15:58 EDT Thứ năm, 09/05/2024

Tin Tức

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 48

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 45


Hôm nayHôm nay : 14207

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 90697

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 23099730

Trang nhất » Dưỡng linh » Thuyết Trình

Bài Mới

Phao-lô, Cha Thuộc Linh Của Ti-mô-thê

Phao-lô, Cha Thuộc Linh Của Ti-mô-thê

“Ta cũng nhớ đến đức tin thành thật của con, là đức tin trước đã ở trong Lô-ít, bà ngoại con, và trong Ơ-nít, mẹ con, ta chắc rằng nay cũng ở trong con nữa” (câu 5).

Xem tiếp...

Mười Lời Nói Chắc Chắn Sẽ Thay Đổi Cuộc Đời Bạn – Bài 4

Thứ ba - 08/09/2015 21:25
Mười Lời Nói Chắc Chắn Sẽ Thay Đổi Cuộc Đời Bạn – Bài 4

Mười Lời Nói Chắc Chắn Sẽ Thay Đổi Cuộc Đời Bạn – Bài 4

Quý độc giả thân mến, Lời nói có một ảnh hưởng vô cùng to lớn. Trong những tuần qua, chúng ta có dịp tìm hiểu 7 lời nói chắc chắn sẽ thay đổi cuộc đời của bạn và tôi. Đó là lời nói “Tôi tin” sẽ đưa chúng ta vào thế giới siêu nhiên vô hạn của Thiên Chúa.

 

                    Quý độc giả thân mến,

                    Lời nói có một ảnh hưởng vô cùng to lớn. Trong những tuần qua, chúng ta có dịp tìm hiểu 7 lời nói chắc chắn sẽ thay đổi cuộc đời của bạn và tôi. Đó là lời nói “Tôi tin” sẽ đưa chúng ta vào thế giới siêu nhiên vô hạn của Thiên Chúa. Đó là lời nói “Tôi quan tâm” có sức mạnh thay đổi thế giới chung quanh bạn. Đó là lời nói “Tôi tha thứ” giải thoát bạn khỏi những đau khổ của quá khứ. Đó là lời nói “Tôi cần” để mở bao cánh cửa ân sủng dồi dào từ Thiên Đàng. Đó là lời nói “Tôi vâng phục” để tìm lại chính con người mình. Đó là lời nói “Tôi nhất định sẽ” giúp bạn vượt lên trên hoàn cảnh. Đó là lời nói “Không” để chống cự lại những dụ dỗ của tội lỗi, những lôi kéo nguy hại.                 

                    Trong tuần này, chúng ta sẽ tìm hiểu 3 lời nói còn lại trong mười lời nói có năng quyền to lớn nhất. Lời nói đầu tiên là “Tôi là”hay “Tôi chính là”.

                    Nếu có ai hỏi bạn rằng “Bạn là ai?” thì bạn trả lời bạn là ai? Có thể bạn trả lời rằng bạn là một học sinh, một công nhân, một y tá, một người lính, một tu sĩ, một người chuyên môn, một giám đốc, một chủ nhân vv. Điều này đúng dưới cái nhìn của con người, nhưng trước mặt Thiên Chúa, bạn thật sự là ai? Dưới cái nhìn của Đấng Tạo Hóa, bạn là một tạo vật vô cùng quý giá, có một không hai trong toàn cõi vũ trụ này. Thiên Chúa tạo dựng nên bạn theo như chân dung của Ngài, ban cho bạn những khả năng và cá tính hoàn toàn khác biệt với người khác.

                    Xác định chân giá trị của mình, dầu bạn đang đứng trong bất kỳ địa vị nào trong xã hội, là rất quan trọng. Có cả một hệ thống thật tinh vi và rộng lớn, đang làm lung lạc chân giá trị của bạn. Có những lý thuyết, thoạt nghe có vẻ khách quan và khoa học, nhưng đầy dẫy những ngụy biện và hoàn toàn vô căn cứ. Những lý thuyết này cho rằng bạn và tôi chỉ là kết quả tình cờ và vô mục đích của những tương tác vật chất. Xin đừng quên những lý thuyết này cũng là nền tảng của những chủ nghĩa chính trị độc tài, gây kinh hoàng cho cả nhân loại trong suốt thế kỷ 20 vừa qua.

                    Sau khi tạo dựng nên trời và đất, muôn loài thực vật và động vật, Ba Ngôi Thiên Chúa đã cùng nhau hội thảo để sáng tác nên tuyệt phẩm của Ngài; đó chính là con người chúng ta, như lời Kinh Thánh chép “Chúng ta hãy làm ra con người theo hình ảnh chúng ta, giống như chúng ta” (Sáng Thế Ký 1:26). Bạn và tôi không phải là một sản phẩm của ngẫu nhiên và vô mục đích, nhưng bạn và tôi là tạo vật quý giá nhất của Thiên Chúa.

                    Thế nhưng, nếu bạn và tôi là những con người quý giá của Thiên Chúa, tại sao chúng ta lại chịu nhiều khổ đau, trăn trở giữa cuộc đời này? Tại sao bạn và tôi khó cảm nhận sự hiện diện của Thiên Chúa? Một chân lý khác bạn và tôi cần biết, đó là bạn và tôi là những tội nhân trước mặt Ngài. Có mấy ai trong chúng ta biết ơn Thiên Chúa, mặc dù Ngài ban cho chúng ta hơi thở, sức lực, năng khiếu cùng vô số những điều kiện tốt lành để chúng ta tận hưởng đời sống? Có mấy ai tìm kiếm Ngài? Có mấy ai làm trọn những điều lương tâm mong muốn? Tất cả chúng ta đều vô cùng thiếu sót trước mặt Ngài và đều là kẻ có tội, như lời Kinh Thánh đã khẳng định “Mọi người đã phạm tội và bị tước mất vinh quang Thiên Chúa” (Rô-ma 3:23).

                    Nhận ra mình là một tội nhân trước mặt Thiên Chúa là một điều vô cùng quan trọng. Có nhiều triết lý và tôn giáo được dựng nên, để làm khỏa lấp, làm mập mờ về tình trạng “tội nhân” của bạn và tôi trước mặt Thiên Chúa. Các triết thuyết này cho rằng bằng cách tu thân, tích đức, chúng ta có thể tự giảm tội hoặc thậm chí xóa tội. Tiếc thay, dầu cho có cố gắng làm lành, lánh dữ bao nhiêu, với cả sức lực và ý chí, trọn đời bạn và tôi không bao giờ có thể đạt đến tiêu chuẩn thánh thiện tốt lành trọn vẹn của Thiên Chúa.

                    Chính vì sự bất lực này của con người, mà Chúa Giê-xu, chính là Thiên Chúa, đã tự nguyện giáng trần, sinh ra như một hài nhi, lớn lên với trái tim đầy tình thương, nhưng cuối cùng đã bị xử tử nhục nhã trên cây thập tự, để gánh thế tội lỗi cho bạn và tôi. Những ai tin vào tình thương và sự chết thế của Ngài, được Thiên Chúa tha thứ cho mọi vi phạm và được Ngài biến đổi để trở nên một con người mới, sẵn sàng cho một đời sống phước hạnh đời đời.

                    Bạn thân mến,

                    Hãy tự hỏi “Tôi là ai?” để xác định bạn từ đâu đến và tình trạng hiện nay của bạn trước Thiên Chúa, vì điều này là hệ trọng, như Chúa Giê-xu có nói “Các ngươi sẽ biết sự thật, và sự thật sẽ giải thoát các ngươi” (Giăng 8:32)

                    Nếu bạn chưa bao giờ tiếp nhận sự tha thứ từ Chúa Cứu Thế Giê-xu, sự thật là bạn là một tội nhân, còn đang ở trong sự thịnh nộ của Thiên Chúa.

                    Nếu bạn đã tiếp nhận dòng huyết hy sinh của Chúa Cứu Thế Giê-xu, sự thật là bạn đã được tha tội, được trắng án, được Thiên Chúa khôi phục trở lại địa vị làm con yêu dấu của Ngài. Lời Kinh Thánh cho biết “Nếu ai thuộc về Chúa Cứu Thế, người ấy là một người mới. Mọi việc cũ đã qua đi hết; hiện giờ mọi việc đều đã đổi mới!” (2 Cô-rinh-tô 5:17). Bất chấp những thế lực đen tối đang ngày đêm lung lạc, bêu rêu, moi móc những lỗi lầm trong quá khứ cũng như hiện tại, để phủ nhận tình trạng được tha tội của bạn, nhưng bạn có thể đứng dậy và tuyên bố rằng “Tôi đã được Thiên Chúa tha thứ mọi vi phạm. Tôi là một con người mới, thuộc về Chúa Giê-xu”.

                    “Bạn là ai”, “Tôi là ai” là những lời nói khẳng định vô cùng quan trọng và dẫn đến hệ quả đời đời là như vậy.

                    Kính thưa quý độc giả,

                    Lời nói tiếp theo mang một hệ quả tức thì, đó là khi bạn nói “Tôi có thể”. Khi lời nói “Tôi có thể” vừa rời khỏi miệng bạn, ngay lập tức, nó làm sôi động huyết quản của bạn, lay động những cảm nghĩ và ý chí trong tâm hồn bạn. “Tôi có thể làm điều này”, “Tôi có thể thực hiện điều kia”, “Tôi có thể thay đổi”, “Tôi có thể học được điều mới” “Tôi có thể trở nên ngàn lần tốt đẹp hơn”.

                    Dĩ nhiên, bạn và tôi là những con người hữu hạn, nhưng khi chúng ta biết nương tựa vào Thiên Chúa là Đấng Vô Hạn, thì bạn và tôi có thể làm được vô số điều tốt lành, như triết gia Phao-lô đã từng kinh nghiệm như sau “Tôi làm được mọi sự nhờ Đấng ban năng lực cho tôi” (Phi-líp 4:13).

                    Những thế lực đen tối muốn gieo vào tâm trí bạn sự chủ bại, nhắc nhở bạn những thất bại trong quá khứ, cản trở bạn bằng cách nói rằng “Bạn không thể làm nổi điều đó. Bạn quá bận rộn. Bạn quá tuổi rồi. Bạn kiệt sức rồi”. Nếu bạn nghe những lời tiêu cực này, hãy đứng dậy và nói “Tôi có thể” vì lời Đấng Tạo Hóa có hứa rằng:

                    “Thiên Chúa ban sức mạnh cho ai mệt mỏi,
                    Kẻ kiệt lực, Ngài làm cho nên cường tráng.
                    Thanh niên thì mệt mỏi, nhọc nhằn,
                    Trai tráng cũng ngả nghiêng, lảo đảo.
                    Nhưng những người cậy trông Thiên Chúa thì được thêm sức mạnh.
                    Như thể chim bằng, họ tung cánh.
                    Họ chạy hoài mà không mỏi mệt và đi mãi mà chẳng chùn chân.” (Ê-sai 40: 29-31)

                    Thánh sử có ghi lại, Thiên Chúa giải thoát dân Do-thái ra khỏi Ai-cập là nơi họ bị bắt làm nô lệ và hướng dẫn họ đến vùng đất mà Ngài hứa ban cho dân tộc này để lập quốc. Trước khi tiến vào vùng đất hứa, Môi-se là lãnh tụ của dân Do-thái lúc bấy giờ, đã sai 12 người trinh thám đi vào vùng đất hứa để dọ thám tình hình. Mười người trinh thám trở lại, báo cáo rằng vùng đất hứa thật là tốt đẹp, phì nhiêu, nhưng thổ dân ở đây cường tráng, thành thị rộng lớn, hào lũy kiên cố và dân Do-thái không có thể tiến vào được. Toàn dân vô cùng nản lòng, nhưng may thay, có hai người trinh sát còn lại, tên là Khanh-lý và Giô-suê, dựa vào kinh nghiệm hỗ trợ của Thiên Chúa, đã đứng lên và dõng dạc tuyên bố rằng “Chúng ta phải đi ngay vào chiếm lấy đất ấy, chúng ta thừa sức chinh phục xứ này." (Dân số ký 13:30)

                    Mặc dù 10 người trinh sát nói rằng “Chúng ta không thể”, nhưng chính vì lời nói của 2 người trinh sát còn lại “Chúng ta có thể” đã mở ra những trang sử lập quốc hào hùng của dân tộc Do-thái, bày tỏ quyền năng siêu việt của Thiên Chúa trên một dân tộc biết tin cậy nơi Ngài khi phải đối đầu với những dân tộc khác chối bỏ Ngài.

                    Quý độc giả thân mến,

                    Chín lời nói đầy năng quyền mà chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu, để rồi cuối cùng dẫn tới một lời nói vô cùng quan trọng, có tính quyết định; lời nói mà mọi người trông chờ, lời nói mà Thiên Chúa mong mỏi từ lâu ở nơi bạn và tôi. Sau khi bạn và tôi tin cậy, quan tâm, lựa chọn, quyết định, đặt hết ý chí và tấm lòng, thì lời nói cuối cùng là “Tôi phải” hay “Tôi phải làm” hay “Tôi phải thực hiện”. Đầy là lời nói cuối cùng để hoàn thành mục đích của những lời nói khác. Sau khi cảm nhận, được thôi thúc, bạn muốn trút hết những khao khát của tâm hồn và ý chí qua hành động khi bạn nói “Tôi phải tiến hành điều này”.

                    Khi Giê-xu được 12 tuổi, lần đầu tiên theo chân dưỡng phụ là Giô-sép và mẹ là Ma-ri đến đền thờ Jêrusalem, cậu thiếu niên đã tự ý lưu lại trong đền thờ ba ngày vì khao khát muốn trình bày về Thiên Chúa cho nhiều người. Giô-sép và Ma-ri phải mất ba ngày mới kiếm ra Giê-xu và tỏ ý vô cùng lo lắng. Cậu bé Giê-xu đã bày tỏ nỗi lòng của mình như sau: “Cha mẹ không biết con phải lo việc của Cha Thiên Thượng của con sao?” (Lu-ca 2: 49).

                    Trong vườn Ghết-sê-ma-nê, khi biết trước mình sẽ bị bắt và bị hành hình trên cây thập tự để đền nợ tội thế cho cả nhân loại, Chúa Giê-xu cảm thấy vô cùng đau khổ, nhưng Ngài biết đây là chuyện Ngài phải làm, vì đây là cách duy nhất để cứu chuộc cả loài người ra khỏi án phạt của Thiên Chúa. Ngài thực sự đã nói “Tôi phải thực thi điều này” khi Ngài cầu nguyện rằng “Thưa Cha, nếu Cha muốn, xin lấy ly đau khổ này đi. Nhưng hãy làm theo ý Cha chứ không phải theo ý con.” (Luca 22: 42)

                    Bạn thân mến,

                    Sau khi bạn nói “Tôi tin”, “Tôi quan tâm”, “Tôi tha thứ”, “Tôi cần”, “Tôi vâng phục”, “Tôi nhất định sẽ”, “Tôi cương quyết không”, “Tôi là”, “Tôi có thể”, cuối cùng, bạn hãy nói “Tôi phải làm” để cho những khao khát, ước mơ và ý chí của bạn biến thành hành động cụ thể, dẫn đưa bạn bước vào nguồn ân sủng tuyệt vời mà Thiên Chúa đang muốn tuôn tràn trên đời sống bạn.

                    Lời nói mang một sức mạnh vô song! Lời nói không những ảnh hưởng ngay trên hiện tại, nhưng cũng quyết định số phận đời đời nữa. Thân chúc bạn biết sử dụng lời nói để xây dựng chính mình, xây dựng thế giới xung quanh bạn nhiều lần tốt đẹp hơn và nhất là khám phá ra tình thương vô đối và lòng khoan dung bao la của Thiên Chúa trên đời sống bạn.
 

Dựa theo “The 10 Most Powerful Words You Can Say” của Rev. Jack Hanes – Tùng Tri lược dịch
Nguồn: phatthanhhyvong.com

Từ khóa: lời nói

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn