06:48 EDT Thứ bảy, 27/04/2024

Tin Tức

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 40

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 38


Hôm nayHôm nay : 13042

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 261616

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 22991023

Trang nhất » Dưỡng linh » Tư liệu Tham khảo

Bài Mới

Kiên Nhẫn Giúp Đỡ Lẫn Nhau

Kiên Nhẫn Giúp Đỡ Lẫn Nhau

“Nhưng, hỡi anh em, xin anh em hãy răn bảo những kẻ ăn ở bậy bạ, yên ủi những kẻ ngã lòng, nâng đỡ những kẻ yếu đuối, phải nhịn nhục đối với mọi người. Hãy giữ, đừng có ai lấy ác báo ác cho kẻ khác; nhưng hãy tìm điều thiện luôn luôn, hoặc trong vòng anh em, hoặc đối với thiên hạ” (câu 14-15).

Xem tiếp...

ĐỊA DANH XỨ THÁNH- BÀI SỐ 9 (Phần 3)

Thứ tư - 22/09/2021 21:00
ĐỊA DANH XỨ THÁNH- BÀI SỐ 9 (Phần 3)

ĐỊA DANH XỨ THÁNH- BÀI SỐ 9 (Phần 3)


ĐỊA DANH XỨ THÁNH- BÀI SỐ 9 (Phần 3)
 

       C.Các thị trấn và thành phố vào thời các tổ phụ

       (Khoảng 2000-1500 TC )

       1/ Si-chem

       Áp-ra-ham dâng tế lễ đầu tiên lên Chúa trong vùng Đất Hứa tại Si-chem, vì ở đó lần đầu tiên Chúa bày tỏ rằng đây là vùng đất được xem như sẽ thuộc về ông và dòng dõi ông (Sáng 12:6-7). Trước thời gian nầy, Áp-ra-ham đã đi theo đường mòn thông thường của các đoàn lữ hành di chuyển từ U-rơ xứ Canh-đê dọc theo thung lũng sông Ti-grít - Ơ-phơ-rát đến Cha-ran xứ Sy-ri rồi vào vùng đất của người Ca-na-an. Chúa đã truyền lệnh rằng vị tổ phụ phải lìa quê hương và đi đến một nơi Đức Chúa Trời sẽ chỉ cho ông. Dù vậy chỉ khi ông đến Si-chem giữa các cuộc hành trình của mình thì Chúa mới xác định vùng đất sẽ thuộc về ông.
 

       Thành phố Si-chem nằm ở một ngã tư đường quan trọng tại trung tâm Palestine. Nằm ở đầu phía đông của con đường giao thương giữa các vùng núi gọi là Ga-ri-xim và Ê-banh, thành phố nầy đã đóng vai trò chủ nhà cho rất nhiều con đường chính yếu đi qua vùng đồi núi trung tâm nầy. Kinh Thánh cho thấy rằng “dân Ca-na-an đang ở trong xứ” (12:6). Bây giờ ông phải sống với nhận thức rằng đây thật là Đất Hứa dành cho mình, dù nó đang được sở hữu bởi một người khác.
 

       Bằng chứng ngoài Kinh Thánh được khám phá tại Ai Cập khẳng định sự hiện diện của những dân tộc khác tại Si-chem trong suốt thời gian nầy.
 

       Sau mười bốn năm vắng mặt khỏi Đất Hứa, khi trở về từ Pha-đan A-ram, Gia-cốp lại đi theo các bước chân của ông nội mình là Áp-ra-ham bằng cách lấy Si-chem làm nơi dừng chân đầu tiên của mình. Ở đây Gia-cốp, mới đây được đổi tên thành Y-sơ-ra-ên, xây dựng một bàn thờ cho “Đức Chúa Trời, là Chúa của Y-sơ-ra-ên.
 

       Nhưng quyền sở hữu các lời hứa không trôi chảy dễ dàng từ điểm nầy. Cuộc sống quá gần gủi với người Ca-na-an tạo ra những nan đề. Một nhà quí tộc Ca-na-an từ Si-chem xâm phạm tiết hạnh của Đi-na, con gái của Gia-cốp. Để báo thù, Si-mê-ôn và Lê-vi giết sạch mọi người nam của Si-chem một cách xảo trá. Vì việc đó, gia đình Gia-cốp bị buộc phải di chuyển khỏi khu vực, sự kiện nầy đã xúc phạm nặng nề các cư dân bản địa (Sáng 34:1-31).
 

       Sau đó khoảng năm trăm năm, dòng dõi của Gia-cốp tái xâm nhập Đất Hứa. Ngay sau khi Giô-suê và dân tộc ông dọn sạch con đường bằng cách đánh bại Giê-ri-cô và A-hi, họ tiến đến Si-chem. Ngay tại chỗ đã được chỉ định bởi Môi-se, Giô-suê lập một bàn thờ trên núi Ê-banh, cả dân tộc cùng nghiêm chỉnh ôn lại các lời rủa sả và chúc phước của luật pháp.
 

       Một lần nữa, vào cuối thời kỳ chinh phục, Giô-suê lại tập họp dân chúng tại Si-chem để làm mới lại giao ước. Ông giao phó họ cho Chúa và nhắc lại lời cam kết của Chúa đối với họ. Sau khi đọc toàn bộ luật pháp, ông dựng một hòn đá làm chứng chống lại họ nếu họ tỏ ra không trung thành với giao ước. Ở đây Giô-suê cũng chôn hài cốt của Giô-sép tại chính mảnh đất Gia-cốp đã mua của các con trai Hê-mô, cha của Si-chem.

             

       2/ Bê-tên

       Địa bàn Bê-tên nằm tại giao lộ chính yếu thứ nhì của các lối thông thương nam-bắc và đông-tây xuyên qua trung tâm Palestine. Phía bắc là Si-chem và Sa-ma-ri; phía nam là Giê-ru-sa-lem và Hếp-rôn. Về phía tây, một thung lũng lớn dẫn đến con đường thương mại Địa Trung Hải; và về phía đông, một lộ trình ngắn đưa du khách đến Giê-ri-cô, địa điểm chính ngang qua sông Giô-đanh trong vùng.

       Những cuộc khai quật tại Bê-tên hiện đại, mà có thể xác định đó là Bê-tên trong Kinh Thánh, cho thấy một thành phố Ca-na-an thịnh vượng trong thời kỳ các tổ phụ thuộc Thời Đại Đồ Đồng Giữa (1900-1500T:C:). Thành phố nầy được phòng thủ chặt chẻ bởi một lớp tường thành ngoài dày đo được 3,5 m độ dày và bốn phức hợp cổng kiên cố. Một đền thờ Ca-na-an lớn đã được khám phá ngay bên trong tường thành. Địa điểm linh thiêng nầy chứa đựng những tàn tích của một số lượng lớn các vật liệu thờ cúng, kể cả các bình chứa có biểu tượng con rắn, xương thú vật và các thứ đồ gốm tế tự.

       Bê-tên có những truyền thống linh thiêng của riêng nó. Khi Gia-cốp lên đường về hướng bắc để tránh cơn giận dữ của anh mình là Ê-sau, ông qua đêm tại địa điểm Bê-tên và mơ một giấc mơ kỳ lạ. Làm thế nào ông có thể quên được chỗ nầy? Vì đó là cổng thiên đàng, không gì bằng Bê-tên, “nhà của Đức Chúa Trời.” Cuối cùng khi Gia-cốp quay về vùng Đất Hứa, Chúa dạy ông phải biệt mình ra thánh một lần nữa bằng cách lập một bàn thờ tại Bê-tên (35:1-15).

    

       3/ Bê-e Sê-ba

       Bê-e Sê-ba nằm trên sườn phía bắc của sa mạc Si-na-i. Hai tường thuật trong Kinh Thánh liên quan đến việc đặt tên cho thị trấn nầy, một tường thuật liên quan đến Áp-ra-ham và một liên quan đến Y-sác, con trai ông. Áp-ra-ham lấy bảy con chiên sinh tế làm ấn chứng cho một giao ước hoà bình giữa chính ông và A-bi-mê-léc. Do hành động nầy, nơi nầy được gọi là Bê-e Sê-ba , nghĩa là “Giếng của lời thề”. Ngay cả trong thời hiện đại người ta cũng đã xác nhận rằng bảy cái giếng nầy giúp phân định được địa bàn của thành phố nầy
 

       Những nét tương tự trong cuộc trao đổi giữa Áp-ra-ham và A-bi-mê-léc đã lập lại trên Y-sác. Ông đào lại chính những cái giếng cha mình đã đào trước đây. Ông cũng khẳng định một lời thề tương tự với A-bi-mê-léc tại Bê-e Sê-ba. Vì ông đã đặt tên cho các giếng ông đào lại với chính tên ban đầu do Áp-ra-ham cha ông đã đặt (26:18), nên ông cũng tái khẳng định tầm quan trọng của nơi được gọi là “Bê-e Sê-ba” nầy khi gia nhân của ông báo cáo lại rằng họ đã đào trúng mạch nước đúng vào ngày mà hiệp ước hoà bình được ký kết với A-bi-mê-léc (26:32).
 

       Qua những thế kỷ tiếp theo đó, nơi định cư xa xôi nầy do Áp-ra-ham và dòng dõi ông thừa nhận đã đóng vai trò của cột mốc cực nam của vùng đất. Phạm vi vùng Đất Hứa được tính từ nhiều điểm khởi đầu ở phía bắc, nhưng luôn luôn “… đến Bê-e Sê-ba” ở miền nam. Vì vậy vương quốc nguyên thuỷ được tính từ “Đan đến Bê-e Sê-ba” (Cac 20:1, ISa 3:20, IISa 3:10, 17:11, 24:15, IVua 4:25). Sau cuộc phân tranh kích thước được rút gọn là “từ Ghê-ba đến Bê-e Sê-ba” (IIVua 23:8). Tiếp theo chuyến hồi hương từ chốn lưu đày, đó là “từ Bê-e Sê-ba đến Trũng Hin-nôm”. Dù có nhiều thay đổi qua các thế kỷ, Bê-e Sê-ba vẫn cứ ổn định như là điểm đặt neo cho biên giới phía nam của vương quốc.


(còn tiếp)

Vĩnh Phước, ngày 23 tháng 9 năm 2021

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn