08:09 EDT Thứ sáu, 03/05/2024

Tin Tức

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 34


Hôm nayHôm nay : 8136

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 22175

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 23031208

Trang nhất » Dưỡng linh » Thuyết Trình

Bài Mới

Nỗi Lòng Cha Mẹ

Nỗi Lòng Cha Mẹ

“Chớ mang ách chung với kẻ chẳng tin. Bởi vì công bình với gian ác có hội hiệp nhau được chăng? Sự sáng với sự tối có thông đồng nhau được chăng?” (II Cô-rinh-tô 6:14).

Xem tiếp...

Sức Mạnh Của Thói Quen (Bài 2)

Thứ hai - 20/07/2015 21:12
Sức Mạnh Của Thói Quen (Bài 2)

Sức Mạnh Của Thói Quen (Bài 2)

Kính thưa quý độc giả, Trong tuần trước, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu thói quen là gì, sự cần thiết của thói quen trong đời sống mỗi ngày và tầm ảnh hưởng của thói quen trên cuộc đời và tương lai của mỗi chúng ta.



                Kính thưa quý độc giả,

                Trong tuần trước, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu thói quen là gì, sự cần thiết của thói quen trong đời sống mỗi ngày và tầm ảnh hưởng của thói quen trên cuộc đời và tương lai của mỗi chúng ta.

                Thực vậy, nếu không ở trong tình trạng bắt buộc phải thay đổi, chúng ta có khuynh hướng thực hiện các công việc theo thói quen, nghĩa là làm theo cách thức y hệt như ta vẫn thường làm từ trước đến giờ.

                Theo khoa học, đây là sự kỳ diệu của bộ não con người. Từ thuở lọt lòng mẹ, hàng triệu dữ kiện thông tin đi vào trong não bộ của chúng ta. Tuy vậy bộ não chúng ta biết phân biệt, gạn lọc những thông tin này để đưa ra những nhận xét và phán đoán cần thiết. Bộ não cũng phát triển những “con đường tắt” để giúp chúng ta hoạt động mỗi ngày. Hãy thử tưởng tượng nếu lúc nào chúng ta cũng phải tập trung trí não để quyết định và thực hiện các công việc thông lệ mỗi ngày như đánh răng, đi tắm, mặc đồ, ăn, uống vv. thì chắc chúng ta sẽ phát điên lên mất. Nhưng thay vì phải luôn luôn tập trung, thì bộ não lưu giữ cách thức hành động cho các công việc được lập đi, lập lại mỗi ngày. Và do vậy thói quen được hình thành. Thói quen là những điều một người làm một cách tự động, không cần phải tập trung suy nghĩ cho lắm.

                Thói quen bắt đầu từ một hành động có tính cách lựa chọn. Một thói quen đạo đức bắt đầu từ một sự lựa chọn có tính đạo đức. Do vậy, thói quen phản ánh tâm tính, nhân sinh quan và giá trị đạo đức của mỗi chúng ta, thí dụ như thói quen nói thật bày tỏ một người biết tự trọng và tôn trọng người khác. Và những thói quen quyết định vận mệnh cuộc đời chúng ta, như tục ngữ Việt Nam có câu:

                Giàu đâu đến kẻ ngủ trưa,
                Sang đâu đến kẻ say sưa rượu chè.

                Theo các nghiên cứu cho thấy cách hay nhất và dễ dàng nhất để đạt được một sống thành công là tập các thói quen tốt và tránh xa các thói quen xấu khi còn rất trẻ. Các nghiên cứu trên khẳng định một lời khuyên vô cùng quan trọng trong Kinh Thánh như sau:

                Dạy trẻ thơ nẻo chính đường ngay,
                Dù đến già, nó chẳng đổi thay.

                Thực vậy, theo nghiên cứu của giáo sư Larry Jacoby, thuộc khoa phân tâm học của đại học Washington University, thì “những thói quen đầu đời sẽ cứ tiếp tục mạnh hơn lên với thời gian”. Xin quý vị nào có con nhỏ nhớ nguyên tắc quý giá này trong sự nuôi dạy con cái.

                Kính thưa quý độc giả,

                Những nếu chúng ta lỡ vướng vào những thói hư, tật xấu và đã quá quen với những chứng tật này qua nhiều tháng năm rồi, liệu chúng ta có bỏ được hay không và bằng cách nào. Như đã trình bày trong tuần trước, những thói quen rất khó bỏ và những thói quen xấu càng khó bỏ hơn. Nhiều người khư khư cho rằng không có cách nào bỏ được các thói hư, tật xấu. Do vậy họ chẳng muốn cố gắng nhưng cứ thả trôi theo tháng ngày với những chứng tật cố hữu. Nhưng thật ra, những thói hư tật xấu có thể bỏ được. Những thói quen tốt cũng có thể học được. Nhưng trước khi làm được những điều này, chúng ta đầu tiên phải nhìn nhận rằng chúng ta có một số thói quen không mang đến ích lợi nào cả. Có bốn bước quan trọng để từ bỏ những thói quen xấu:

  1. Tự hỏi với mình tại sao thói quen xấu này dường như lại cuốn hút mình đến như vậy? Cái điều gì làm mình cứ thích trở lại với cái thói quen này? Thí dụ như tại sao mình lại nghiền ngồi xem TV tới 4 tiếng đồng hồ mỗi tối? Điều này có ích lợi cho mình không?
  2. Tự hỏi tại sao mình nên chấm dứt cái thói quen xấu vừa nêu lên. Mình đang phải trả giá bao nhiêu cho cái thói tật này? Nếu tiếp tục cái thói xấu này, mình sẽ bị mất mát những gì? Hay là, trở lại với câu hỏi căn bản “Tại sao mình cho đây là một thói quen xấu?” Trong vài năm qua, nạn nghiền cờ bạc đã lan tràn mạnh tại Úc, nên người ta có một câu khuyến cáo như sau “Think what you are really gambling with?” tạm dịch là “Hãy suy nghĩ là bạn đang thực sự cá vào sòng bài những thứ gì?”. Chắc quý vị cũng rõ, một người có thói quen đen đỏ, không chỉ đánh bài với món tiền trong túi, nhưng với cả gia tài, sự nghiệp, căn nhà ngày nào hai vợ chồng tậu đựng được, và đánh cá với hôn nhân và đánh cá với cả tương lai của gia đình và con cái.
  3. Làm một sự lựa chọn. Sau khi đã cân nhắc hơn thiệt về một thói quen, hãy ép mình đi theo một lựa chọn thật sáng suốt. Về một phương diện nào đó, khi làm như vậy, quý vị đã dời cái thói quen này ra khỏi “cái vòng lẩn quẩn” của những thói quen. Quý vị đang đánh giá một cách sáng suốt hậu quả của những thói quen này hơn là phản ứng một cách máy móc hay tự động như trong những năm tháng qua và đã làm những điều này trở nên thói quen.
  4. Thay thế những thói quen xấu bằng những bằng cách tập những thói quen mới thật ích lợi. Nếu chúng ta chỉ dùng nghị lực và ý chí để từ bỏ những thói quen cũ mà không có những thói quen mới tốt đẹp xen vào, thì sau một thời gian chúng ta dễ trở lại với những thói hư tật xấu cũ. Nếu chỉ cố gắng chống trả với những hấp lực của những tật xấu cũ mà không tập tành những thói quen mới tốt đẹp, thì chúng ta quả là đang ở trong một cuộc chiến đấu vô vọng. Vì càng suy nghĩ để chống trả những ham muốn của thói xấu cũ, chúng ta chỉ làm cho sự thèm muốn ngày càng tăng lên mà thôi. Cách tốt nhất là hướng sự suy nghĩ của chúng ta về một chuyện khác tốt đẹp. Rick Warren, tác giả của quyển sách nổi tiếng “Sống Theo Đúng Mục Đích” trình bày thật rõ ràng vấn đề này như sau: “Khi đối diện với cám dỗ, cách tốt nhất là nên hướng sự suy nghĩ của chúng ta vào một vấn đề khác, vì trực diện đương đầu chống trả lại cám dỗ là một chuyện rất khó. Chống lại sự cám dỗ chỉ làm nó mạnh thêm lên. Càng chống trả, nó càng ăn sâu vào tâm khảm và suy nghĩ của ta”. Do vậy mà phương pháp tự kỷ ám thị, lập đi lập lại nhiều lần các câu như “Tôi thề sẽ không nhậu nữa” hay là “Tôi thề sẽ không hút thuốc nữa” thường dẫn đến thất bại. Khi sự cám dỗ nhen nhúm trong suy nghĩ, muốn lôi kéo ta trở lại với thói quen cũ, cách tốt nhất là hãy suy nghĩ một điều gì khác ích lợi và tích cực.

                Khi đề cập đến chúng ta nên nghĩ đến điều gì, triết gia Phao-lô trong thế kỷ thứ nhất có gởi đến một lời khuyên còn rất hữu dụng cho chúng ta ngày nay. Lời khuyên của ông như sau “Sau hết, thưa anh chị em, bất cứ điều gì chân thật, điều gì đáng kính, điều gì công chính, điều gì thanh sạch, điều gì đáng yêu chuộng, điều gì cao quý; nếu có đức hạnh nào, nếu có điều gì đáng khen, anh chị em hãy suy nghĩ đến”. Ở đây triết gia Phao-lô khuyên chúng ta đổ đầy vào trí não và thời giờ của chúng ta với những sự tốt đẹp và công bằng. Lời khuyên này đáng làm nền tảng khi chúng ta đang suy xét nên làm những gì với thời giờ của chúng ta. Khi có một nền tảng tốt, sẽ dẫn tới những sự lựa chọn tốt và cuối cùng dẫn tới những thói quen tốt.

                Kính thưa quý độc giả,

                Có một số quý vị đang mắc phải những thói quen rất trầm trọng và đã lâu năm, quý vị đã cố gắng nhưng không sao từ bỏ được những thói quen nguy hiểm này. Thật ra, đôi lúc, theo đúng phương pháp tâm lý và dùng ý chí và nghị lực vẫn không đủ để từ bỏ các thói xấu. Như đã trình bày, thói quen bắt từ những hành động có lựa chọn và sự lựa chọn xuất phát từ nhân sinh quan của mỗi chúng ta. Nhưng cũng có quý vị vướng vào một số thói quen nào đó để tìm sự lãng quên cho một kỷ niệm đau buồn hay đang trốn tránh một hiện tại tuyệt vọng. Thật ra quý vị cần được cảm thông sâu sắc, cần được chữa lành vết thương lòng và cần được biết tại sao quý vị có mặt trên trần đời này, tương lai quý vị sẽ đi về đâu. Câu trả lời chỉ có được từ Thượng Đế là Đấng dựng nên quý vị và đặt quý vị vào trong cuộc đời này. Quý vị hãy đến với Ngài, vì Ngài là chuyên gia chuyên biến không thành có, biến xấu nên tốt, biến những con người bê tha trở nên những con người tốt lành. Không có gì quá khó với Ngài. Và trên hết, Ngài là Đấng yêu thương. Xin đừng ngần ngại nhưng hãy liên lạc với chúng tôi, để chúng tôi giúp quý vị biết Ngài. Xin hẹn gặp lại quý vị.
 

Tùng Tri
Nguồn: phatthanhhyvong.com

Từ khóa: thói quen

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn