21:11 ICT Thứ tư, 11/09/2024

Tin Tức

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 60

Máy chủ tìm kiếm : 11

Khách viếng thăm : 49


Hôm nayHôm nay : 11189

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 108176

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 25539538

Trang nhất » Dưỡng linh » Tư liệu Tham khảo

Bài Mới

Bảo Đảm Được Cứu

Bảo Đảm Được Cứu

“Ai sẽ lên án họ ư? Đức Chúa Giê-xu Christ là Đấng đã chết, và cũng đã sống lại nữa, Ngài đang ngự bên hữu Đức Chúa Trời, cầu nguyện thế cho chúng ta” (câu 34).

Xem tiếp...

Ý NGHĨA THUỘC LINH CỦA MẪU TỰ HY-BÁ-LAI – BÀI SỐ 10 CHỮ THỨ MƯỜI: YOD (Bàn tay) Số tiêu biểu: 10

Thứ năm - 20/10/2022 08:00
Ý NGHĨA THUỘC LINH CỦA MẪU TỰ HY-BÁ-LAI – BÀI SỐ 10 CHỮ THỨ MƯỜI: YOD (Bàn tay) Số tiêu biểu: 10

Ý NGHĨA THUỘC LINH CỦA MẪU TỰ HY-BÁ-LAI – BÀI SỐ 10 CHỮ THỨ MƯỜI: YOD (Bàn tay) Số tiêu biểu: 10

Từ ngữ “bàn tay” là một trong số 36 chữ được Kinh Thánh chép nhiều nhất. Nhưng với phạm vi của bài này không thể liệt kê ra hết các từ ấy. Theo cổ ngữ Êthiôpi, chữ “bàn tay” là Yoman” còn chữ La tinh là “manus” mà do đó có chữ “manufacture” (Anh ngữ) tức là “chế tạo”.

Ý NGHĨA THUỘC LINH CỦA MẪU TỰ HY-BÁ-LAI – BÀI SỐ 10
CHỮ THỨ MƯỜI: YOD (Bàn tay)

Số tiêu biểu: 10


        Từ ngữ “bàn tay” là một trong số 36 chữ được Kinh Thánh chép nhiều nhất. Nhưng với phạm vi của bài này không thể liệt kê ra hết các từ ấy. Theo cổ ngữ Êthiôpi, chữ “bàn tay” là Yoman” còn chữ La tinh là “manus” mà do đó có chữ “manufacture” (Anh ngữ) tức là “chế tạo”.

        Trong Cựu Ước, từ Sáng thế ký đến Malachi, chữ “bàn tay” được chép 1412 lần và từ Ma-thi-ơ đến Khải huyền thì có 182 lần, cộng chung là 1594 lần, trong đó sách Sa-mu-ên chép nhiều nhất: 103 lần, Ê-xê-chi-ên 99 lần và Giê-rê-mi 98 lần.

        Chữ YOD là một chữ có hình dáng nhỏ nhất trong 22 mãu tự Hy-bá-lai, trông tựa như một dấu phẩy. Chữ này thật nhỏ nhưng rất quan trọng. Nghĩa của nó là “bàn tay” mà cũng là số 10. Theo tiếng Hy-bá-lai thì mỗi chữ cái của mẫu tự tượng trưng cho một con số, như chữ ALEPH là chữ đầu tiên thì là số 1, chữ BETH là số 2 và chữ QOP (Q) là số 100. Chữ RESH (R) là số 200, rồi đến các chữ khác con số càng tăng đến chữ cuối cùng là 400, rồi từ 22 chữ tức là 22 số đó mà thành số ngàn và thêm mãi.

        Bàn tay là một chi thể rất hệ trọng của thân; nó tỏ ra năng lực của con người. Trí óc điều khiển, bàn tay hành động. Mọi công tác hoặc nhỏ bé hay lớn lao đều do bàn tay thực hiện cả. Không có bàn tay con người mất đi lẽ sống trên đời. Dù khoa học có tiến bộ, có thể tạo ra “những bàn tay giả” nhưng cũng không thể bằng bàn tay Đức Chúa Trời ban cho con người.

        Hai bàn tay có mười ngón, các nhà giải kinh cho rằng đó chỉ về mười điều răn của Đức Chúa Trời. Vì vậy nhìn đến đôi bàn tay, ta liên tưởng đến mười điều răn của Chúa và nhắc nhở chúng ta nên dùng đôi tay để hầu việc Ngài, làm trọn phận sự kính Chúa yêu người như theo ý nghĩa mười điều răn Chúa truyền dạy cho con dân Ngài.


        Bàn tay Đức Chúa Trời.
        Trước hết, đây là bàn tay quyền năng, Ngài đã dựng nên muôn loài vạn vật kỳ diệu dường nào. Sáng thế ký 1:1 mở đầu như sau: “Ban đầu Đức Chúa Trời dựng nên trời đất” và suốt hai chương đầu của sách cho chúng ta thấy công việc tạo thành muôn vật được hoàn tất trong sáu ngày. Sách Ê-sai chép: “...Chính ta, tức là bàn tay đã giương ra ra các từng trời” (Ê-sai 45:12) và “các từng trời rao truyền sự vinh hiển của Đức Chúa Trời, bầu trời giãi tỏ công việc tay Ngài làm” (Thi thiên 19:1). Tay Chúa dựng nên trời đất muôn vật, tay Chúa lấy đất “nắn nên hình người” (Sáng 2:7).

        Khi Ngài dẫn dắt dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi Ai cập, Ngài ban cho họ hai bảng luật pháp có ghi mười điều răn do chính “ngón tay của Đức Chúa Trời viết ra” (Xuất 31:18; 32:16). Từ Ai cập đến Ca-na-an, Ngài giúp đỡ cho họ do tay quyền năng của Ngài, như làm những phép lạ vĩ đại để giải cứu họ khỏi kẻ thù nguy hiểm. Dẫu vậy, họ đã nhiều lần giơ tay lên chống nghịch cùng Ngài bằng cách muốn ném đá các tôi tớ Ngài (Xuất 17:4; Dân 14:10), dùng tay chạm trổ hình tượng rồi thờ lạy nó mà lìa bỏ Ngài, song Ngài không nỡ bỏ họ vì Ngài đã “chạm họ trong lòng bàn tay Ngài” (Ê-sai 49:16). Dù dân Y-sơ-ra-ên không trung tín với Chúa, cứ phạm tội, cứ làm điều ác mãi nhưng Đức Chúa Trời vẫn ở cùng họ, tay Ngài nắm lấy tay họ “Ta sẽ nắm tay ngươi và giữ lấy ngươi” (Ê-sai 42:6). Tay Ngài không ngừng hoạt động, cứ cứu giúp dân sự Ngài, nhưng họ bị tai họa là do lòng cứng cỏi cùng tội lỗi của họ gây nên. Chúa Giê-hô-va phán: “Nầy, tay Đức Giê-hô-va chẳng trở nên ngắn mà không cứu được... nhưng ấy là sự gian ác các ngươi đã che khuất mặt Ngài khỏi các ngươi, đến nỗi Ngài không nghe các ngươi nữa” (Ê-sai 59:1,2)

        Cho đến ngày nay, tay Đức Chúa Trời vẫn đưa ra để dẫn dắt, giúp đỡ con cái Ngài là chúng ta đây, vì chúng ta là dân Y-sơ-ra-ên thuộc linh. “Chính Ngài đã lấy lòng yêu đương, thương xót mà chuộc họ, Ngài đã bồng ẵm và mang họ trong các ngày thuở xưa” (Ê-sai 63:9).


        Bàn tay loài người.
        Đức Chúa Trời là Đấng toàn năng, tay Ngài làm nên mọi sự, không có sự gì quá khó cho Ngài. Nhưng Ngài lại dùng bàn tay của loài người hiệp tác với Ngài trong công việc, miễn là người ta bằng lòng dâng trọn bàn tay cho Ngài sử dụng.


        Tay người trong tương quan với dân Y-sơ-ra-ên.
        Đức Chúa Trời dúng tay Môi-se, A-rôn , Mi-ri-am để giải cứu Y-sơ-ra-ên khỏi Ai cập (Mi chê 6:4). Tay Môi-se làm những phép lạ tại Ai cập trước mặt vua Pha-ra-ôn. Tay Môi-se và A-rôn giơ ra khiến những tai vạ khủng khiếp đổ xuống xứ Ai cập (Xuất 7-10). Tay Môi-se giơ ra trên Biển Đỏ khiến nước biển dồn lại cho dân sự đi qua. Tay Môi-se đập hòn đá tại Hô-rếp khiến cho nước chảy ra cho dân sự uống. Tay Môi-se giơ lên cầu thay cho dân sự khi họ giao chiến với dân A-ma-léc (Xuất 17:6,11)... Rồi cũng bởi cớ tội ác của họ ngày càng gia tăng nên Đức Chúa Trời dùng các vua ngoại bang để tiêu diệt họ, lưu đày, làm cho họ tan lạc. Đức Chúa Trời cho phép dân ngoại tàn hại dân sự Ngài để tỉnh thức họ hầu cho họ nhìn biết Ngài là Đức Chúa Trời vẫn còn yêu thương họ!


        Tay Ngài trong tương quan với lời Đức Chúa Trời.
        Quyển Kinh Thánh mà chúng ta có ngày nay là do Đức Chúa Trời dùng “bàn tay loài người” chép ra bởi sự hà hơi và soi dẫn của Đức Thánh Linh, tức là thần của Ngài. Các bản cổ sao của Kinh Thánh đều do “bàn tay” của Môi-se, của các đấng tiên tri, của các tôi tớ Chúa, của các vị sứ đồ và môn đồ Ngài chép ra. Lời Ngài được khải thị cho các vị ấy khiến họ viết ra đúng ý chỉ của Đức Chúa Trời. Ngài dùng”bàn tay” loài người để diễn đạt ý định cùng công việc của Ngài. Ngài trù hoạch một chương trình cứu rỗi cho nhân loại, định đoạt vận mệnh tương lai của thế giới. Ngày sau rốt này, Ngài không còn khải thị cho các trước giả để họ chép Kinh Thánh nữa, vì bộ Kinh Thánh mà chúng ta hiện có đã trọn vẹn rồi. Giờ đây, Ngài vẫn dùng những “bàn tay” dâng hiến cho Ngài để phổ biến Lời Ngài bằng cách dịch ra nhiều ngôn ngữ, bằng cách phân phát cho mọi người chưa hiểu biết về Đức Chúa Trời, để họ cũng như chúng ta được tiếp nhận sự cứu rỗi không điều kiện của Ngài. Rồi đến phiên họ, họ cũng dâng hiến “bàn tay” mình mà phân phát Lời Chúa. (còn tiếp)
 
Vĩnh Phước, ngày 20 tháng 10 năm 202

(HT st- Trích bài viết của Bà Mục sư Phạm Văn Năm)

 

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn