13:43 EDT Thứ tư, 08/05/2024

Tin Tức

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 37


Hôm nayHôm nay : 10672

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 75071

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 23084104

Trang nhất » Dưỡng linh » Thuyết Trình

Bài Mới

Tội Lỗi Và Ân Sủng

Tội Lỗi Và Ân Sủng

“Vả, luật pháp đã xen vào, hầu cho tội lỗi gia thêm; nhưng nơi nào tội lỗi đã gia thêm, thì ân điển lại càng dư dật hơn nữa” (Rô-ma 5:20).

Xem tiếp...

Thánh Kinh Có Dạy “Vâng Phục Lẫn Nhau” Chăng?

Thứ hai - 07/09/2015 21:19
Thánh Kinh Có Dạy “Vâng Phục Lẫn Nhau” Chăng?

Thánh Kinh Có Dạy “Vâng Phục Lẫn Nhau” Chăng?

Kính thưa quý độc giả, Tuần qua chúng ta đã bước sang Chương 18 với chương đề: THẨM QUYỀN—ĐÁNH GIÁ CAO AO ƯỚC PHỤC VỤ VÀ LÃNH ĐẠO CỦA NGƯỜI CHỒNG.



                 Kính thưa quý độc giả,

                 Tuần qua chúng ta đã bước sang Chương 18 với chương đề: THẨM QUYỀN—ĐÁNH GIÁ CAO AO ƯỚC PHỤC VỤ VÀ LÃNH ĐẠO CỦA NGƯỜI CHỒNG. Tôi đã kể cho quý thính giả một câu chuyện đùa dí dỏm về một cặp vợ chồng đã kết hôn và quyết định rằng người chồng sẽ là người đưa ra quyết định sau cùng cho những vấn đề quan trọng, chính yếu trong nhà, còn người vợ có quyền quyết định mọi vấn đề thứ yếu. Sau hai mươi năm, người chồng nhận ra rằng mình chưa hề có một quyết định chính yếu nào cả.

                 Tôi cũng đã đưa ra câu hỏi, rằng AI LÀ CHỦ TẠI NHÀ BẠN? Trong nền văn hóa do chủ nghĩa nữ quyền thống trị ngày nay, câu hỏi “Ai là người chủ?” có thể là đề tài không bao giờ chấm dứt của sự châm biếm hài hước và gây xung đột trong quan hệ hôn nhân. Chúng ta đã thấy trong những chương trước, rằng sứ đồ Phao-lô đưa ra thứ bậc của gia đình phù hợp với Thánh Kinh: Người nam là cái đầu, và người vợ sẽ phải vâng phục anh ta. Người chồng có thiện chí không lợi dụng vị trí làm chủ gia đình như một chiếc gậy để đánh đập vợ con mình. Anh ta phải hành xử một cách có trách nhiệm và đầy yêu thương để thực hiện vai trò lãnh đạo mà Đức Chúa Trời đã đòi hỏi anh thực hiện.

                 Tuy nhiên, ngày nay chủ đề về quyền làm đầu và thẩm quyền của người nam luôn luôn là một chủ đề nhạy cảm. Nhiều người vợ đã hành xử theo kiểu chồng mình được làm cái đầu tàu trong gia đình và có quyền và thực hiện các quyết định lớn nhỏ, với điều kiện là mọi quyết định của anh ta phải được cô ấy đồng ý tán thành. Thực tế cho thấy, nhiều bà vợ cho rằng họ là những người có quyết định đúng đắn hơn chồng, rằng họ có sự phán đoán tốt hơn chồng trong nhiều lãnh vực, thế nhưng họ bị cản trở bởi khái niệm phải làm theo ý của chồng mình và để cho người chồng “làm chủ”. Vì thế, xung đột trong gia đình là điều không tránh khỏi. Nên nhớ rằng thái độ tôn kính của một người vợ không hề làm suy giảm những khả năng do Chúa ban cho nàng, như sách Châm Ngôn trong Kinh Thánh, chương 31, câu 16 có chép rằng: “Nàng tưởng đến một đồng ruộng, bèn mua nó được. Nhờ hoa lợi của tay mình, nàng trồng một vườn nho.”

                 Kính thưa quý độc giả, hôm nay chúng ta sẽ xem Kinh Thánh nói gì.

                 Thánh Kinh CÓ DẠY “VÂNG PHỤC LẪN NHAU” CHĂNG?

                 Nhiều bà vợ Cơ Đốc bực bội, không thoải mái với những đề tài như quyền làm chủ và thẩm quyền. Khi sứ đồ Phao-lô viết những dòng chữ như Ê-phê-sô 5:22-23, lời lẽ của ông nghe có vẻ vô cùng thành kiến giới tính, đặc biệt là đối với những người vợ đang cư xử độc đoán với chồng của mình. Và thật không giúp ích chút nào khi sứ đồ Phao-lô nói thêm trong I Ti-mô-thê, chương 2, câu 12 rằng: “Ta không cho phép một người nữ... cầm quyền trên một người nam, nhưng phải ở yên lặng.

                 Trong những năm gần đây có một phong trào trong hội thánh giữa vòng một số học giả và giáo sư gợi ý rằng Kinh Thánh nói về “sự vâng phục lẫn nhau”—tức là, nam giới và nữ giới sẽ phải vâng phục nhau cách bình đẳng. Phân đoạn Kinh Thánh được sử dụng cho luận điểm này là Ê-phê-sô 5:21: “Hãy kính sợ Đấng Christ mà vâng phục nhau.”

                 Theo quan điểm về sự vâng phục lẫn nhau, Ê-phê-sô 5:21 muốn nói rằng “mỗi Cơ Đốc nhân cần phải vâng phục mọi Cơ Đốc nhân khác, và đặc biệt là vợ chồng thì cần phải ‘vâng phục lẫn nhau.’” Ý tưởng đàng sau sự vâng phục lẫn nhau trong ý nghĩa này là người vợ không có bổn phận phải vâng phục chồng mình theo bất cứ kiểu khác thường nào.

                 Nhưng nếu điều này đúng, thì khó mà giải thích được câu 22, chương 5 trong thơ Ê-phê-sô, nơi mà các bà rõ ràng đã được dạy rằng “phải vâng phục chồng mình như vâng phục Chúa”. Như tôi đã đề cập trong chương 17, từ ngữ Hy-lạp cho chữ “vâng phục” là hupotasso, có nghĩa là xếp bên dưới, hay đặt bên dưới. Khi một người vợ đặt bản thân mình bên dưới sự bảo vệ và chu cấp của chồng mình, sẽ có những lúc mà những sự bất đồng ý kiến xảy ra. Những sự bế tắc thực tế vẫn có thể xảy ra. Nếu một quyết định phải được thực hiện, người vợ được mời gọi làm theo ý của chồng mình, tin cậy Đức Chúa Trời sẽ hướng dẫn anh ấy để thực hiện một quyết định xuất phát từ tình yêu đối với cô như là người làm đầu có trách nhiệm của cuộc hôn nhân. Thơ viết cho Tít, chương 2 câu 5 Phao-lô cho rằng: Khi phụ nữ “đi theo sự lãnh đạo của người chồng”, họ tin cậy Đức Chúa Trời sẽ hướng dẫn các quyết định của chồng họ.”

                 Kính thưa quý độc giả,

                 Vậy thì, Phao-lô hàm ý gì khi ông nói các Cơ Đốc nhân cần phải vâng phục lẫn nhau? Đối với các cặp vợ chồng, tôi tin câu trả lời được tìm thấy trong sự Yêu Thương và Tôn Trọng. Chẳng hạn như nếu vợ chồng có xung đột về cách sử dụng tiền bạc, người chồng “vâng phục” vợ mình bằng cách đáp ứng nhu cầu của cô ấy, nghĩa là người chồng cảm thấy anh yêu vợ bất chấp sự xung đột. Anh vâng phục nhu cầu cần được yêu thương của vợ (Chúng ta có thể xem trong thơ Ê-phê-sô 5:21 Hãy kính sợ Đấng Christ mà vâng phục nhau. Trong khi đó, câu 25 lại kêu gọi rằng: "Hỡi người làm chồng, hãy yêu vợ mình, như Đấng Christ đã yêu Hội thánh, phó chính mình vì Hội Thánh"). Mặt khác, người vợ “vâng phục” chồng mình trong suốt một cuộc xung đột bằng cách đáp ứng nhu cầu của anh ấy, là cảm thấy rằng cô tôn trọng chồng, bất chấp rằng vấn đề gây ra xung đột chưa được giải quyết. Cô vâng phục nhu cầu cần được tôn trọng của chồng như trong thơ Ê-phê-sô 5:21-22: Hãy kính sợ Đấng Christ mà vâng phục nhau. Hỡi kẻ làm vợ, phải vâng phục chồng mình như vâng phục Chúa, và câu 33 khuyên cả vợ lẫn chồng rằng: "Thế thì mỗi người trong anh em phải yêu vợ mình như mình, còn vợ thì phải kính chồng."

                 Xin lưu ý là cả Phao-lô và Phi-e-rơ đều bắt đầu sự tranh luận về hôn nhân bằng cách nói đến sự vâng phục. Trong khi thơ Ê-phê-sô 5:22 viết: "Hỡi kẻ làm vợ, phải vâng phục chồng mình như vâng phục Chúa", thì I Phi-e-rơ 3:1 cũng viết: "Hỡi người làm vợ, hãy phục chồng mình, hầu cho nếu có người chồng nào không vâng theo Đạo, dẫu chẳng lấy lời khuyên bảo, chỉ bởi cách ăn ở của vợ, cũng đủ hóa theo", nhưng họ kết thúc sự tranh luận của mình bằng cách nói đến sự tôn trọng (xem Ê-phê-sô 5:33Thế thì mỗi người trong anh em phải yêu vợ mình như mình, còn vợ thì phải kính chồng và I Phi-e-rơ 3:7 "Hỡi người làm chồng, hãy tỏ điều khôn ngoan ra trong sự ăn ở với vợ mình, như là với giống yếu đuối hơn; vì họ sẽ cùng anh em hưởng phước sự sống, nên phải kính nể họ, hầu cho không điều gì làm rối loạn sự cầu nguyện của anh em." Điểm mấu chốt là nếu hai vợ chồng đến gần nhau với Mối Quan Hệ Yêu Thương và Tôn Trọng trong tâm trí, mọi sự sẽ tốt đẹp trong cuộc hôn nhân, ngay cho dù một quyết định có vẻ như rơi vào tình trạng bế tắc.

                 Kính thưa quý độc giả,

                 Một người vợ từng tham dự Hội Thảo Yêu Thương và Tôn Trọng của chúng tôi đã viết:

                 Tôi ngạc nhiên bởi việc “trở lại với những vấn đề căn bản.” Có nhiều cuộc bàn thảo về sự truyền thông trong hôn nhân, và việc đáp ứng nhu cầu của nhau, khi giải pháp đơn giản cho các vấn đề trong hôn nhân của chúng tôi nằm trong Lời của Đức Chúa Trời. Chúng tôi nói rằng Lời Chúa ban cho chúng tôi những gì chúng tôi cần cho cuộc sống và sự tin kính nhưng lại trôi lạc khỏi Lời ấy và rơi vào tâm lý học mà nhiều người ưa chuộng. Thỉnh thoảng tôi đọc phân đoạn Kinh Thánh trong Ê-phê-sô để nhắc nhở chính mình về sự vâng phục. Mặc dầu việc hạ mình xuống để vâng phục là khó khăn, song việc có được một người chồng Cơ Đốc khôn ngoan, thận trọng làm cho sự vâng phục dễ dàng hơn.

                 Thật hiển nhiên, ai đó có thể nói, “Được rồi, ông Emerson ơi, giả sử cả tình yêu và sự tôn trọng đều hiện diện—anh ấy mong muốn yêu thương cô ấy và cô ấy mong muốn tôn trọng anh ấy. Vậy thì sự quyết định cần phải đi theo hướng nào? Ai sẽ thực hiện sự kêu gọi?” Tôi tin rằng trong hầu hết các trường hợp khi cả tình yêu và sự tôn trọng đều hiện diện, các cặp vợ chồng giải quyết được cuộc xung đột. Hai người có thiện chí cảm thấy được yêu thương và được tôn trọng hầu như luôn khám phá một giải pháp sáng tạo để giải quyết cuộc xung đột. Có những lúc mà một người vợ “phải vâng lời Đức Chúa Trời hơn là vâng lời người ta” (Công vụ 5:29).
 

Tiến sĩ Emerson Eggerichs
Nguồn: phatthanhhyvong.com

Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn