21:32 ICT Thứ tư, 11/09/2024

Tin Tức

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 53

Máy chủ tìm kiếm : 10

Khách viếng thăm : 43


Hôm nayHôm nay : 11429

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 108416

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 25539778

Trang nhất » Dưỡng linh » Tư liệu Tham khảo

Bài Mới

Bảo Đảm Được Cứu

Bảo Đảm Được Cứu

“Ai sẽ lên án họ ư? Đức Chúa Giê-xu Christ là Đấng đã chết, và cũng đã sống lại nữa, Ngài đang ngự bên hữu Đức Chúa Trời, cầu nguyện thế cho chúng ta” (câu 34).

Xem tiếp...

Ý NGHĨA THUỘC LINH CỦA MẪU TỰ HY BÁ LAI- BÀI SỐ 5 CHỮ THỨ NĂM: HÊ (CỬA SỔ)

Thứ năm - 26/05/2022 08:36
Ý NGHĨA THUỘC LINH CỦA MẪU TỰ HY BÁ LAI- BÀI SỐ 5 CHỮ THỨ NĂM: HÊ (CỬA SỔ)

Ý NGHĨA THUỘC LINH CỦA MẪU TỰ HY BÁ LAI- BÀI SỐ 5 CHỮ THỨ NĂM: HÊ (CỬA SỔ)

Chữ nầy phát âm như chữ H, có nghĩa là “cửa sổ”. Trong tiếng Hy-bá-lai có tám từ liệu khác nhau chỉ về cửa sổ và được chia làm hai loại. Trong Kinh Thánh cho chúng ta biết hai loại “cửa sổ” ấy như sau:
Ý NGHĨA THUỘC LINH CỦA MẪU TỰ HY BÁ LAI- BÀI SỐ 5
CHỮ THỨ NĂM: HÊ (CỬA SỔ)
 
      Chữ nầy phát âm như chữ H, có nghĩa là “cửa sổ”. Trong tiếng Hy-bá-lai có tám từ liệu khác nhau chỉ về cửa sổ và được chia làm hai loại. Trong Kinh Thánh cho chúng ta biết hai loại “cửa sổ” ấy như sau:
      
      Cửa sổ trên trời (Sáng 7:11; 8:2; II Các vua 7:2,19; Malachi 3:10). Cửa sổ đền thờ hay cửa sổ nhà người Do thái (Sáng 26:8; Giô-suê 2:15,18; II Sam 6:19, 19:12; I Các 6:4; II Các 9:30,32; II Cô 11:33).
 
      Danh từ “cửa sổ” xuất hiện lần đầu trong Sáng 16:6, khi Chúa truyền lịnh cho Nô-ê đóng tàu và làm một cửa sổ trên tàu ấy. “Ngươi sẽ làm một cửa sổ trên tàu”. Từ đó chữ “cửa sổ” được nhắc đến hơn bốn mươi lần trong cả Tân Ước và Cựu Ước. Thế thì danh từ “cửa sổ” có liên hệ gì với Chúa Giê-xu không? Chúng ta sẽ nghiên cứu vài đặc điểm của chữ nầy.
 
      CỬA SỔ TRÊN TRỜI
 
      Trong cơn đại hồng thủy, Đức Chúa Trời đã mở “các cửa sổ trên trời” làm mưa xuống trên đất, “các cửa sổ trên trời mở xuống” (sáng 7:11). “Các cửa sổ trên trời lấp ngăn lại” (Sáng 8:2)

 
      Thành Sa-ma-ri bị vây lâu ngày bởi quân Sy-ri, dân sự bị đói. Tiên tri Ê-li-sê nói tiên tri rằng: “Ngày mai, tại giờ nầy, nơi cửa thành Sa-ma-ri, một đấu bột lộc sẽ bán một siếc lơ, và hai đấu mạch nha sẽ bán một siếc lơ. Nhưng quan cai nâng đỡ vua lại nói rằng: Dầu cho Đức Giê-hô-va mở các cửa sổ trên trời, điều đó há có được sao?” (II Các 7:1-2)
Ê-sai 24:18 mô tả sự đoán phạt chung của thế gian, lúc ấy: “Các cửa sổ trên trời mở ra”.
 
      Ma-la-chi 3:10: “Từ nay các ngươi khá lấy điều nầy mà thử ta, xem ta có mở các cửa sổ trên trời đổ phước xuống cho các ngươi đến nỗi không chỗ chứa chăng”
 
      Bốn phân đoạn Kinh Thánh nói về “cửa sổ trên trời” này nói đến hai điều: từ trời ơn phước đổ xuống cho loài người; cũng từ những “cửa sổ trên trời” ấy lại giáng xuống những tai họa kinh khiếp.
 
      Cửa sổ trên trời là hình bóng về Đấng Christ. Ngài là Đấng tạo hóa, yêu thương muôn vật muôn loài, là Chúa Cứu Thế từ trời giáng xuống trần gian, ban phước cho ai bằng lòng tin nhận Ngài. Trong 33 năm tại thế, đã nhiều lần Ngài mở “cửa sổ trên trời” cho dân Do thái nhìn thấy Đức Chúa Trời bằng cách xưng rằng: “Ta với Cha là một”, “Ai đã thấy Ta tức là đã thấy Cha”... Ngài cũng làm nhiều phép lạ trong sự chữa bệnh, hóa bánh ra nhiều, đi bộ trên mặt biển, quở cơn bão tố, đuổi quỉ... Nhưng trước hết Ngài là Đấng “giãi bày Cha cho chúng ta biết”. Ngài là “cửa sổ trên trời”. Ngài hé mở cửa ấy khi hóa hình trên núi, cũng cho chúng ta thấy những triển vọng đẹp đẽ của tương lai, tức là một vương quốc hùng cường thiên thượng sẽ được thành lập ở trần gian, một vị vua công nghĩa sẽ trị vì đến đời đời.
 
      Ngay trong đời nầy, mọi ơn phước thuộc linh hay thuộc thể mà Đức Chúa Trời ban cho loài người đều qua Chúa Giê-xu. Ngài là Đấng Trung Bảo ở giữa Đức Chúa Trời và loài người. Những con cái Chúa có lòng trung thành với Ngài, vâng lời Ngài thì “cửa sổ trên trời” sẽ không bào giờ đóng lại với họ, mà vẫn mở toang, mọi ơn phước cứ đổ xuống đến nỗi “không chỗ chứa” còn lưu ra cho kẻ khác nữa! (Ma-la-chi 3:10). Trái lại, nếu con cái Chúa không chịu vâng theo tiếng Ngài, bất tuân mạng lệnh Ngài thì tai họa sẽ đến trên họ, rượt đuổi theo họ mãi vì “các từng trời ở trên đầu họ sẽ như đồng, và đất dưới chân họ sẽ như sắt” (Phục 28:23)
 
      Như chúng ta thấy trong phần trên, những ơn phước do “cửa sổ trên trời” đổ xuống cho nhân loại là chính Chúa Giê-xu khi Ngài đến thế gian lần thứ nhất. Ngài đem “sự vui mừng lớn cho muôn dân”, đem “phước cho nhân loại”. Nhưng cũng từ nơi “cửa sổ trên trời” ấy lại đổ tai họa cho loài người khi họ khước từ ân sủng lớn lao. Ngài là Chúa Cứu Thế cũng là quan án công bình. Ngài sẽ ngồi trên ngôi mà đoán xét thế gian. Trong thời Nô-ê, “cửa sổ trên trời” mở ra và những trận mưa lớn kinh khủng trút xuống đất để hình phạt loài người vì cớ tội ác của họ. Đến ngày tận thế cũng vậy, “cửa sổ trên trời” lại mở một lần nữa để trút tai họa xuống mặt đất ô uế, tội lỗi nầy, như trong Ê-sai đã mô tả: “Hỡi dân cư trên đất, sự kinh hãi, hầm và bẫy đến trên ngươi. Kẻ nào trốn khỏi tiếng kinh hãi sẽ sa xuống hầm; nếu lên khỏi hầm sẽ mắc vào lưới. Vì các cửa sổ trên trời đều mở ra, các nền dưới đất đều rung rinh. Đất đều tan nát, rúng động, đất đều vỡ lỡ. Đất lay động như người say, lỏng chỏng như vái võng, tội lỗi chất lên nặng trĩu, nó sẽ đổ xuống và không dậy được nữa” (Ê-sai 24:17-20). Cũng đúng như lời Ngài tuyên bố sau khi từ kẻ chết sống lại: “Hết thảy quyền phép trên trời dưới đất đều đã giao cho ta” (Ma-thi-ơ 28:18). Ngài là Đấng cầm cây gậy sắt, lấy sự công bình mà cai trị các dân.
 
      CỬA SỔ ĐỀN THỜ VÀ CỬA SỔ NHÀ NGƯỜI DO THÁI
 
      Đền thờ vua Sa-lô-môn xây cất có 3 phòng có cửa sổ để ánh sáng từ bên ngoài có thể soi vào (I Các 6:4)
Nhờ nhìn ngang qua cửa sổ mà A-bi-mê-léc, vua Phi-li-tin biết Rê-bê-ca là vợ Y-sác, vì thế Y-sác tránh khỏi sự phiền phức (Sáng 26:8).
 
      Hai thám tử Y-sơ-ra-ên được Ra-háp dòng dây từ cửa sổ xuống ngoài vách thành nên thoát nạn (Giô-suê 2:15,18)
Đa-vít nhờ Mi-canh dòng xuống nơi cửa sổ nên đã kịp thoát khỏi tay Sau-lơ. Cũng bởi cửa sổ Mi-canh lại thấy Đa-vít nhảy múa trước mặt Đức Giê-hô-va (I Sam 19:12; II Sam 6:19)
 
      Từ nơi cửa sổ trên lầu, hoàng hậu Giê-sa-bên là một người đàn bà gian ác đã bị ném xuống đất chết để đền tội ác của bà. Một vị hoàng hậu ngoại bang, uy quyền, hung tợn khét tiếng trong thời bấy giờ dã chấm dứt cuộc đời nơi cửa sổ (II Các 9:30,31)
 
      Ê-li-sê sắp qua đời truyền cho vua Giô-ách bắn một mũi tên về hướng đông. Ê-li-sê rất hài lòng nói rằng ấy là mũi tên chiến thắng của Đức Giê-hô-va. Trước khi bắn, Giô-ách được Ê-li-sê bảo “mở cửa sổ” và từ đó bắn ra (II Các 13:17)
 
      Cửa sổ nơi tư dinh của Đa-ni-ên luôn mở, để ông hướng về Giê-ru-sa-lem mà cầu nguyện (Đa-ni-ên 6:10). Đó là thói quen của Đa-ni-ên, mở cửa sổ hướng về Giê-ru-sa-lem cầu nguyện mỗi ngày ba lần. Dù kể thù lập mưu kế hại ông, nhưng ông không bao giờ chịu thua mưu của họ. Chắc hẳn khi ông bị quăng vào hang sư tử thì hình ảnh của chiếc “cửa sổ” ấy vẫn hiện rõ trong tâm trí ông. Đa-ni-ên không thể quên nó. Tuy trong hang sư tử lạnh lẽo cô đơn thì “cửa sổ” của lòng Đa-ni-ên vẫn mở rộng hướng về Chúa trên trời mà cầu nguyện.
 
      Sứ đồ Phao-lô được anh em tín hữu dòng xuống nơi của sổ trong cái thúng để thoát khỏi tay người Do Thái (II Cô 11:33)
Ơ-tích vì ngủ gục nên ngã từ cửa sổ té xuống đất (Công vụ 20:9)
 
      Qua những phân đoạn Kinh Thánh đề cập đến cửa sổ đền thờ hay nhà người Do Thái, chúng ta thấy có những hình ảnh khác nhau. Một cái nhà nếu không có cửa sổ sẽ tăm tối, công dụng của cửa sổ là khiến cho nhà được sáng sủa trước, kế đến người ta cũng nhờ cửa sổ để nhìn xem cảnh vật bên ngoài, rồi trong cơn nguy biến người ta cũng nhờ cửa sổ mà thoát thân. Đấng Christ là cửa sổ của lòng chúng ta, cửa sổ thiêng liêng ở nơi nhà “sự sống” của chúng ta, nhờ Ngài chúng ta có sự sống trong lòng. Ngài là hy vọng của Cơ Đốc nhân, nhờ Ngài chúng ta có hy vọng được sự vinh hiển. Phao-lô nhắc nhở tín đồ Cô-lô-se rằng: “Đấng Christ ở trong anh em là sự trông cậy về sự vinh hiển” (Cô-lô-se 1:27b)
 
      Những triết lý khoa học, sự khôn ngoan của đời không đem lại cho chúng ta sự hy vọng và niêm an ủi nào hết. Một đời sống không có Đấng Christ giống như một nhà không có cửa sổ, tối tăm mù mịt, không có ánh sáng, không thấy những gì bên ngoài, không biết tương lai ra sao, cả cuộc đời họ chỉ quờ quạng trong bóng tối.
 
      Những Cơ đốc nhân “tạm bợ” không có Đấng Christ là sự sáng, sự sống thật trong lòng, nên dù có danh hiệu là tín đồ lâu năm vẫn ngồi trong bóng tối tăm. Chúng ta không thấy làm lạ khi thấy họ đã “xoay chiều, đổi hướng”, vì không phân biệt được tác hại hoặc ích lợi cho đời sống họ. Họ không thấy cái gì tốt để noi theo, cái gì xấu để loại ra khỏi lòng. Dù có tiếng là theo Chúa họ vẫn “ngồi ỳ” một chỗ, không thể làm việc gì cho Chúa, nhưng cứ bằng lòng trong địa vị tăm tối của mình. Những bài giảng luận dù có linh động đến đâu cũng không lay chuyển được tấm lòng cứng cỏi của họ. Những tiếng kêu gào đau khổ của tội nhân hư mất cũng không rung động tâm can của họ, họ chỉ lo những việc thuộc về đời này mà thôi. Thậm chí tiếng của Chúa như sấm vang, sét nổ rằng: “Ta là sự sáng của thế gian, người nào theo Ta chẳng đi trong nơi tối tăm, nhưng có ánh sáng của sự sống” cũng không làm cho họ dời khỏi chỗ của mình. Thật đáng thương thay!
 
      (Còn tiếp)
 
      (Trích đăng bài viết của Bà Mục sư Phạm Văn Năm)
 
Vĩnh Phước ngày 26 tháng 5 năm 2022
(HT- st)

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn