06:33 EDT Chủ nhật, 28/04/2024

Tin Tức

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 18


Hôm nayHôm nay : 3952

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 269992

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 22999399

Trang nhất » Dưỡng linh » Tư liệu Tham khảo

Bài Mới

Kiên Nhẫn Giúp Đỡ Lẫn Nhau

Kiên Nhẫn Giúp Đỡ Lẫn Nhau

“Nhưng, hỡi anh em, xin anh em hãy răn bảo những kẻ ăn ở bậy bạ, yên ủi những kẻ ngã lòng, nâng đỡ những kẻ yếu đuối, phải nhịn nhục đối với mọi người. Hãy giữ, đừng có ai lấy ác báo ác cho kẻ khác; nhưng hãy tìm điều thiện luôn luôn, hoặc trong vòng anh em, hoặc đối với thiên hạ” (câu 14-15).

Xem tiếp...

TIỂU SỬ THÁNH CA- BÀI SỐ 16 THÁNH CA 271: NGÀI DÌU DẮT TÔI

Thứ tư - 06/04/2022 22:00
TIỂU SỬ THÁNH CA- BÀI SỐ 16 THÁNH CA 271: NGÀI DÌU DẮT TÔI

TIỂU SỬ THÁNH CA- BÀI SỐ 16 THÁNH CA 271: NGÀI DÌU DẮT TÔI

Toà nhà Giáo hội Báp-tít đầu tiên ở góc Tây Bắc hai đường Broad và Arch ở thành phố Philadelphia đang bị phá xuống để dành chỗ cho một toà nhà hiện đại dùng làm văn phòng của công ty Liên hiệp Cải thiện khí đốt của thành phố đó. Trong lúc đứng nhìn ngôi nhà thờ cũ bị kéo xuống, một tu sĩ Báp-tít nói với một nhân viên của công ty: “Toà nhà cũ kỹ ấy có một lịch sử đặc biệt. Một bài thánh ca tuyệt diệu, bài “Ngài dìu dắt tôi” đã được sáng tác tại đó”.


TIỂU SỬ THÁNH CA- BÀI SỐ 16
THÁNH CA 271: NGÀI DÌU DẮT TÔI

 
        Toà nhà Giáo hội Báp-tít đầu tiên ở góc Tây Bắc hai đường Broad và Arch ở thành phố Philadelphia đang bị phá xuống để dành chỗ cho một toà nhà hiện đại dùng làm văn phòng của công ty Liên hiệp Cải thiện khí đốt của thành phố đó. Trong lúc đứng nhìn ngôi nhà thờ cũ bị kéo xuống, một tu sĩ Báp-tít nói với một nhân viên của công ty: “Toà nhà cũ kỹ ấy có một lịch sử đặc biệt. Một bài thánh ca tuyệt diệu, bài “Ngài dìu dắt tôi” đã được sáng tác tại đó”.

        Khi toà nhà mới đã xây dựng xong, người ta đã đúc một tấm bảng đồng để tưởng nhớ tác giả và dịp tiện tạo cảm hứng để ông sáng tác bài thánh ca nổi tiếng nhất của ông. Tấm bảng đồng ghi: “Ngài dìu dắt tôi” bài thánh ca mà cả thế giới hát, đã được sáng tác bởi Mục sư Tấn sĩ Joseph H.Gilmore, là con trai của vị tiểu bang New Hampshire, tại nhà của chấp sự Wattson ngay sau khi ông giảng luận trong nhà thờ Báp-tít đầu tiên ở góc Tây Bắc hai đường Broad và Arch vào ngày 26/3/1862. Ngôi thánh đường và nhà riêng của chấp sự Wattson ở ngay trên chỗ toà nhà này. Trong tinh thần ngưỡng mộ vẻ đẹp và danh tiếng của bài thánh ca và cũng để tưởng niệm tác giả bài thánh ca ấy, công ty Liên hiệp Cải thiện khí đốt đã thực hiện bảng cố định này ngày 01/6/1926.
 

        Những kỷ niệm trở về với đêm thứ tư, tháng 3/1862 ấy:...Suốt trong những tháng ngày tuyệt vọng, ảm đạm của cuộc Nội chiến, vị mục sư trẻ cứ giảng dạy trong ngôi nhà thờ lịch sử này. Hai mươi tám tuổi, Mục sư Joseph H.Gilmore đã được chuẩn bị tốt cho chức vụ của ông: ông đã tốt nghiệp với lời khen tặng của Đại học đường Brown và chủng viện thần học Newton nhiều năm trước. Khi ông cùng bà đến Philadelphia (thành phố của Tình huynh đệ), họ đã có chút mơ mộng rằng họ đang bước vào cuộc hành trình quan trọng nhất trong đời họ. Vị mục sư trẻ tuổi ấy đã chọn Thi thiên 23 cho buổi thờ phượng giữa tuần. Suốt những ngày ảm đạm ấy ông cứ đặt mình vào sự dẫn dắt của Đức Chúa Trời. Ông nhắc đi nhắc lại: “Chúa dẫn tôi bên mé nước bình tịnh, Ngài đưa tôi trong các lối công bình”, và giục giã tín hữu hãy theo sự dẫn dắt của Thiên Chúa như đàn chiên theo người chăn. Ông nài khuyên họ hãy tìm kiếm trụ mây ban ngày và trụ lửa ban đêm như đã được Đức Chúa Trời ban cho dân Y-sơ-ra-ên để dẫn dắt họ ra khỏi vòng nô lệ của Ai-cập để vào sự tự do của Đất Hứa.

        Sau buổi nhóm, Mục sư và bà Gilmore cùng đi với ông bà chấp sự Wattson đến nhà ông bà ấy. Ngôi nhà ấy ở cạnh nhà thờ, phía khu trung tâm thành phố. Mục sư Gilmore không thể kìm chế việc giảng lại đề tài ông đã chọn. Đề tài ấy cứ đeo đuổi ông cho đến khi ông phải ghi ra thành những dòng thơ lên mặt giấy phía sau phần bài giảng vừa rồi của ông, thì lúc ấy ông mới thấy nhẹ nhàng khuây khoả được. Ông bắt đầu với những lời như sau:
“Chúa dìu dắt tôi! Ôi ý nghĩ phước hạnh biết bao;
Ôi những lời tràn đầy niềm an ủi thiên thượng;
Ở đâu, làm gì.. tay Chúa vẫn cứ dắt dẫn tôi..”...
Ông viết một mạch, khi ông dừng bút thì đã có được 4 khổ thơ và một điệp khúc.

        Trong khi ông quên ngay bản diễn ý bằng thơ ca Thi thiên 23 của mình thì bà không thế. Bà gửi một bản đến tờ “Người Canh gác và Người Phản ảnh” ở Boston, bài thơ ấy được xuất bản. William Bradbury khám phá thấy bài thơ liền phổ nhạc và việc ấy đã đảm bảo cho tác giả một chỗ đứng vững chắc trong thánh nhạc Cơ-đốc. Joseph H.Gilmore đã giữ nhiều chức vụ cao quí trong giới tôn giáo và giáo dục và là người nhận vô số vinh dự xứng đáng trong suốt cuộc đời 84 năm dài đầy bông trái.

        Ngày nay ông vẫn được nhớ đến bởi một bài thơ 4 khổ thảo nhanh trong phút cảm hứng sau buổi giảng ở Philadelphia khi ông 28 tuổi, bởi một người vợ nhạy cảm đủ để nhận thức điều tốt đẹp khi bắt gặp được nó và bởi một nhà soạn nhạc tinh tế chẳng bao giờ để lọt khỏi mình một bài thơ tuyệt tác được.
 
Vĩnh Phước ngày 07 tháng 4 năm 2022
(HT- st)

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn