04:48 EDT Thứ bảy, 27/04/2024

Tin Tức

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 41


Hôm nayHôm nay : 12118

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 260692

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 22990099

Trang nhất » Dưỡng linh » Tư liệu Tham khảo

Bài Mới

Kiên Nhẫn Giúp Đỡ Lẫn Nhau

Kiên Nhẫn Giúp Đỡ Lẫn Nhau

“Nhưng, hỡi anh em, xin anh em hãy răn bảo những kẻ ăn ở bậy bạ, yên ủi những kẻ ngã lòng, nâng đỡ những kẻ yếu đuối, phải nhịn nhục đối với mọi người. Hãy giữ, đừng có ai lấy ác báo ác cho kẻ khác; nhưng hãy tìm điều thiện luôn luôn, hoặc trong vòng anh em, hoặc đối với thiên hạ” (câu 14-15).

Xem tiếp...

NGHIÊN CỨU NHÂN VẬT KINH THÁNH- BÀI SỐ 3 SAU-LƠ BỊ ÁC QUỶ ĐẾN QUẤY RẦY

Thứ tư - 09/03/2022 22:29
NGHIÊN CỨU NHÂN VẬT KINH THÁNH- BÀI SỐ 3 SAU-LƠ BỊ ÁC QUỶ ĐẾN QUẤY RẦY

NGHIÊN CỨU NHÂN VẬT KINH THÁNH- BÀI SỐ 3 SAU-LƠ BỊ ÁC QUỶ ĐẾN QUẤY RẦY

Khi thần của Đức Chúa Trời lìa khỏi Sau-lơ thì đời sống ông xuống dốc, tình trạng của Sau-lơ ngày càng tệ hơn (I Sam 16:14). Một khi Đức Thánh Linh đã lìa khỏi thì tà linh thừa cơ nhập vào. Sau khi Sau-lơ bị tà linh khống chế, ông liên tục phạm luật pháp của Đức Chúa Trời.

NGHIÊN CỨU NHÂN VẬT KINH THÁNH- BÀI SỐ 3
SAU-LƠ BỊ ÁC QUỶ ĐẾN QUẤY RẦY
 
I. Kinh Thánh: I Sa-mu-ên 17:55-19:24
II. Câu gốc: I Sa-mu-ên 18:12
III. Kinh Thánh tham khảo: Gia-cơ 1:14-15
IV. Dẫn giải:
Khi thần của Đức Chúa Trời lìa khỏi Sau-lơ thì đời sống ông xuống dốc, tình trạng của Sau-lơ ngày càng tệ hơn (I Sam 16:14). Một khi Đức Thánh Linh đã lìa khỏi thì tà linh thừa cơ nhập vào. Sau khi Sau-lơ bị tà linh khống chế, ông liên tục phạm luật pháp của Đức Chúa Trời. Tình trạng tiêu cực, uể oải của Sau-lơ ngày càng trở nên trầm trọng, thậm chí đi đến chỗ thần kinh thất thường. Các đầy tớ của Sau-lơ đề nghị dùng âm nhạc để giúp nhà vua khuây khỏa tâm trí (I Sam 16:14-23). Trong tình trạng như thế, Đa-vít được gọi đến, dùng tiếng đàn êm dịu và đầy ơn lành khiến cho tấm lòng bất an của Sau-lơ bình tịnh, xua đuổi ưu sầu của vua.
Ban đầu Đa-vít được Sau-lơ sủng ái, nhưng sau khi thắng Gô-li-át và nhều lần thắng trận trở về, nhiều người khen Đa-vít hơn Sau-lơ, thì ngay tức khắc ngọn lửa ganh tị đã cháy lên từ đáy lòng của Sau-lơ (I Sam 18:6-8). Sau-lơ sợ mất ngôi vua. Kể từ đó, sau-lơ căm giận Đa-vít. Tình yêu thương và lòng quý mến Đa-vít đã biến thành cay đắng và thù oán. Lòng ganh tị là một tội lỗi hết sức ghê gớm, khiến con người từ chỗ yêu thương sanh ra thù ghét, khiến cho tội lỗi ngày càng trở nên nghiêm trọng vì nó mở cửa cho Sa-tan.
Đối với một thanh niên ưu tú, sáng suốt và được Đức Chúa Trời trọng dụng như Đa-vít, Sau-lơ chẳng những không biết sử dụng mà còn muốn giết đi (i Sam 18:11,17,21,25; 19:10,11). Nhưng mỗi lần như vậy, Đức Chúa Trời đều ra tay giải cứu Đa-vít khỏi cơn nguy hiểm. Khi một người thật sự phó mình cho Đức Chúa Trời, Ngài sẽ bảo hộ cho người ấy được an ninh.
V. Suy gẫm:
1. Khoảng thời gian từ khi Sau-lơ bị Đức Chúa Trời bỏ cho đến khi sự phán xét thật sự giáng trên Sau-lơ cách nhau khoảng mấy mươi năm. Trong khoảng thời gian đó Đức Chúa Trời dùng Sa-mu-ên, Đa-vít, Giô-na-than và nhiều người khác, nhiều sự việc để Sau-lơ có cơ hội ăn năn, nhưng Sau-lơ cứ khăng khăng đi theo ý riêng mình. Đối với con cái Đức Chúa Trời, Ngài không bao giờ từ bỏ, trừ phi chính con người từ bỏ Ngài trước.
2. Lòng ganh tị sinh ra nhiều tội ác. Nó khiến yêu thương thành thù ghét, phá hoại sự hài hòa của gia đình, lòng thành của tình bạn. Đừng để cho lòng ganh tị mọc rễ trong lòng chúng ta. Nên đề phòng cạm bẫy của Sa-tan.
3. Dù Sau-lơ nhiều lần muốn giết Đa-vít, nhưng Đức Chúa Trời lại dùng nhiều người, thậm chí người nhà của Sau-lơ giúp Đa-vít chạy thoát. Đức Chúa Trời bảo vệ người thuộc về Ngài.
SAU-LƠ TÀN SÁT THẦY TẾ LỄ, TRUY LÙNG ĐA-VÍT
I. Kinh Thánh: I Sa-mu-ên 22:6-19; 24; 26
II. Câu gốc: I Sa-mu-ên 26:18
III. Kinh Thánh tham khảo: Thi thiên 59; Rô-ma 7:18
IV. Dẫn giải:
Mục đích Đức Chúa Trời lập Sau-lơ làm vua là muốn Sau-lơ giải cứu dân Y-sơ-ra-ên khỏi người Phiitin. Nhưng ngọn lửa ganh tị khiến Sau-lơ quên hẳn sứ mạng của mình, chỉ lo truy lùng giết Đa-vít. Sau-lơ tưởng rằng chỉ cần giết được Đa-vít thì ngai vàng của mình sẽ được bảo toàn. Ông quên rằng chính Đa-vít là người đánh giết Gô-li-át, là người đánh bại Philitin thay cho Sau-lơ. Người mà Sau-lơ truy lùng là một người hoàn toàn không uy hiếp và không làm tổn thương đến Sau-lơ, thậm chí là người giúp đỡ ông,
Trong lúc chạy trốn, thầy tế lễ cả A-hi-mê-léc ra tay giúp đỡ Đa-vít. Vì thế. Sau-lơ định giết 85 người trong gia đình của A-hi-mê-léc (I Sam 22:18-19). Hành động này khiến cho lòng dân Y-sơ-ra-ên run sợ, làm cho ngai vàng Sau-lơ càng lung lay nhiều hơn. Trong quá trình Sau-lơ truy lùng Đa-vít, Đa-vít có hai cơ hội để giết Sau-lơ. Một lần tại đồng vắng Ên-ghê-đi, một lần khác tại núi Ghi-bê-a nhưng Đa-vít từ chối không ra tay trên người được Đức Chúa Trời xức dầu, nhờ đó tính mạng của sau-lơ được bảo tồn. (I sam 24:1-7; 26:1-16). Qua hai lần này, Đức Chúa Trời nhắc nhở cho Sau-lơ rằng hành vi của ông không đúng, và Sau-lơ cũng đã hối hận về việc làm của của mình (I Sam 24:16-19; 26:21-25). Nhưng rồi Sau-lơ vẫn không thay đổi được vì lòng ganh tị đã chế ngự ông.
V. Suy gẫm:
1. Do ganh tị, Sau-lơ không thể chung sống với người mạnh hơn mình là Đa-vít, kết cuộc là nảy sinh ra đủ thứ nghi ngờ và cay đắng. Mong rằng trong nhà của Đức Chúa Trời, chúng ta có thể sống chan hòa với nhau.
2. Đa-vít không hề nghĩ đến việc cướp lấy ngôi của Sau-lơ chỉ vì lòng hẹp hòi của Sau-lơ mà ra. Sau-lơ là biểu tượng của “cái tôi” con người cũ của chúng ta, còn Đa-vít là tượng trưng cho sự “đẹp lòng Chúa”.
3. Khi con người lìa bỏ Đức Chúa Trời thì Đức Thánh Linh sẽ bỏ đi, tà linh sẽ cai trị đời sống và người đó sẽ hư mất.
SAU-LƠ CẦU HỎI BÀ BÓNG, BỎ MẠNG TẠI ÊN-ĐÔ-RƠ
I. Kinh Thánh: I Sa-mu-ên 28-31
II. Câu gốc: I Sa-mu-ên 28:15
III. Kinh Thánh tham khảo: Lê-vi ký 19:31; Phục truyền 18:10-12, I Sử ký 10:13
IV. Dẫn giải:
Khi người Philitin lớn mạnh, họ tập hợp quân lính đóng trại tại Su-nem đặng mở một trận tấn công qui mô lớn đối với người Y-sơ-ra-ên. Sau-lơ chỉnh đốn quân đội của mình trong lúc gấp rút, đóng trại ở sườn núi Ghinh-bô-a. Do quân địch đóng đầy khắp các sườn núi, Sau-lơ run sợ vì Đức Chúa Trời đã lìa khỏi ông rồi. Dù ông có cầu hỏi nhưng Đức Giê-hô-va vẫn không trả lời. Sau-lơ phải đối diện với một tình trạng kinh khiếp nhất: bị Chúa lìa bỏ (I Sam 28:15)
Sau-lơ dưới tình trạng đuối sức, tuyệt vọng cải trang đi tìn sự giúp đỡ của bà bóng. Sau-lơ được cho biết trận chiến này người Y-sơ-ra-ên sẽ thất bại, Sau-lơ và các con của ông sẽ chết. Sau-lơ nghe xong sợ hoảng, té nằm dài xuống đất (I Sam 28:20-25). Thật vậy, qua ngày sau, hai bến giao chiến, người Y-sơ-ra-ên chạy trốn trước mặt Philitin, Sau-lơ cùng ba người con trai và những người đi theo ông đều chết cùng một lúc. Vị vua đầu tiên của Y-sơ-ra-ên tử trận. Sau-lơ lên ngôi làm vua lúc bốn mươi tuổi, trị vì được bốn mươi năm. Bước đầu, sau-lơ có tương lai sáng lạng nhưng do lòng kiêu ngạo, bội nghịch, khiến ông phải chết cách thê thảm. Cầu xin Chúa thương xót chúng ta, để không đi theo vết chân của Sau-lơ. Chúng ta hãy tỉnh thức, cầu nguyện, khiêm tốn đi cùng Đức Chúa Trời.
V. Suy gẫm
1. Cả cuộc đời của Sau-lơ có từng trải qua bốn trận chiến chủ yếu và đều thất bại là: (1) chiến đấu với Gô-li-át (I Sam 17)- do lòng ganh tị sanh ra sự căm hận, truy lùng giết Đa-vít, (2) chiến đấu với dân Philitin (I Sam 13,14)- tự thực hiện chức vụ thầy tế lễ; (3) Chiến đấu với dân A-ma-léc (I Sam 15)- tham lấy của cải; (4) trận đánh cuối cùng với dân Philitin (I sam 28:31)- không có sự ở cùng của Đức Chúa Trời, cầu hỏi bà bóng, cuối cùng hư mất.
2. Sự thịnh vượng và suy đồi của vương triều Sau-lơ so với sự sa đọa của Lu-xi-phe (Ê-sai 14:12-20) có nhiều điểm giống nhau, có ý nghĩa dạy dỗ sâu xa.
Vĩnh Phước, ngày 10 tháng 3 năm 2022
(HT- st)

Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn