18:35 EDT Thứ bảy, 27/04/2024

Tin Tức

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 13

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 11


Hôm nayHôm nay : 17466

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 267591

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 22996998

Trang nhất » Dưỡng linh » Tư liệu Tham khảo

Bài Mới

Kiên Nhẫn Giúp Đỡ Lẫn Nhau

Kiên Nhẫn Giúp Đỡ Lẫn Nhau

“Nhưng, hỡi anh em, xin anh em hãy răn bảo những kẻ ăn ở bậy bạ, yên ủi những kẻ ngã lòng, nâng đỡ những kẻ yếu đuối, phải nhịn nhục đối với mọi người. Hãy giữ, đừng có ai lấy ác báo ác cho kẻ khác; nhưng hãy tìm điều thiện luôn luôn, hoặc trong vòng anh em, hoặc đối với thiên hạ” (câu 14-15).

Xem tiếp...

ĐỊA DANH XỨ THÁNH- BÀI SỐ 9 NHỮNG ĐẶC TRƯNG CỦA XỨ THÁNH (BÀI 2)

Thứ tư - 15/09/2021 20:45
ĐỊA DANH XỨ THÁNH- BÀI SỐ 9 NHỮNG ĐẶC TRƯNG CỦA XỨ THÁNH (BÀI 2)

ĐỊA DANH XỨ THÁNH- BÀI SỐ 9 NHỮNG ĐẶC TRƯNG CỦA XỨ THÁNH (BÀI 2)


ĐỊA DANH XỨ THÁNH- BÀI SỐ 9

NHỮNG ĐẶC TRƯNG CỦA XỨ THÁNH (BÀI 2)
 

          Khí hậu và thảo mộc

          Tính chất tương phản trong vùng đất của Kinh Thánh càng được khẳng định gấp đôi khi nghiên cứu về khí hậu và thảo mộc ở đó.

         Khí hậu có thể được định nghĩa là những điều kiện phổ biến về nhiệt độ, lượng mưa, áp suất không khí trong một khu vực nào đó. Pa-lét-tin là một khu vực có khí hậu chuyển tiếp bao gồm bốn vùng thời tiết nổi bật.

 

        1/ Khí hậu Địa Trung Hải (khu vực ẩm ướt ):

        Miền nầy bao gồm vùng duyên hải và vùng cao nguyên trải dài từ Giu-đê đến những phần phía bắc của Palestine. Có đặc trưng như một khu vực ẩm ướt bán nhiệt đới, với lượng mưa trung bình hằng năm khoảng 14 inches (355 mm). Nhờ lượng mưa cao nên khu vực nầy có nhiều rừng, với những cây cối chính là terebinth và sồi xanh quanh năm. Hầu hết các phần đất quan trọng của Kinh Thánh nằm trong vùng khí hậu Địa Trung Hải này.

        Khoảng cách giữa Giê-ru-sa-lem và Giê-ri-cô chỉ có mười bốn dặm (22.5 km), nhưng sự khác biệt khí hậu là rất lớn. Giê-ru-sa-lem nhận lượng mưa 21 inches (534 mm)một năm và có nhiệt độ trung bình 640 F (17,70 C), trong khi Giê-ri-cô lượng mưa chỉ có 6 inches (150 mm) và có nhiệt độ trung bình là 770 F (250 C).

        Palestine có hai mùa rõ rệt: một mùa khô vào mùa hè và một mùa mưa vào mùa đông. Mùa hè (từ tháng 5 đến tháng 10), được đặc trưng bởi nhiệt độ cao, những đợt gió tây nhẹ liên tục, và những điều kiện hầu như khô hanh. Những cơn bão mùa hè rất hiếm hoi. Việc Sa-mu-ên cầu xin một trận giông tố lớn vào lúc mùa gặt cho thấy tính chất bất thường của một sự kiện như thế (I Sa-mu-ên 12). Mùa khô hanh thường bắt đầu với sự xâm nhập của gió nóng sa mạc gọi là hamsin . Những cơn gió nầy làm khô hẳn quang cảnh Palestine.

        Mùa đông (từ tháng 11 đến tháng 4) trong vùng đất của Kinh Thánh thật khó đoán trước được. Lượng mưa lớn nhất rơi vào mùa nầy. Kinh Thánh mô tả hiện tượng nầy như là việc Đức Chúa Trời ban cho “mưa mùa thu và mưa mùa xuân xuống thuận thì tại trong xứ các ngươi” (PhuDnl 11:14). Lượng mưa có thể xuống dưới dạng mưa đá hoặc tuyết trong các vùng cao nguyên (Thi Tv 68:14). Lượng mưa thường tăng dần từ nam đến bắc.

        Khí hậu, nhất là lượng mưa, có lẽ là yếu tố vật lý quan trọng nhất ảnh hưởng đến hoạt động con người trong vùng đất của Kinh Thánh. Những khu định cư gắn liền chủ yếu với các nguồn khí hậu và nguồn nước. Về mặt lịch sử, phía bắc có nhiều điểm định cư lâu dài hơn và là trung tâm của hoạt động nông nghiệp. Trải qua suốt lịch sử, vùng phía bắc luôn đông dân cư hơn vùng phía nam.

        Sự tương phản giữa vùng sa mạc và vùng đất canh tác đã dẫn đến nhiều xung đột giữa các dân tộc sống trong những vùng khác biệt nầy. Những kẻ cướp từ sa mạc như là người A-ma-léc và người Ma-đi-an tỏ ra là những đối thủ nguy hiểm nhất của dân Y-sơ-ra-ên. Con dân của Đức Chúa Trời, sống chủ yếu trong vùng đồi núi và hầu hết đều sống bằng nghề nông, dường như luôn luôn xung đột với các dân tộc vùng biên giới.

        Khí hậu quyết định phần lớn nền kinh tế của vùng đất của Kinh Thánh. Vào thời cổ đại, nông nghiệp là cơ sở của nền kinh tế Palestine. Những khu vực nhận được lượng mưa đầy đủ có khả năng duy trì được nền canh tác tự nhiên, và vì vậy có được lợi thế nông nghiệp quan trọng. Cả ngũ cốc và cây trái ngon ngọt được trồng trong miền nầy. Những lợi thế nầy dẫn Y-sơ-ra-ên đến chỗ phát triển một nền kinh tế dựa chủ yếu trên nông nghiệp.

        2/ Thảo mộc

        Khí hậu, địa hình, và thổ nhưỡng là những yếu tố chủ yếu trong việc quyết định thảo mộc hoặc địa lý cây trồng. Khí hậu cung cấp những điều kiện về lượng mưa và nhiệt độ thích hợp hoặc không thích hợp, như là lượng nước cần thiết cho sự phát triển của cây trồng; địa hình cung cấp một hình trạng bề mặt thích hợp cho những quần thể cây trồng nhất định; và thổ nhưỡng cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho những loại cây trồng đặc thù. Bên trong vùng đất của Kinh Thánh, như đã đề cập, có những khác biệt quan trọng tồn tại trong mỗi một yếu tố nầy. Do đó, Palestine là một vùng đất có nhiều tương phản về thực vật nhưng không kém về chủng loại với trên 3000 lòai thực vật khác nhau.

        Bốn quần thể cây trồng có thể được phân biệt trong vùng đất của Kinh Thánh. Những quần thể nầy tương ứng với bốn vùng khí hậu đã trình bày trên đây.

        1. Hệ thực vật Địa Trung Hải (khu vực ẩm ướt ): Vùng nầy là quần thể thảo mộc lớn nhất trong vùng đất Kinh Thánh. Vùng đồi núi đặc trưng trong thời Kinh Thánh là một vùng khí hậu có rừng cây bụi xanh tươi quanh năm và rừng rậm. Trong những vùng đồi núi nầy người ta có thể tìm thấy thảo mộc dạng cây bụi mọc nhiều với cây lớn mọc rải rác như là loại sồi xanh quanh năm, terebinth, và thông Giê-ru-sa-lem. Những thung lũng và vùng duyên hải Palestine có cây cối thấp cây hơn vùng cao nguyên.

        2. Hệ cây cối Irano-Turonian (thảo nguyên khô). vùng nầy có thể duy trì một thảm thực vật thưa thớt. Đặc trưng cho quần thể cây cối nầy là những bụi cây thấp và bụi rậm lè tè.

        3. Hệ thực vật A-ra-bi (sa mạc ). Khu vực nầy gồm có các vùng sa mạc Palestine, kể cả vùng Biển Chết, vùng sa mạc Giu-đê, phần lớn vùng Nê-ghép, và phần lớn cao nguyên Si-na-i. Dạng thảo mộc sa mạc nầy chỉ có một thảm thực vật thưa thớt. Nhiều vùng khô cằn, không có cây cối nào mọc được.

        4. Hệ thảo mộc Su-đan (ốc đảo ). Khu vực nầy bao gồm trên bốn mươi loại thực vật đều cần nhiệt độ cao và nhiều nước. Các địa điểm ốc đảo trong vùng đất Kinh Thánh (Ên-ghê-đi, Giê-ri-cô, vv…) cung ứng đúng loại môi trường cần thiết cho mức độ đa dạng thực vật nầy. Như đã đề cập trước đây, cây lotus là loại thực vật quan trọng nhất trong khu vực nầy.

        3/ Nông nghiệp:

        Nông nghiệp là nền móng của hầu hết các nền kinh tế cổ xưa trong vùng đất Kinh Thánh. Y-sơ-ra-ên, nằm chủ yếu trong các vùng đồi núi thuộc vùng khí hậu và thực vật Địa Trung Hải, là một xã hội nông nghiệp. Kinh Thánh mô tả cụ thể ơn phước dành cho Y-sơ-ra-ên ở phương diện nầy. “Nhưng xứ các ngươi sẽ đi vào nhận lấy đó, là một xứ có núi và trũng, nhờ mưa trời mà được thấm tưới. Ấy là một xứ Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi săn sóc, mắt Ngài hằng đoái xem nó từ đầu năm đến cuối” (PhuDnl 11:11-12).

        Các sản phẩm nông nghiệp được người Y-sơ-ra-ên trồng trong vùng đồi núi cũng được mô tả trong Kinh Thánh.Chúng bao gồm các sản phẩm vườn tược cũng như ngũ cốc. “Vì Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi sẽ khiến ngươi vào xứ tốt tươi, có nhiều khe, suối, nước sâu phun lên trong trũng và trên núi; xứ có lúa mì, lúa mạch, dây nho, cây vả, cây lựu, dầu ô-liu và mật” (8:7-8).

        Người Y-sơ-ra-ên canh tác một số vụ mùa quan trọng. Tại địa điểm Y-sơ-ra-ên ở Ghê-xe, các nhà khảo cổ khám phá một tấm bảng đất sét viết chữ Hê-bơ-rơ mô tả niên lịch nông nghiệp căn bản. Bảng đó như sau.

        Hai tháng để thu hoạch ô-liu

        Hai tháng để trồng lúa mì,

        Hai tháng để trồng trọt mùa muộn,

        Một tháng để cày xới cây lanh

        Một tháng để thu hoạch lúa mạch,

        Một tháng cho mùa gặt và hội hè,

        Hai tháng để chăm sóc vườn nho,

        Một tháng cho bông trái mùa hè:

        Mặc dù lượng mưa đáng kể của vùng núi Giu-đê và Sa-ma-ri là một thuận lợi cho nông nghiệp Y-sơ-ra-ên, các vùng đất dốc lại là một nan đề. Nước rửa trôi các sườn núi, làm xói mòn hết đất canh tác. Ngoài ra, một loại đất pha lẫn đá là nét đặc trưng của khu vực. Những yếu tố nầy khiến cho vùng cao nguyên trở nên một vùng khó khăn cho nông nghiệp.

        Tuy nhiên, người Hê-bơ-rơ thiết lập những điều kiện nông nghiệp thuận lợi, liên tục và rộng rãi trên những vùng dốc bằng cách làm vườn bậc thang. Làm vườn bậc thang là một hệ thống nhân tạo bởi đó các sườn đồi dốc được cải tạo thành những chuỗi các bề mặt phẳng nằm ngang. Theo cách nầy, người Y-sơ-ra-ên có thể sử dụng đất mà trước đây có giá trị nông nghiệp hạn chế. Cả các vụ trái cây ngon ngọt lẫn vụ ngũ cốc đều phát đạt trên những vùng dốc nầy.

        Để tạo ra nhiều đất đai nông nghiệp hơn, người Y-sơ-ra-ên dọn sạch cây cối trên vùng cao nguyên. Một sáng kiến quan trọng khác trong nông nghiệp là việc giới thiệu các bàn ép có đòn bẫy để chế biến dầu ô-liu. Các khám phá khảo cổ về các bàn ép dầu tại địa điểm Hê-bơ-rơ ở Bết Sê-mết, Đan, Ghê-xe, và Tell Beit Mirsim cho thấy rằng chúng được dùng phổ biến không trể hơn thế kỷ thứ tám trước kỷ nguyên Cơ Đốc.

        Một số người Y-sơ-ra-ên cư trú trong các vùng sa mạc đòi hỏi phải làm thủy lợi. Các nhà khảo cổ học khám phá bằng chứng các nông gia Hê-bơ-rơ đã tạo ra các đập bậc thang để canh tác trong vùng sa mạc nhằm kiểm soát tốt hơn nguồn cung cấp nước hạn chế. Người Hê-bơ-rơ biết phát triển hoặc vay mượn các thủ thuật nông nghiệp đa dạng để canh tác những khu vực mà mãi đến lúc ấy chỉ mới được định cư thưa thớt.
 

Vĩnh Phước, ngày 16 tháng 9 năm 2021

(HT- st)

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn