20:42 EDT Thứ sáu, 03/05/2024

Tin Tức

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 39


Hôm nayHôm nay : 10018

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 28251

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 23037284

Trang nhất » Dưỡng linh » Thuyết Trình

Bài Mới

Nỗi Lòng Cha Mẹ

Nỗi Lòng Cha Mẹ

“Chớ mang ách chung với kẻ chẳng tin. Bởi vì công bình với gian ác có hội hiệp nhau được chăng? Sự sáng với sự tối có thông đồng nhau được chăng?” (II Cô-rinh-tô 6:14).

Xem tiếp...

Đức Tin và Sức Khỏe Thuộc Linh

Thứ tư - 05/12/2018 19:21
Đức Tin và Sức Khỏe Thuộc Linh

Đức Tin và Sức Khỏe Thuộc Linh

Kính thưa quý thính giả, Trong các qua, chúng ta đã theo dõi chương thứ 11 của sách “Sức Khỏe Đơn Giản”, trình bày ảnh hưởng của đức tin trên sức khỏe xã hội, hay nói cách khác, là chất lượng các mối quan hệ. Chúng ta cũng đã theo dõi ảnh hưởng của đức tin trên sức khỏe thuộc linh.



                  Kính thưa quý thính giả,

                  Trong các qua, chúng ta đã theo dõi chương thứ 11 của sách “Sức Khỏe Đơn Giản”, trình bày ảnh hưởng của đức tin trên sức khỏe xã hội, hay nói cách khác, là chất lượng các mối quan hệ. Chúng ta cũng đã theo dõi ảnh hưởng của đức tin trên sức khỏe thuộc linh.

                  Đức tin xây dựng mối quan hệ tích cực và điều này tăng cường sức khỏe của bạn. Những cặp vợ chồng có cùng đức tin, thì ít ly hôn hơn, khỏe mạnh hơn những người đã ly hôn. Các nghiên cứu cho thấy tỉ số bệnh tật và chết yểu cao hơn ở những người ly hôn, so với những người có mối hôn nhân lâu dài và bền bỉ.

                  Những người cùng một hoàn cảnh mà cùng đức tin thường hỗ trợ và nâng đỡ nhau tốt nhất.

                  Đức tin đến từ mối quan hệ mật thiết với Đức Chúa Trời, qua sự tin nhận Con Một của Ngài là Chúa Cứu Thế Giê-xu đã hy sinh tánh mạng để đền tội thế cho bạn và tôi. Đức tin chân thật mang đến sự bình an sâu thẳm trong tâm hồn và sẽ là lý do để được khỏe mạnh trọn vẹn, như Kinh Thánh có trình bày: “Lòng bình an là sự sống cho thân thể.” (Châm Ngôn 14:30)

                  Kính thưa quý thính giả,

                  Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau theo dõi phần tiếp theo của đề tài: “Đức Tin và Sức Khỏe Thuộc Linh.”

                  Mối quan hệ yêu thương với Đức Chúa Trời tạo ý chí, khả năng yêu thương và phục vụ tha nhân. Những mối quan hệ yêu thương với tha nhân làm giàu thêm kinh nghiệm, khích lệ và thêm năng lực cho chúng ta trong cuộc sống mỗi ngày, và điều này sẽ nâng cao thêm mối quan hệ giữa chúng ta với Đức Chúa Trời, và những lợi ích cứ thế mà xoay vần và bồi đắp mãi.

                  Kết quả là, đức tin không phải là điều thông thường phát triển hoặc được biểu lộ nổi bật nhất trong việc nâng cao sức khỏe khi sống một cách cô lập. Đúng, một số nhà khổ hạnh (các loại ẩn sĩ) qua bao thế kỷ đã có được những nhận thức quan trọng về bản tánh của Đức Chúa Trời cùng đường lối của Ngài trong thế giới chúng ta. Nhưng giá trị những nhận thức của họ là ở chỗ họ đem chia sẻ cho người khác. Những nhận xét, kinh nghiệm, hiểu biết của chúng ta về Kinh Thánh, cùng những kết quả khảo cứu khoa học, tất cả đều hỗ trợ ý kiến cho rằng tuy mỗi người đều có cách thực hành đức tin riêng biệt (như bạn thấy trong phần kiểm tra ở đầu chương này), nhưng những lợi ích nâng cao sức khỏe của đức tin trong thực hành, lộ rõ nhất khi đức tin thực hành vừa trong bối cảnh riêng tư lẫn công khai.

                  Dĩ nhiên, bối cảnh công khai thông thường nhất là tham gia trong các lễ nhóm tôn giáo. Tuy không ai có thể nói phần nào trong lễ nhóm ở nhà thờ là lành mạnh nhất cho cơ thể, trí tuệ, linh hồn, hoặc ngay cả mang tính tương quan, nhưng có thể là hiệu quả mang tính tích lũy. Bài giảng có thể kết án, tạo cảm hứng, hoặc cả hai; âm nhạc thì nâng cao tâm linh, đặc biệt khi hội chúng hát ngợi khen và thờ phượng; cầu nguyện là dâng lời xưng tội chung của mọi người tham dự, lời chúc tụng Đức Chúa Trời cùng lời cầu nguyện cho các nhu cầu và những quan tâm chung. Những lời khích lệ từ người tham dự là sự nhắc nhở hùng hồn từ tuần này sang tuần kia rằng dù hoàn cảnh của bạn có vui vẻ hay khó khăn tới đâu, thì bạn cũng không cô đơn, vì như một câu nói khẳng định, “vui chung với nhau, niềm vui được nhân lên, buồn chung với nhau, nỗi buồn được chia sớt”.

                  Khía cạnh riêng tư của đức tin cũng quan trọng, vì đức tin trung thực chắc chắn không phải là chuyện chỉ diễn ra một ngày mỗi tuần trong một giờ đồng hồ hoặc trong một khoảng nào đó. Những người có đức tin sinh động nhất (cần nhớ đức tin chủ yếu là sự tương quan) nâng cao mối quan hệ giữa họ với Đức Chúa Trời qua sự cầu nguyện riêng hoặc suy ngẫm Kinh Thánh, đọc tài liệu bồi linh, hoặc nghe nhạc tạo cảm hứng.

                  Kết quả cuối cùng của việc nuôi dưỡng đức tin trong bối cảnh vừa riêng tư vừa công khai sẽ là, bạn không thể giữ đức tin cho riêng mình. Tôi không có ý nói mọi người có đức tin trung thực đều trở thành mục sư, nhà truyền giảng phúc âm hoặc giáo sĩ, tôi chỉ muốn nói đức tin thật thì tự nhiên hướng tới người khác. Nói cách khác, mối quan tâm của bạn đối với người khác cùng sự liên lụy giữa bạn với họ theo nghĩa giúp đỡ hoặc cứu rỗi sẽ gia tăng theo nhiều cách khác nhau khi đức tin bạn tăng trưởng. Điều này cũng nâng cao sức khỏe của bạn, như chúng tôi nói trong chương về việc giúp người khác. Đừng lo. Bạn không cần phải lo cho việc này xảy ra. Nó xảy ra bởi Thánh Linh của Đức Chúa Trời, là Đấng bước vào cư ngụ bên trong tín nhân, khiến chúng ta yêu mến, xót thương, và quan tâm mang lại sự tươi mới cho những người khó khăn. Cách Chúa Giê-xu mô tả điều này cho người phụ nữ Ngài gặp bên giếng nước như sau:

                  “Ai uống nước này khát mãi, nhưng ai uống nước ta cho, sẽ không hề khát nữa. Thật vậy, nước Ta cho sẽ trở thành một mạch nước trong người đó, văng ra cho đến sự sống đời đời.” (Giăng 4:13-14)

                  Đôi khi người khác sẽ thấy một điều gì đó nơi bạn, có lẽ một phần nào đó của trái Thánh Linh như sự “yêu thương, vui mừng, bình an, kiên nhẫn, nhân ái, tốt bụng, trung thành, dịu dàng và tự chế” (Ga-la-ti 5:22-23). Có lẽ họ sẽ thấy niềm hy vọng khác lạ của bạn giữa những khó khăn bạn đang trải qua. Sứ đồ Phi-e-rơ mô tả như sau về điều có thể xảy ra: “Nhưng hãy biệt riêng Đấng Christ làm Chúa trong lòng bạn. Phải luôn luôn sẵn sàng trả lời cho mọi người yêu cầu bạn nêu lý do về hy vọng bạn đang có. Nhưng hãy làm điều này cách dịu dàng và với lòng tôn trọng” (1 Phi-e-rơ 3:15).

                  Tình cảm hy vọng này khiến tín nhân nổi bật, là một trong những thuốc giải độc thất vọng, cùng cảm giác hư không hoặc vô nghĩa mà nhiều người không có đức tin từng kinh nghiệm như là sự mất mát quan trọng. Tác giả Hê-bơ-rơ mô tả hy vọng này của tín nhân như là một cái “neo cho linh hồn” (Hê-bơ-rơ 6:19). Thay vì bị dồi dập bởi từng biến cố ưu phiền hoặc đau thương trong cuộc sống, tín nhân có thể an tâm vì biết rằng dù mình không thể hiểu hoặc giải thích được mọi sự, nhưng họ từng kinh nghiệm Đấng có thể bảo sóng gió phải im lặng. Cuối cùng thì đó là câu chuyện của Ngài, không phải của chúng ta, tức câu chuyện trong đó cuộc đời chúng ta chỉ là một phần.

                  Hy vọng này chẳng phải là sự mơ tưởng bịa đặt bởi nhu cầu của kẻ yếu đuối không thể đối diện với thực tế. Hy vọng này liên quan đến Đức Chúa Trời cùng những lời hứa của Ngài, luôn luôn là “Được” đối với những ai tin cậy Đấng Christ, như lời Kinh Thánh có hứa: “Ngài đã thực hiện mọi lời hứa của Thượng Đế, nhờ Ngài, chúng ta cùng nói: “Thành tâm sở nguyện”, và đồng thanh ca ngợi Thượng Đế.” (2 Cô-rinh-tô 1:20). Nói cách khác, Đức Chúa Trời ủng hộ chúng ta. Ngài về phe chúng ta. Toàn bộ Thánh Kinh đều thì thầm những lời này trong lỗ tai thuộc linh của những người có khả năng nghe: “Ta đang ở đây. Ta yêu con. Con chẳng cần phải sợ.”

                  Lẽ thật về cách nhìn thực tại của đức tin là, do mối quan hệ yêu thương chúng ta có được với Đức Chúa Trời nhờ đức tin nơi Đấng Christ, chúng ta được trang bị tốt hơn nhiều để đối diện sự chết mà không sợ hãi. Một trong những kết quả quan trọng nhất của việc Chúa Giê-xu mang lấy xác thịt loài người ấy là “qua sự chết, Ngài có thể hủy diệt kẻ nắm quyền lực trên sự chết, tức là ma quỉ, và giải thoát những kẻ suốt đời bị cầm giữ trong cảnh nô lệ vì nỗi sợ chết của mình” (Hê-bơ-rơ 2:14-15).

                  Yên tâm với thực tại theo cách này chắc chắn là một trong những kết quả nâng cao sức khỏe của đức tin thật, vì chúng ta biết chắc rằng, theo lời sứ đồ Phao-lô:

                  “Khi nào thể hay hư nát này mặc lấy sự không hay hư nát, thể hay chết này mặc lấy sự không hay chết, thì được ứng nghiệm lời đã chép rằng: Sự chết đã bị nuốt mất trong sự thắng. Hỡi sự chết, chiến thắng của mày ở đâu? Hỡi sự chết, cái nọc của mày ở đâu? Cái nọc sự chết là tội lỗi, và sức mạnh của tội lỗi là luật pháp. Nhưng tạ ơn Đức Chúa Trời! Ngài đã cho chúng ta đắc thắng nhờ Chúa Giê-xu Christ chúng ta.” (1 Cô-rinh-tô 15:54-57)

                  Nhưng Phao Lô không dừng ở đây, như thể ý thức đắc thắng này chỉ thích hợp với sức khỏe tinh thần của riêng mình hoặc như là điều chúng ta chỉ có thể giữ riêng cho mình. Ông nói thêm “Vậy, hỡi anh em yêu dấu của tôi, hãy vững vàng. Chớ rúng động. Hãy làm công việc Chúa cách dư dật luôn, vì biết rằng công khó của anh em trong Chúa chẳng phải là vô ích đâu” (1 Cô-rinh-tô 15:58).

                  Điều cơ bản của mọi điều chúng tôi viết trong toàn bộ sách này ấy là, sức khỏe chúng ta và thực sự là chính cuộc đời chúng ta, tự thân chúng không phải là cứu cánh mà là phương tiện để đạt tới cứu cánh, đó là thái độ vững vàng, không rúng động, và hoàn toàn gắn bó với công việc Chúa giao phó cho chúng ta, dù đó là việc gì. Biết được như vậy, rồi thực hành, chính là nguồn của sự khỏe mạnh mà bất kỳ con người nào cũng có thể kinh nghiệm được.

                  Kính thưa quý thính giả,

                  Tiết mục đọc sách tạm chấm dứt nơi đây. Xin hẹn gặp lại quý vị trong tuần tới với đề tài: “Những Gợi Ý Thực Hành Đức Tin”. Thân chào quý vị và các bạn.
 

David B. Biebel, DMin & Harrold G. Koenig, MD
Nguồn: phatthanhhyvong.com

Từ khóa: sức khỏe

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn