10:22 EDT Thứ sáu, 10/05/2024

Tin Tức

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 24

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 22


Hôm nayHôm nay : 10792

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 99755

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 23108788

Trang nhất » Dưỡng linh » Thuyết Trình

Bài Mới

Điều Gì Làm Tôi Chết?

Điều Gì Làm Tôi Chết?

“Nhưng ấy là tội lỗi đã làm cho tôi chết, hầu khi nó nhân điều lành làm chết tôi, tự bày ra nó là tội lỗi; đến nỗi tội lỗi nhân điều răn trở nên cực ác” (câu 13b BTT).

Xem tiếp...

Cách Bày Tỏ Sự Tôn Trọng Người Chồng

Thứ ba - 18/08/2015 21:16
Cách Bày Tỏ Sự Tôn Trọng Người Chồng

Cách Bày Tỏ Sự Tôn Trọng Người Chồng

Kính thưa quý độc giả, Chúng ta đang ở chương thứ 17 của quyển sách Yêu Thương Và Tôn Trọng của Tiến sĩ Emerson Eggerichs với chương đề: THỨ BẬC—ĐÁNH GIÁ CAO AO ƯỚC BẢO VỆ VÀ CHU CẤP CỦA NGƯỜI CHỒNG.



                 Kính thưa quý độc giả,

                 Chúng ta đang ở chương thứ 17 của quyển sách Yêu Thương Và Tôn Trọng của Tiến sĩ Emerson Eggerichs với chương đề: THỨ BẬC—ĐÁNH GIÁ CAO AO ƯỚC BẢO VỆ VÀ CHU CẤP CỦA NGƯỜI CHỒNG. Tuần vừa qua, chúng tôi đã giải thích quan điểm của Phao-lô trong thơ Ê-phê-sô về thứ bậc của vợ chồng trong quan hệ hôn nhân theo Thánh Kinh. Tôi cũng khẳng định rằng trong những thế kỷ qua, nhiều người đã hiểu sai lạc vế đầu để đối xử cách lạm dụng với người nữ. Phao-lô đã nói gì? Trong Ê-phê-sô 5, Phao-lô đưa ra mối quan hệ hôn nhân lý tưởng, theo đó, người vợ vâng phục chồng mình và ở dưới sự che chở bảo vệ của chồng. Người chồng yêu thương vợ mình đến nỗi sẵn sàng chết thay cho cô.

                 Hầu hết các bà vợ tôi đã từng tư vấn đều đồng ý với “bức tranh lý tưởng” này. Người vợ Tin Lành không hề ngần ngại trước sự dạy dỗ phù hợp với Thánh Kinh; cô ấy chỉ do dự trước những thái cực mà một người chồng có thể hành xử. Liệu khái niệm về thứ bậc phù hợp với Thánh Kinh sẽ dẫn đến sự lạm dụng hay chuyên quyền nào đó chăng? Liệu một người nam sẽ lợi dụng việc làm đầu của gia đình bằng cách hạ thấp hay cư xử tệ bạc với vợ và các con của mình chăng? Vâng, điều này có thể xảy ra, nhưng đừng quên rằng với một người chồng có ác ý, thì sự bạc đãi dù sao chăng nữa cũng sẽ xảy ra, cho dù cấu trúc của gia đình như thế nào đi nữa. Bất cứ vai trò thứ bậc nào được ban cho anh ta đều không có liên hệ gì với sự lạm dụng hay ngược đãi. Người có ác ý luôn đối xử với những người quanh mình cách lạm dụng.

                 Tôi cũng xin nhắc lại rằng ao ước chu cấp cho vợ mình là một điều gì đó Đức Chúa Trời đặt để sâu bên trong tâm hồn của những người nam, vì điều ấy là quan trọng đối với họ. Nam giới rất nhạy cảm trước những lời nhận xét có tính chất làm bẽ mặt trong lãnh vực chu cấp cho gia đình. Tuần qua chúng ta đã được nghe một câu chuyện minh họa về CÁCH ĐỂ HẠ THẤP MỘT NGƯỜI CHỒNG VỚI BẢY TỪ NGỮ. Khi đứng trước một ngôi nhà mới tuyệt đẹp của bạn bè, người vợ nói với chồng trước mặt những người khác, rằng: “Anh cần có thêm một việc làm.” Có lẽ người vợ này đã không nhận thức được điều mình đã làm và không hề nghĩ rằng điều cô nói sẽ chạm tự ái của chồng cô. Nhưng cô đã thực sự chạm tự ái của anh ấy bởi vì cô không hiểu chồng mình, cũng không thấy được nhu cầu cần bày tỏ lòng tôn trọng đối với chồng.

                 Nan đề mà nhiều phụ nữ gặp ngày nay—kể cả những bà vợ Cơ Đốc—chính là họ muốn được đối xử giống như một bà hoàng, nhưng sâu xa trong lòng, các bà kháng cự lại việc đối xử với chồng mình giống như một vị vua. Các bà không sẵn lòng nhận thức rằng, tận sâu trong lòng người chồng là ước muốn trở thành người chu cấp và bảo vệ cho vợ con — anh ấy muốn là một chiếc dù che chở vốn sẵn sàng chết thay cho vợ mình nếu cần phải làm điều ấy.

                 BÀY TỎ SỰ TÔN TRỌNG BẰNG ÁNH NẾN

                 Kính thưa quý độc giả,

                 Hôm nay chúng ta sẽ nói đến cách bày tỏ sự tôn trọng chồng, ngay cả trong những lúc khó khăn nhất. Có nhiều cách để bày tỏ sự tôn trọng với chồng bạn. Hãy tìm kiếm những cách thức để trân trọng ao ước bảo vệ và chu cấp của anh ấy, đặc biệt là khi mọi việc không đang diễn ra quá tốt đẹp đối với anh ấy.

                 Tiến sĩ E. V. Hill, một người hầu việc Chúa năng động và là Mục sư quản nhiệm của Hội Thánh Báp-tít Truyền Giáo Núi Si-ôn tại Los Angeles, đã mất đi người vợ của ông, tên là Jane, vì bệnh ung thư vài năm trước. Tại lễ tang của bà, Tiến sĩ Hill miêu tả một số trong những cách thức bà đã làm cho ông trở nên một người tốt hơn. Khi còn là một nhà truyền đạo trẻ sống chật vật, E. V. gặp khó khăn trong việc mưu sinh. E. V. trở về nhà một đêm nọ và thấy căn nhà tối đen. Khi mở cửa ra, ông thấy là Jane đã chuẩn bị một bữa ăn tối cho hai người dưới ánh nến. Ông nghĩ đó là một ý tưởng tuyệt vời và đi vào phòng tắm để rửa tay. Ông cố gắng mở đèn nhưng không được. Rồi ông lần đường đi vào phòng ngủ và bật một công tắc khác. Vẫn hoàn toàn tối đen. Vị mục sư trẻ trở lại phòng ăn và hỏi Jane vì sao không có điện. Cô bắt đầu khóc.

                 “Anh làm việc thật vất vả, và chúng ta đang cố gắng,” Jane nói, “nhưng tình cảnh khá khó khăn. Em không có đủ tiền để trả hóa đơn điện. Em không muốn anh biết về việc này, vì thế em nghĩ chúng ta sẽ chỉ ăn dưới ánh nến thôi.”

                 Tiến sĩ Hill miêu tả những lời lẽ của vợ mình với sự cảm động sâu xa. “Cô ấy đã có thể nói, ‘Em chưa bao giờ ở trong tình huống này trước đây. Em được nuôi dưỡng trong gia đình của Tiến sĩ Caruthers, và chúng em chưa bao giờ bị cắt điện cả.’ Cô đã có thể làm tôi nhụt chí; cô đã có thể làm tôi suy sụp; cô đã có thể làm tôi nản lòng. Nhưng thay vì thế cô đã nói, “Bằng cách này hay cách khác chúng ta sẽ có điện lại. Nhưng tối nay chúng ta hãy ăn dưới ánh nến anh nhé.’”

                 Câu chuyện sâu sắc này là một sự nghiên cứu về cách thức một người vợ nên trân trọng ao ước bảo vệ và chu cấp của chồng mình. Có thể là Bà Hill đã không có một định nghĩa đầy đủ về thứ bậc phù hợp với Thánh Kinh trong tâm trí khi bà thắp những ngọn nến này lên, nhưng theo bản năng bà biết làm thế nào để ủng hộ chồng mình và trân trọng ao ước bảo vệ và chu cấp của ông ấy. Như Tiến sĩ Hill đã thừa nhận, bà đã có thể làm ông nhụt chí với những lời lẽ phê bình chỉ trích hoặc châm biếm mỉa mai. Nam giới nhìn thấy bản thân họ như là “ở trên” gia đình mình. Đây là lý do vì sao một người chồng vô cùng nhạy bén trong suốt những cuộc xung đột khi anh ta nghe những điều có vẻ như là những sự nhận xét có tính chất làm bẽ mặt. Người vợ màu hồng có thể không nhìn thấy bản thân cô đang làm bẽ mặt chồng mình trong suốt một cuộc thảo luận sôi nổi về vấn đề tài chánh. Cô ấy chỉ đang cho anh ta biết cô cảm thấy thế nào để anh ta có thể đáp lại với tình yêu và sự thông hiểu. Tuy nhiên, bởi vì người chồng mang cặp kính và đôi tai nghe màu xanh của cô có một đầu óc về thứ bậc, nên những lời nhận xét của cô nghe có vẻ đang làm giảm uy tín của anh ấy. Hãy ghi nhớ điều này. Nam giới dễ bị tổn thương hơn trước sự phê bình chỉ trích khi nó có liên hệ tới những vấn đề về “quyền làm chủ.”

                 TẤM THIỆP ANH ẤY SẼ GIỮ MÃI

                 Kính thưa quý độc giả,

                 Giả sử bạn là một người vợ tin cậy chồng mình. Anh ấy có thể không hoàn hảo trong cương vị người làm đầu của gia đình, nhưng bạn sẵn sàng cho phép anh ấy sống trong vai trò đó khi bạn vâng phục quyền làm chủ của anh ấy. Làm thế nào bạn có thể áp dụng những gì tôi đã nói? Bạn có thể bày tỏ sự tôn trọng đối với anh ấy trong vai trò của anh ấy như người làm đầu và người lãnh đạo không? Một trong những phương pháp đơn giản nhất tôi gợi ý cho các bà vợ là gửi đến chồng họ cái mà tôi gọi là một “tấm thiệp tỏ sự tôn trọng.” Theo sự nghiên cứu của tôi, nam giới ít khi giữ những tấm thiệp yêu thương vợ họ gửi tặng họ trên đó có vẽ thật nhiều hình trái tim hay ký hiệu của nụ hôn và vòng tay ôm. Nhưng tôi sẽ bảo đảm với bạn anh ấy sẽ giữ một tấm thiệp bạn gửi cho anh với dòng chữ, “Em đang nghĩ về anh ngày hôm nọ, rằng anh sẽ chết thay cho em. Đó là một ý tưởng tuyệt vời đối với em.” Hãy ký tên vào đó, “Với tất cả sự tôn trọng của em, người vẫn luôn ngưỡng mộ anh.”

                 Hãy nhớ, đừng ký tên với dòng chữ, “Với tất cả tình yêu của em.” Anh ấy biết bạn yêu anh ấy. Hãy ký là, “Với tất cả sự tôn trọng của em.” Chồng bạn sẽ giữ tấm thiệp ấy mãi. Từ nay trở đi bạn sẽ ngự trị trên anh ấy lâu dài và sẽ thấy là anh ấy cứ đọc đi đọc lại tấm thiệp ấy. Vì sao? Bởi vì bạn đã nói theo cách anh ấy mong đợi—bằng tiếng mẹ đẻ của anh ấy. Nói về sự tôn trọng bằng tiếng mẹ đẻ của một người chồng thực sự có tác động rất lớn.
 

Tiến sĩ Emerson Eggerichs
Nguồn: phatthanhhyvong.com

Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn