19:28 EDT Thứ bảy, 27/04/2024

Tin Tức

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 17

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 15


Hôm nayHôm nay : 17466

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 267763

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 22997170

Trang nhất » Dưỡng linh » Tư liệu Tham khảo

Bài Mới

Kiên Nhẫn Giúp Đỡ Lẫn Nhau

Kiên Nhẫn Giúp Đỡ Lẫn Nhau

“Nhưng, hỡi anh em, xin anh em hãy răn bảo những kẻ ăn ở bậy bạ, yên ủi những kẻ ngã lòng, nâng đỡ những kẻ yếu đuối, phải nhịn nhục đối với mọi người. Hãy giữ, đừng có ai lấy ác báo ác cho kẻ khác; nhưng hãy tìm điều thiện luôn luôn, hoặc trong vòng anh em, hoặc đối với thiên hạ” (câu 14-15).

Xem tiếp...

Ý NGHĨA THUỘC LINH CỦA MẪU TỰ HYBÁLAI- BÀI SỐ 3

Thứ tư - 23/03/2022 23:22
Ý NGHĨA THUỘC LINH CỦA MẪU TỰ HYBÁLAI- BÀI SỐ 3

Ý NGHĨA THUỘC LINH CỦA MẪU TỰ HYBÁLAI- BÀI SỐ 3

Chịu đựng. Con lạc đà có một đặc điểm là “chịu đựng” cách bền bỉ, dẻo dai. Nó vừa mang nặng, đi đường xa, chịu đựng lâu ngày dưới sức nóng như thiêu trong sa mạc. Đấng Christ đã vào thế gian tăm tối này, Ngài mang gánh nặng tội lỗi chúng ta,

Ý NGHĨA THUỘC LINH CỦA MẪU TỰ HYBÁLAI- BÀI SỐ 3
(Bà Mục sư Phạm Văn Năm)
CHỮ THỨ BA: GIMEL (LẠC ĐÀ) (tt)
        Chịu đựng.
        Con lạc đà có một đặc điểm là “chịu đựng” cách bền bỉ, dẻo dai. Nó vừa mang nặng, đi đường xa, chịu đựng lâu ngày dưới sức nóng như thiêu trong sa mạc. Đấng Christ đã vào thế gian tăm tối này, Ngài mang gánh nặng tội lỗi chúng ta, Ngài hướng dẫn chúng ta tiến bước trên con đường xa thẳm,Ngài cũng chịu đựng những sai lầm vi phạm của chúng ta nữa. Khi tại thế, Ngài chịu đựng sự phản trắc của Giu-đa ích-ca-ri-ốt, sự chối bỏ của Phi-e-rơ, sự sỉ nhục của quân lính La Mã, sự độc ác của dân Do Thái, sự giả hình của người Pha-ri-si. Nhưng Ngài như “chiên con bị dắt đến hàng làm thịt, như chiên câm trước mặt kẻ hớt lông” để hoàn tất chương trình cứu rỗi của Đức Chúa Trời. Ngài tỏ lòng nhân từ đối với sự bất toàn của chúng ta, Ngài vẫn cầu thay cho chúng ta trên ngôi thi ân trên trời. Là Cơ Đốc nhân, chúng ta ta phải noi gương Ngài mà chịu đựng những thử thách, khó khăn, chịu bắt bớ khốn khổ vì Ngài, chịu đựng những kẻ lạc lối lầm đường, những con người “xác thịt” trong Hội Thánh, những anh em giả dối là những kẻ có lương tâm chai lì ...
        Sứ đồ Phao-lô là con người chịu đựng bền bỉ, dẻo dai. Chúng ta hiểu được điều đó nhờ đoạn Kinh Thánh sau: “Tôi đã chịu nhọc nhiều hơn, đòn vọt quá chừng. Đôi phen tôi gần phải bị chết; năm lần bị người Giu-đa đánh roi, mỗi lần thiếu một roi đầy bốn mươi; ba lần bị đánh đòn, một lần bị ném đá; ba lần bị chìm tàu. Tôi đã ở trong biển sâu một ngày một đêm. Lại nhiều lần tôi đi đường, nguy trên sông bến, nguy với trộm cướp, nguy với dân ngoại, nguy trong các thành, nguy trong các đồng vắng, nguy trên biển, nguy với anh em giả dối, chịu khó chịu nhọc, lắm lúc thức đêm, chịu đói khát, thường khi phải nhịn ăn, chịu lạnh và lõa lồ. Còn chưa kể mọi sự khác là mỗi ngày tôi phải lo lắng về hết thảy các Hội Thánh, nào có ai vấp ngã mà tôi chẳng như nung như đốt ư? Chúng tôi bị ép đủ cách, nhưng không đến cùng; bị túng thế nhưng không ngã lòng; bị bắt bớ nhưng không đến bỏ; bị đánh đập nhưng không đến chết mất, chúng tôi thường mang sự chết của Chúa trong thân thể mình, hầu cho sự sống Đức Chúa Giê-xu cũng tỏ ra trong thân thể chúng tôi. Bởi chúng tôi là kẻ sống, vì cớ Đức Chúa Giê-xu mà hằng bị nộp cho sự chết, hầu cho sự sống của Đức Chúa Giê-xu cũng tỏ ra trong xác thịt hay chết của chúng tôi” (II Cô-rinh-tô 11:23-29, 4:8-11)
        Đó là một bằng chứng cụ thể nhất. Mỗi Cơ Đốc nhân chân chính có một sức chịu đựng phi thường, cả cuộc đời của họ thật vô cùng tốt đẹp, “không vết, không nhăn, không chi giống như vậy”, nhưng “không chỗ trách được”. Có lúc họ cũng đương đầu với hạng người bần tiện, đê hèn trong xã hội nhưng họ chẳng chút than vãn oán trách, cũng không nản chí sờn lòng, cứ “phó thác đường lối mình cho Đức Giê-hô-va”. Đời sống họ giống như “cây trồng gần dòng nước, sanh bông trái theo thì tiết, lá nó cũng chẳng tàn héo”.
        Người ngoài cuộc nhìn xem tưởng chừng như họ đang trong lửa bỏng dầu sôi như ban bạn Hê-bơ-rơ. Nhưng lạ lùng thay họ vẫn vui vẻ trong ơn yêu thương của Chúa, hầu việc Chúa càng mạnh mẽ hơn nữa. Môi miệng họ như một dòng suối mát mẻ tuôn tràn nước sống vì họ đã tìm được bí quyết của sự chịu đựng ấy là vì “danh Chúa mà chịu khổ”. Họ bằng lòng chấp nhận mọi cảnh khó khăn cho đến cuối cùng, như Ê-sai đã nói: “Đồng vắng và đất khô hạn sẽ vui vẻ, nơi sa mạc sẽ mừng rỡ, và trổ hoa như bông hường. Nó trổ hoa nhiều và vui mừng, cất tiếng hát hớn hở. Sự vinh hiển của Liban và sự tốt đẹp của Cạt-mên và Sa-rôn sẽ được ban cho nó. Chúng sẽ thấy sự vinh hiển của Đức Giê-hô-va, và sự tốt đẹp của Đức Chúa Trời chúng ta” (Ê-sai 35:1-2). Đời sống họ không phải mỗi bước đều có rải hoa hồng, nhưng họ đang đi trong sa mạc, tại ấy ẩn những suối nước trong và đầy hoa hồng.
Qua bài học nầy, chúng ta thấy rằng bởi sự sống Đấng Christ ở trong chúng ta nên chúng ta cứ tiếp tục cuộc hành trình đầy gian khổ. Đây là hành trình thuộc linh từ đất lên trời, lâu dài cho đến hết cuộc đời chúng ta, không lạc đường, không mỏi mệt kiệt sức dưới gánh nặng đau thương, nhưng vẫn vui tươi cất bước cách hăng hái trên thiên trình trong quyền năng siêu việt của Đức Thánh Linh. Ê-sai cho biết bí quyết thành công ấy không phải bởi sức người: “Đức Giê-hô-va sẽ cứ dắt đưa ngươi; làm cho ngươi no lòng giữa nơi khô hạn lớn; làm cho cứng mạnh các xương ngươi, ngươi sẽ như vườn năng tưới, như nước suối chẳng hề khô vậy” (Ê-sai 58:11) và “Ai trông đợi Đức Giê-hô-va chắc được sức mới, cất cánh bay cao như chim ưng, chạy mà không mệt nhọc, đi mà không mòn mỏi” (Ê-sai 40:31). Tác giả Thi Thiên cũng cho biết: “Họ đi tới, sức lực lần lần thêm; ai nấy đều ra mắt Đức Chúa Trời tại Si-ôn” (Thi Thiên 58:7)
        Nguyện Chúa ban cho chúng ta sức mới hằng ngày để tiến bước trên thiên trình mà không “ngã chết dọc đàng” như dân Y-sơ-ra-ên trong cuộc hành trình nơi sa mạc.
(còn tiếp)
Vĩnh Phước ngày 24 tháng 3 năm 2022
(HT- st)

Từ khóa: chịu đựng

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn