho thấy rằng Giô-suê chỉ đốt Hat-so trong số các thành phố của miền bắc (11:11, 13). Điều nầy thật thích hợp vì vua của nó chính là người khởi xướng liên minh lực lượng chống lại Y-sơ-ra-ên. Tuy nhiên, vào thời Các Quan Xét, thành phố nầy rõ ràng đã được tái thiết, vì về sau họ đã đô hộ Y-sơ-ra-ên vào thời Đê-bô-ra (Cac quan 4:2). Quân đội của vị vua Gia-bin thứ hai nầy “trị vì tại Hat-so” bị đánh bật bởi Y-sơ-ra-ên, và cuối cùng chính vị vua nầy bị tiêu diệt.

        Giô-suê đánh trận để giành lấy toàn vùng trong khoảng bảy năm. Nhưng ba chiến dịch chính yếu nầy chống lại các thành phố hàng đầu của Ca-na-an thể hiện những cú đột phá chủ yếu của cuộc chinh phục. Vào cuối đời ông người ta có thể nói rằng Giô-suê đã chiếm lấy toàn bộ vùng đất, mặc dù nhiều cụm dân cư Ca-na-an vẫn còn kháng cự trong vùng .


 
Vĩnh Phước ngày 19 tháng 10 năm 2021
(HT- st)

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn