10:38 EDT Thứ năm, 02/05/2024

Tin Tức

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 20

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 19


Hôm nayHôm nay : 8343

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 13418

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 23022451

Trang nhất » Dưỡng linh » Thuyết Trình

Bài Mới

Dạy Con Cháu Theo Chúa

Dạy Con Cháu Theo Chúa

“Đừng làm theo đời này, nhưng hãy biến hóa bởi sự đổi mới của tâm thần mình, để thử cho biết ý muốn tốt lành, đẹp lòng và trọn vẹn của Đức Chúa Trời là thể nào” (Rô-ma 12:2).

Xem tiếp...

Đức Tin và Sức Khỏe

Thứ hai - 19/11/2018 20:53
Đức Tin và Sức Khỏe

Đức Tin và Sức Khỏe

Kính thưa quý thính giả, Tuần rồi chúng ta đã bắt đầu theo dõi chương thứ 11 của sách Sức Khỏe Đơn Giản, với đề tựa: “Đức Tin Và Sức Khỏe Thuộc Thể”.



                  Kính thưa quý thính giả,

                  Tuần rồi chúng ta đã bắt đầu theo dõi chương thứ 11 của sách Sức Khỏe Đơn Giản, với đề tựa: “Đức Tin Và Sức Khỏe Thuộc Thể”. Theo các nghiên cứu thì:

  • Những người tham gia các lễ nhóm tôn giáo hằng tuần và cầu nguyện hoặc đọc Kinh Thánh mỗi ngày, giảm được 40% cao huyết áp.
  • Tử vong vì bịnh động mạch vành giảm 20% giữa vòng những người tích cực trong tôn giáo.
  • Trong số phụ nữ bị ung thư vú, những người không ở trong bất kỳ tổ chức tôn giáo nào, dễ chết hơn gấp bốn lần, so với những phụ nữ có tôn giáo.
  • Những người tham dự lễ nhóm tôn giáo ít nhất hằng tuần và luyện tập đều đặn, không hút thuốc, và ngủ mỗi đêm từ bảy đến tám tiếng, tử vong vì ung thư thấp hơn 76% suốt mười ba năm theo dõi.


                  Kính thưa quý thính giả,

                  Hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục khám phá những lợi ích về sức khỏe mà niềm tin mang đến:

                  Thứ nhất, tham gia tôn giáo và chức năng miễn nhiễm:

  • Những người dự lễ nhóm tôn giáo hằng tuần có mức IL-6 (tức là chức năng miễn nhiễm suy yếu) thấp hơn 49% (thấp hơn 42% sau khi kiểm soát tuổi tác, phái tính, chủng tộc, giáo dục, bịnh mãn tính, hoạt động thể lực).
  • Dự lễ nhóm tôn giáo nhiều hơn một lần mỗi tuần liên quan với sự giảm thiểu 66% khả năng bị mức IL-6 cao và giảm 68% tử vong.
  • Phụ nữ bị ung thư vú di căn có tinh thần tôn giáo cao, thì có số tế bào sát thủ tự nhiên cao hơn.
  • Những người bịnh AIDS sống lâu có tinh thần tôn giáo nhiều hơn và có mức huyết thanh cortisol thấp hơn, là chất kích thích có thể làm suy giảm chức năng miễn nhiễm.
  • Đàn ông bị HIV dương tính mà tham gia tôn giáo có tổng số CD-4 cao, là tế bào miễn nhiễm bảo vệ con người khỏi sự lây nhiễm, ung thư, v.v.
  • Tập quán tôn giáo riêng tư giúp ích cho nhịp lưu thông cortisol mạnh hơn, trong những phụ nữ đau nhức cơ do u xơ.

                  Thứ nhì, niềm tin tôn giáo mạnh mẽ với phẫu thuật:

  • Tỉ số tử vong sau phẫu thuật tim nơi người cao tuổi suốt sáu tháng đầu, thấp hơn mười bốn lần, trong số những người vừa được hỗ trợ cao về mặt xã hội vừa có khả năng ứng phó cao về mặt tôn giáo.
  • Niềm tin tôn giáo mạnh mẽ giảm thiểu những biến chứng và thời gian nằm viện trong số những bịnh nhân phẫu thuật tim.

                  Thứ ba, nhu cầu dịch vụ y tế:

  • Bịnh nhân không theo hệ phái tôn giáo nào, nằm viện tại Duke Hospital trung bình hai mươi lăm ngày so với mười một ngày giữa vòng những người có tôn giáo.
  • Người Mỹ gốc Phi nào cầu nguyện, suy ngẫm, và đọc Kinh Thánh nhiều suốt thời gian nằm viện, trung bình phải ở năm ngày trong bối cảnh chăm sóc dài hạn (nhà dưỡng lão) suốt mười tháng sau khi xuất viện, so với gần năm mươi ngày đối với người cầu nguyện và đọc Kinh Thánh chút ít.

                  Thứ tư, sự cầu nguyện với tuổi thọ:

  • Người cao tuổi khỏe mạnh mà không cầu nguyện có nguy cơ tử vong cao hơn 47% trong khoảng thời gian sáu năm.

                  Thứ năm, tôn giáo, đức tin, và tuổi thọ:

  • Tỉ lệ tử vong giảm 46% đối với người tham dự các lễ nhóm tôn giáo hằng tuần; giảm 28% sau khi kiểm soát những yếu tố nguy hiểm khác.
  • Tỉ lệ tử vong giảm 34% đối với phụ nữ tham dự các lễ nhóm tôn giáo hằng tuần so với người khác, được theo dõi suốt hai mươi tám năm.
  • Tuổi thọ kéo dài thêm bảy năm đối với người da trắng tham dự các lễ nhóm tôn giáo nhiều lần trong tuần so với những người không tham gia; tuổi thọ lâu hơn mười bốn năm đối với người Mỹ gốc Phi.

                  Mức độ đi nhà thờ thường xuyên là yếu tố thông thường nhất trong những nghiên cứu liên quan với đức tin và sức khỏe. Nhưng vì cớ quyết định dành thêm thì giờ ở trong nhà thờ, không thể biến kẻ không tin thành tín nhân được, cũng giống như ở lâu trong chuồng ngựa không thể biến một người thành ngựa được, cho nên quyết định bắt đầu đi nhà thờ thường xuyên để có sức khỏe tốt hơn, không phải là cách tốt nhất để sử dụng thông tin bạn sắp đọc ở đây. Nói cách khác, đi nhà thờ với ý định kín giấu như vậy mà không còn lý do nào khác, chắc chắn sẽ không ích lợi gì nhiều cho bạn. Ngược lại, chúng tôi hi vọng rằng, nếu hiện tại bạn không đi nhà thờ đều đặn, nhưng nhờ đọc chương này mà bạn sẽ có cảm hứng đi nhà thờ như người thờ phượng “cho đúng cách và với lòng chân thành”, như Chúa Giê-xu có nói: “Ấy đó là những kẻ thờ phượng mà Cha tìm kiếm” (Giăng 4:23).

                  Chúng tôi cho rằng lý do chủ yếu làm cho việc đi nhà thờ và sức khỏe tốt có vẻ như liên quan với nhau là vì sự tham gia tích cực trong cộng đồng đức tin có lợi tích cực về tình cảm, xã hội, và thuộc linh, và thường khích lệ lối sống lành mạnh hơn.

                  Kính thưa quý thính giả,

                  Các tường trình nghiên cứu trong tạp chí y khoa và gia đình “Archives of Internal Medicine và Journal of Family Practice” khẳng định rằng hơn 80% bác sĩ nghĩ rằng họ cần phải biết về niềm tin tôn giáo của bịnh nhân và cân nhắc nhu cầu tâm linh của họ để điều trị. Tuy nhiên, con số phần trăm nhỏ hơn nhiều (31% tới 39%) đồng ý rằng bác sĩ phải hỏi về niềm tin tâm linh của bịnh nhân. Chưa tới 10% bác sĩ thường xuyên hỏi về những mối quan tâm tâm linh ngay cả với những bịnh nhân ốm ở thời kỳ cuối. Vậy thì chẳng có gì lạ khi một khảo sát gần hai triệu bịnh nhân nằm viện ở Hoa Kỳ cho thấy họ thường không hài lòng về cách chăm sóc tình cảm và tâm linh dành cho họ.

                  Nhiều bác sĩ hoặc không hề quan tâm hoặc không được đào tạo cách nhận biết hoặc đáp ứng nhu cầu tâm linh của bịnh nhân. Tổ chức Y Khoa và Nha Khoa Cơ Đốc “Christian Medical & Dental Associations” (CMDA), mà Dave gắn bó hơn mười lăm năm qua, đang cố gắng thay đổi điều này theo nhiều cách, từ đào tạo sinh viên đến bảo trợ những khóa thực tập và hội thảo về vấn đề này. Các bác sĩ tiến sĩ như Gene Rudd và Al Weir gợi ý rằng bác sĩ Cơ-đốc có thể tự hỏi mỗi khi gặp bịnh nhân, “Đức Chúa Trời đang làm gì?” với mục tiêu là mở kênh truyền thông về những vấn đề tâm linh giữa bịnh nhân với bác sĩ. Mỗi bác sĩ nhìn nhận rằng nhu cầu tâm linh của bịnh nhân cũng là mối lo ngại chính đáng liên quan đến sức khỏe, sẽ cùng với bạn theo đuổi những nhu cầu này cách đặc biệt. Nhưng điều quan trọng nhất, nếu bạn có những lo ngại thuộc linh mà bạn cho có thể ảnh hưởng sức khỏe của mình, thì bạn phải chia sẻ những điều này bằng cách nào đó, với người chăm sóc sức khỏe cho bạn.

                  Kính thưa quý thính giả,

                  Những yếu tố tâm lý, đặc biệt là sự căng thẳng tình cảm lâu dài, có thể ảnh hưởng tiêu cực trên sức khỏe thuộc thể bằng cách ảnh hưởng hệ miễn nhiễm, là rào bảo vệ tự nhiên đầu tiên của cơ thể chống lại sự lây nhiễm cùng những bịnh tật khác. Điều này khiến bạn dễ mắc phải những vấn đề nho nhỏ về sức khỏe như cảm lạnh hoặc cảm cúm, và có thể trong vài trường hợp, còn bị ảnh hưởng thành những bịnh nặng như ung thư hay bịnh mạch vành tim. Những kích thích tố liên quan sự căng thẳng ở mức cao, như cortisol, epinephrine, và norepinephrine, có thể gia tăng huyết áp, theo thời gian dẫn tới thương tổn các động mạch cung cấp máu cho tim và não, và thậm chí còn ảnh hưởng những lớp (mảng bám) cholesterol trong vách thành mạch máu. Những thay đổi này có thể gia tăng nguy cơ suy tim hoặc đột quị. Đức tin giúp giảm thiểu căng thẳng tình cảm qua việc mang lại bình an nội tâm, hi vọng và sự lạc quan. Cộng đồng đức tin của bạn có thể giúp giảm thiểu căng thẳng qua sự nâng đỡ về mặt xã hội trong những lúc khó khăn, qua tình bạn thân thiết, và qua sự tư vấn từ nhân sự lo về mục vụ.

                  Các nghiên cứu cho thấy những người dự lễ nhóm thờ phượng đều đặn rất ít bị trầm cảm, còn những người có đức tin sâu sắc thì hồi phục nhanh hơn sau trầm cảm. Đức tin cũng giúp con người đối phó tốt hơn những biến cố quan trọng trong cuộc sống, chống lại sự bi quan hoặc thất vọng đôi khi có thể dẫn tới làm ngơ sức khỏe, kể cả nhu cầu kiểm tra y tế thường xuyên.

                  Những người bị căng thẳng tình cảm lâu dài đôi khi giải sầu qua việc hút thuốc, sử dụng rượu hoặc ma túy, quan hệ tình dục liều lĩnh, thường ăn uống kém lành mạnh, hoặc những sinh hoạt khác có thể gia tăng và làm cho những vấn đề của sức khỏe càng tồi tệ thêm. Đức tin có thể phản công lại những cám dỗ này bằng cách mang lại nhiều phương cách khác nhau để đối phó với căng thẳng (cầu nguyện, nói chuyện với một thuộc viên trong hội thánh) và cũng bằng cách làm theo những lời dạy tôn giáo giúp chúng ta tránh những hành vi có thể ảnh hưởng tiêu cực trên sức khỏe của mình.

                  Nói chung, người có đức tin thường có trình độ thỏa lòng cao hơn trong cuộc sống, vốn có thể ảnh hưởng chất lượng cuộc sống và thậm chí có thể ảnh hưởng sức khỏe nói chung nữa.

                  Chúng tôi xin tạm dừng tiết mục đọc sách tại đây. Xin hẹn gặp lại quý vị tuần tới với tiểu đề: “Đức Tin Và Các Mối Quan Hệ”

                  Xin kính chào và hẹn gặp lại quý vị.
 

David B. Biebel, DMin & Harrold G. Koenig, MD
Nguồn: phatthanhhyvong.com

Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn