06:46 EDT Thứ bảy, 27/04/2024

Tin Tức

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 39

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 36


Hôm nayHôm nay : 13035

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 261609

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 22991016

Trang nhất » Dưỡng linh » Tư liệu Tham khảo

Bài Mới

Kiên Nhẫn Giúp Đỡ Lẫn Nhau

Kiên Nhẫn Giúp Đỡ Lẫn Nhau

“Nhưng, hỡi anh em, xin anh em hãy răn bảo những kẻ ăn ở bậy bạ, yên ủi những kẻ ngã lòng, nâng đỡ những kẻ yếu đuối, phải nhịn nhục đối với mọi người. Hãy giữ, đừng có ai lấy ác báo ác cho kẻ khác; nhưng hãy tìm điều thiện luôn luôn, hoặc trong vòng anh em, hoặc đối với thiên hạ” (câu 14-15).

Xem tiếp...

TIỂU SỬ THÁNH CA- BÀI SỐ 21 THÁNH CA 258: ÔI CHÚA ĐẤNG TÔI CẦN LUÔN

Thứ tư - 21/09/2022 22:54
TIỂU SỬ THÁNH CA- BÀI SỐ 21 THÁNH CA 258: ÔI CHÚA ĐẤNG TÔI CẦN LUÔN

TIỂU SỬ THÁNH CA- BÀI SỐ 21 THÁNH CA 258: ÔI CHÚA ĐẤNG TÔI CẦN LUÔN

Theo như lời của tác giả thì bài Thánh Ca quen thuộc này đã được “thổi” vào trần gian bằng đôi cánh tình yêu và hoan hỉ.

TIỂU SỬ THÁNH CA- BÀI SỐ 21
THÁNH CA 258: ÔI CHÚA ĐẤNG TÔI CẦN LUÔN
 
      Theo như lời của tác giả thì bài Thánh Ca quen thuộc này đã được “thổi” vào trần gian bằng đôi cánh tình yêu và hoan hỉ. Nhà thơ, bà Annie Sherwood Hawks, đã từ Hoosick, New York nơi bà sinh ra chuyển đến Brooklyn, và trong nhiều năm bà là một tín hữu sốt sắng của Hội thánh Báp-tít Hanson Place ở đó. Khoảng năm 1868 vị chủ toạ Hội Thánh ấy cũng là một nhà thơ và sáng tác Thánh Ca, Mục sư Robert Lowry, khám phá năng khiếu thi ca kỳ diệu của bà, ông đã khuyến khích bà dùng đặc ân đó sáng tác thơ cho thiếu nhi. Suốt 80 năm chức vụ của ông tại đó, bà đã sáng tác hầu hết số bài thơ của mình và phần lớn các điệu phổ nhạc đều do ông soạn.


      Một buổi sáng tháng 6.1872 bà Hawks lúc ấy được 37 tuổi, đang bận bịu với những việc bình thường và túi bụi của các bà nội trợ, thình lình bà bị tràn ngập bởi ý thức về sự hiện diện gần gũi của Đức Chúa Trời.

      “Tôi tự hỏi làm sao một người có thể sống mà không có Ngài”, bà nghĩ: “Khi tôi thấy dường như Chúa chần chừ nán lại trong phòng”. “Tách rời khỏi Đức Chúa Trời, làm sao con người có thể đối diện với đau thương hay kinh nghiệm được niềm vui sâu xa vững bền và tách rời khỏi sự đồng hành luôn luôn của Chúa thì làm sao con người đắc thắng cám dỗ?”,  bà nửa như tự hỏi trong lòng, nửa nói thành lời.

      Ý nghĩ về nhu cầu Đấng Christ đối với con người đã hoàn toàn chiếm hữu bà. Chẳng mấy chốc, chẳng cần nỗ lực bao nhiêu, một loạt các “cặp” câu thơ đã hình thành trong trí bà. Chờ đợi để viết các câu thơ ấy thì thật khó nên ngay lúc ấy bà đã tuôn ra những dòng sau:
 
“Ôi Chúa Đấng tôi cần luôn, duy Chúa nhơn lành, dịu êm ấy duy Lời Chúa, giúp tôi an bình.
“Ôi Chúa Đấng tôi cần luôn, xin Chúa luôn gần, tà ma hết phương lừa dối, khi Chúa ở gần...”
      Những dòng thơ quá đơn sơ đến mức bà thấy mắc cỡ nếu đưa cho vị mục sư của mình. Song ông cứ khăng khăng rằng bà phải đưa cho ông từng bài thơ mà bà sáng tác. Cho nên nuốt lấy lòng tự ái bà trao bài thơ trên cho ông sau buổi nhóm sáng Chúa nhật kế đó với chút hy vọng rằng trên đôi cánh âm nhạc của ông, tiếng hát của họ sẽ đi vào hàng triệu tấm lòng.

      Tấn sĩ Robert Lowry đọc đi đọc lại những khổ thơ đơn sơ ấy cho đến lúc ông nhận thức rằng con chiên của mình đã sáng tác bài thơ hay nhất của bà song với “xu hướng điệp khúc” mà ông vẫn dành rất nhiều tình cảm, ông cảm thấy bài Thánh Ca sẽ không trọn vẹn nếu thiếu một phần như vậy. Thế là, ngồi bên cây đàn organ bé nhỏ trong phòng khách của tư thất Mục sư ở Brooklyn, ông vừa phổ nhạc bài thơ của bà Hawks, vừa soạn thêm phần điệp khúc của chính ông như sau:
“Mỗi phút cần Chúa giúp đỡ tôi, nương nhờ cánh Giê-xu hoài.
Xin ban phước cho tôi từng giây, tôi đến đây Ngài (ơi)”.
   
      Đây không phải là lần đầu tiên Tấn sĩ viết một 'điệp khúc'. Ông ái mộ bài Thánh Ca vĩ đại “Chúng ta, những người yêu mến Đức Giê-hô-va, hãy đến” (TC.22) của Isaac Watts đến mức ông thấy rằng bài hát ấy xứng đáng có một giai điệu du dương dạt dào tình cảm hơn là giai điệu uy nghi của bài “thánh Thomas” như cách người ta vẫn hát bài ấy; thế là ông soạn một giai điệu của chính mình và thêm phần điệp khúc như sau:
“Ta bước lên Si-ôn hè, tiến lên ngọn núi Si-ôn đẹp đẽ
Ngắm Si-ôn ta hăng hái bước tới thủ đô thiêng liêng vinh quang muôn đời”.
      
      Ông cũng ngưỡng mộ bài Thánh Ca phục sinh oai nghiêm “Ha-lê-lu-gia, Chúa Phục sinh hôm nay” của Wesley với mức thế đó và ông không thể an nghỉ cho đến khi viết và soạn xong phần 'điệp khúc' của chính ông và của cả bài hát ấy. Đó là bài 'Chirst Phục sinh' (TC.103) một Thánh Ca được mãi mãi yêu chuộng, được cả người lớn lẫn trẻ em trên toàn thế giới hát trong mùa Phục sinh.
 

      Bài hát mới: “Ôi Chúa, Đấng chúng tôi cần luôn” được trình bày lần đầu tiên tại hội nghị Trường Chúa nhật Hội thánh Báp-tít toàn quốc họp tại Cinninati, Ohio tháng 11 năm 1872. Năm sau, bài hát ấy đựơc in trong một quyển nhạc mới có tựa đề “Vương miện Hoàng gia” do Tấn sĩ Lowry và W.H.Doane biên soạn.
   

      Về sau này, bà Hawks, tác giả bài thơ đã nói: “Bài thơ của tôi có tính cách tiên tri hơn là diễn tả kinh nghiệm của chính tôi, tôi không hiểu nổi tại sao bài hát ấy lại đụng đến trái tim lớn, phập phồng của nhân loại như vậy. Phải mãi về sau này, khi bóng dáng của một sự mất mát lớn lao phủ trên tôi, tôi mới hiểu được cái gì đó của sự an ủi trong những lời thơ mà tôi được phép viết ra trong những giờ phút bình tịnh, yên ninh ngọt ngào của tôi”.
 

      Sau khi chồng bà qua đời năm 1888, bà về ở Bennington Vermont với một trong các con của bà, cho đến năm 1918 bà về với Chúa, hưởng thọ 83 tuổi.
 
                                                                                                                Vĩnh Phước, ngày 22 tháng 9 năm 2022
                                                                                                            (HT- st)

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn