12:16 EDT Thứ bảy, 27/04/2024

Tin Tức

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 79


Hôm nayHôm nay : 16785

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 265359

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 22994766

Trang nhất » Dưỡng linh » Thuyết Trình

Bài Mới

Kiên Nhẫn Giúp Đỡ Lẫn Nhau

Kiên Nhẫn Giúp Đỡ Lẫn Nhau

“Nhưng, hỡi anh em, xin anh em hãy răn bảo những kẻ ăn ở bậy bạ, yên ủi những kẻ ngã lòng, nâng đỡ những kẻ yếu đuối, phải nhịn nhục đối với mọi người. Hãy giữ, đừng có ai lấy ác báo ác cho kẻ khác; nhưng hãy tìm điều thiện luôn luôn, hoặc trong vòng anh em, hoặc đối với thiên hạ” (câu 14-15).

Xem tiếp...

Đức Tin và Các Mối Liên Hệ

Thứ tư - 28/11/2018 20:53
Đức Tin và Các Mối Liên Hệ

Đức Tin và Các Mối Liên Hệ

Kính thưa quý thính giả, Tuần rồi chúng ta đang theo dõi chương thứ 11 của sách “Sức Khỏe Đơn Giản”. Trong các phần trình bày về “Đức Tin và Sức Khỏe Thuộc Thể” cũng như “Đức Tin và Sức Khỏe Tâm Lý”



                  Kính thưa quý thính giả,

                  Tuần rồi chúng ta đang theo dõi chương thứ 11 của sách “Sức Khỏe Đơn Giản”. Trong các phần trình bày về “Đức Tin và Sức Khỏe Thuộc Thể” cũng như “Đức Tin và Sức Khỏe Tâm Lý” chúng ta được biết rằng :

  • Tham gia các hoạt động tôn giáo giúp gia tăng chức năng miễn nhiễm của cơ thể.
  • Niềm tin tôn giáo mạnh mẽ ảnh hưởng tích cực trên các trường hợp sức khỏe cần phải phẫu thuật.
  • Những ai có tôn giáo ít có nhu cầu về dịch vụ y tế.
  • Tôn giáo, đức tin, sự cầu nguyện khiến gia tăng tuổi thọ cho con người.

                  Việc đi nhà thờ ảnh hưởng tốt trên sức khỏe là do tác động của đức tin gây ra những lợi ích về tình cảm, xã hội, và thuộc linh, và thường khích lệ lối sống lành mạnh hơn. Người có đức tin thường có mức độ thỏa lòng cao hơn trong cuộc sống, vốn có thể ảnh hưởng chất lượng cuộc sống và thậm chí có thể ảnh hưởng sức khỏe nói chung nữa.

                  Hôm nay, xin mời quý vị theo dõi ảnh hưởng của đức tin trên sức khỏe xã hội, hay nói một cách khác, chất lượng của các mối giao tiếp.

                  Kính thưa quý thính giả,

                  Những mối quan hệ tích cực và xây dựng, dù là với gia đình hay bạn bè, thì tăng cường sức khỏe. Những cặp vợ chồng có cùng đức tin, thì ít ly hôn vì họ quan niệm hôn nhân là thiêng liêng, nên họ dễ uyển chuyển thay đổi thái độ và cách ứng xử để ngăn ngừa ly hôn, hoặc tìm kiếm mục vụ tư vấn khi có cần. Ly hôn chắc chắn mang đến những hậu quả tiêu cực đến sức khỏe. Một tóm lược công trình khảo cứu cho rằng tỉ số chết yểu trong tuổi 15 và 64 tương đối cao hơn ở những người ly hôn, so với những người đã kết hôn cùng độ tuổi và phái tính.

                  Qua những nghiên cứu dựa trên các dữ liệu thống kê từ Trung Tâm Sức Khỏe Quốc Gia của Hoa Kỳ, khi xem xét các ca tử vong xảy ra ở Hoa Kỳ trong thời gian hai năm, người ta khám phá ra tỉ số tử vong trước tuổi của nam giới ly hôn do bịnh mạch vành, cao gấp đôi ở nam giới kết hôn, da trắng cũng như không phải da trắng.

                  Tỉ số chết sớm của nam giới ly hôn vì đột quị, cao gấp đôi nam giới kết hôn, và chết sớm vì viêm phổi cao hơn gấp bảy lần đối với nam giới ly hôn da trắng, khi so sánh với những người kết hôn.

                  Chết sớm vì cao huyết áp giữa vòng nam giới ly hôn cao gấp đôi nam giới kết hôn và tự sát giữa vòng nam giới da trắng ly hôn, cao gấp bốn lần những người kết hôn.

                  Hỗ trợ về mặt xã hội từ gia đình và bạn bè, kể cả anh chị em trong cộng đồng đức tin, có thể giúp chống lại những ảnh hưởng tiêu cực của sự căng thẳng, giảm thiểu nguy cơ trầm cảm và đẩy mạnh sự phục hồi sau khi bị trầm cảm, nếu có. Mạng lưới gia đình và bè bạn mạnh mẽ có thể nâng đỡ những thói quen tốt cho sức khỏe như chế độ ăn uống lành mạnh hơn, luyện tập nhiều hơn, và ngủ tốt hơn. Đôi khi sự hỗ trợ này được cung ứng tốt nhất trong bối cảnh một nhóm với nhau.

                  Những loại nhóm nâng đỡ dựa trên đức tin, gia tăng đông đảo suốt nhiều thập niên qua. Các nhóm hiệu quả nhất tập chú vào những mối quan tâm đặc biệt như làm cha mẹ hoặc những nhu cầu chung của những người tham gia, bao gồm tình trạng phục hồi sau nhiều loại nghiện ngập, xử lý vấn đề ly hôn, trầm cảm, ung thư, đau nhức mãn tính, rối loạn ăn uống, khuyết tật, hoặc mất người thân do tự sát hoặc bịnh tật. Chắc chắn là sự xót thương và cảm thông đến từ những người đã từng trong một hoàn cảnh hay từng vật lộn trong những suy nghĩ giống như bạn, khi bạn lâm vào những lúc khốn cùng nghiệt ngã, sẽ giúp đỡ bạn rất nhiều, kể cả việc nâng cao sức khỏe cho bạn.

                  Kính thưa quý thính giả,

                  Đức tin ảnh hưởng đến sức khỏe thuộc linh của bạn như thế nào?

                  Nếu bạn và tôi có thể tâm tình trao đổi về đức tin cùng mối quan hệ giữa đức tin với sức khỏe, thì đây là điều tôi muốn bạn biết.

                  Trước hết tôi muốn nói rõ rằng không phải mọi thứ bạn nghe trong nhà thờ hoặc trong nhóm thảo luận tôn giáo đều nâng cao sức khỏe, cho nên bạn cần phải nghe “với sự dè dặt”, hay là với sự sáng suốt thuộc linh. Như Chúa Giê-xu nói trong Giăng 8:32 “Lẽ thật sẽ buông tha các ngươi” và sự kính sợ Đức Chúa Trời sẽ “giúp cơ thể con khỏe mạnh và xương cốt con được cường tráng”, như Sa-lô-môn nói trong Châm Ngôn 3:8. Nhưng khi điều bạn nghe làm gia tăng cảm giác mắc tội, cảm thấy bị loài người lên án, hoặc cảm giác bị Đức Chúa Trời bỏ rơi hay trừng phạt, thì điều này có thể làm gia tăng nguy cơ bịnh hoạn, thậm chí tử vong nơi bạn nữa.

                  Một nghiên cứu gần 450 bịnh nhân cao tuổi nằm viện, đa số là Cơ-đốc nhân, cho thấy rằng cảm giác bị cách xa Đức Chúa Trời, cộng đồng tôn giáo, hoặc thấy ma quỉ là nguyên nhân bịnh tật của mình, dẫn tới kết quả từ 19% tới 28% gia tăng nguy cơ tử vong suốt hai năm kế tiếp. Hiển nhiên là, căng thẳng nội tâm không được giải quyết, có liên quan với những niềm xác tín tôn giáo sẽ tạo bối cảnh cho sự suy sụp sức khỏe theo thời gian.

                  Những nhân vật rao giảng Phúc Âm theo kiểu “Phúc Âm chắc chắn sẽ đem đến giàu sang và khỏe mạnh” có thể đôi khi góp phần làm hại sức khỏe nơi những người nghe họ, vì họ tự xưng chữa bịnh và tạo sức khỏe nói chung không dựa trên Kinh Thánh như một tổng thể. Những người nghe họ rồi “tin” và cố gắng thực hành những khái niệm này thường bị dẫn vào “con đường hoan lạc” của ảo vọng, chỉ rồi để cuối cùng phải thất vọng khi những mơ ước hoặc khát khao cho sức khỏe hoặc sự chữa lành không được toại nguyện. Môn đệ vỡ mộng của những giáo sư giả này thường lang thang suốt quãng đời còn lại của mình, trĩu nặng không cần thiết với cảm giác mắc tội, nghĩ rằng ước gì “đức tin” của họ chỉ cần mạnh mẽ hơn, thì sự việc hẳn đã đổi khác rồi. Đích thân tôi có nghe biết bao chuyện buồn, có lẽ hàng trăm chuyện, về những người không được thỏa lòng mong ước hoặc nguyện cầu, rồi ra sức vùng vẫy để sắp xếp lại từng mảnh vỡ của đức tin mình.

                  Từ 1978 khi bị mất đứa con trai đầu vì bịnh, bản thân tôi có nghe nhiều người tự xưng chữa bịnh bằng đức tin cùng những người khác tự xưng được tỏ cho biết lý do Jonathan không được lành bịnh (hoặc về sau, năm 1986, việc tôi cần phải làm để có được quyền năng chữa bịnh của Đức Chúa Trời cho con trai thứ nhì của tôi khi nó bị ốm). Khi bạn quá khổ sở và tuyệt vọng vì đã thử qua hầu như mọi cách, thì bạn dễ đầu hàng sự cám dỗ và tin những lời tự xưng như vậy rồi đi theo những người đó, nếu bạn chưa thấm nhuần qua nhiều năm trong lời dạy Thánh Kinh, về nhiều đề tài khác nhau, kể cả sự chữa lành từ thiên thượng.

                  Theo ý tôi, Kinh Thánh nói rất rõ rằng đôi khi Đức Chúa Trời có can thiệp cách siêu nhiên và phục hồi sức khỏe thuộc thể cho người bịnh. Sự chữa lành siêu nhiên có thể thấy cả trong sách Cựu Ước lẫn Tân Ước. Nhiều sự chữa lành như vậy do Chúa Giê-xu thực hiện và được ký thuật trong các sách Phúc âm. Theo ý tôi, quan điểm của Thánh Kinh là, chắc chắn Đức Chúa Trời không phải là người nộm siêu nhiên có thể bị điều khiển bởi lời cầu nguyện hoặc sám hối hoặc bất kỳ điều gì khác. Ngài làm hoặc cho phép điều gì đó vì cớ điều đó dự phần trong mục đích tổng thể của Ngài liên quan tới sự cứu chuộc nhân loại, vốn đã bị bầm dập, suy nhược, và ốm đau như tình trạng thường thấy của chúng ta. Tuy đạt tới những mục đích này đôi khi không bao gồm việc phục hồi sức khỏe để người đó có thể tiếp tục làm chứng về sự hiện hữu và ân sủng của Đức Chúa Trời, nhưng đôi khi cũng bao gồm việc chữa lành tâm trí hoặc tâm linh hay những mối quan hệ ngay cả giữa lúc người đó có thể đang hấp hối. Nghe có thể lạ tai, nhưng có một số người hầu như được lành bịnh (và nhờ vậy, khỏe mạnh hơn hết) vào lúc gần cuối đời mình.

                  Việc thực hành đức tin nâng cao sức khỏe, thực sự không tùy thuộc vào hệ phái hay thuộc viên bất kỳ một nhóm tôn giáo nào, cũng không diễn ra khi đi trong hành lang một lễ nhóm tôn giáo hoặc nhờ lời cầu nguyện ở cuối sách nhỏ truyền giáo. Đời sống đức tin không phải nhờ trung thành với một loạt những luật lệ “hãy và chớ” được áp đặt bởi một người nào hoặc nhóm nào. Ngược lại, sự thực hành đức tin trung thực, nói cách đơn giản, là sự tuôn chảy của mối quan hệ yêu thương với Đức Chúa Trời được thiết lập qua việc tin nhận Đấng Christ làm Chúa và Cứu Chúa của riêng mình. Vì vậy, đây là bước đầu tiến tới nếp sống lành mạnh và đầy trọn, vì mối quan hệ này giúp con người hòa thuận với Đức Chúa Trời và được bình an trong tâm hồn. Như Châm Ngôn 14:30 có nói: “Lòng bình an là sự sống cho thân thể”.

                  Kính thưa quý thính giả,

                  Tiết mục đọc sách tạm chấm dứt nơi đây. Xin hẹn quý vị trong tuần tới với phần tiếp theo của đề tài “Đức Tin và Sức Khỏe Thuộc Linh”. Thân chào quý vị và các bạn.


David B. Biebel, DMin & Harrold G. Koenig, MD
Nguồn: phatthanhhyvong.com

Từ khóa: sức khỏe

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn