08:44 EDT Chủ nhật, 28/04/2024

Tin Tức

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 19

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 18


Hôm nayHôm nay : 4434

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 270474

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 22999881

Trang nhất » Dưỡng linh » Học Kinh Thánh hằng ngày

Bài Mới

Tiền Công Của Tội Lỗi Là Sự Chết

Tiền Công Của Tội Lỗi Là Sự Chết

“Vì tiền công của tội lỗi là sự chết; nhưng sự ban cho của Đức Chúa Trời là sự sống đời đời trong Đức Chúa Giê-xu Christ, Chúa chúng ta” (Rô-ma 6:23).

Xem tiếp...

Ê-LAM

Thứ năm - 21/09/2017 21:03
Ê-LAM

Ê-LAM

Kinh Thánh: Giê-rê-mi 49:34 Lúc Sê-đê-kia, vua Giu-đa mới trị vì, có lời Đức Giê-hô-va phán cùng tiên tri Giê-rê-mi về Ê-lam rằng.

Ê-LAM

               Kinh Thánh: Giê-rê-mi 49:34

               Lúc Sê-đê-kia, vua Giu-đa mới trị vì, có lời Đức Giê-hô-va phán cùng tiên tri Giê-rê-mi về Ê-lam rằng.

               Ê-lam là một đất nước ở cách xa Giu-đa đến hai trăm dặm về phía Đông, và còn xa hơn cả Ba-by-lôn. Ê-lam nằm trên một vùng đất mà ngày nay là vùng Tây Nam của đất nước Iran. Có lẽ Giê-rê-mi xem Ê-lam là nơi tận cùng của trái đất.

               Vào năm thứ tư đời Giê-hô-gia-kim, Giê-rê-mi đã rao giảng rằng Ê-lam là một trong những dân tộc mà Chúa sẽ đoán xét (25:25). Bây giờ, vào năm thứ nhất đời Sê-đê-kia (khoảng sáu năm sau), Giê-rê-mi nói chi tiết hơn về số phận của Ê-lam. Bẻ cung của Ê-lam (49:35) là một lời mô tả sống động về sự thua' trận của Ê-lam, vì người Ê-lam rất nổi tiếng về tái bắn cung (Ê-sai 22:6).

               Ê-lam sa ngã là do Ê-lam tự hào về sức lực với cung tên của mình. Thay vì thuận phục Đức Chúa Trời, Ê-lam đã nương dựa hoàn toàn nơi những khả năng của mình. Bất cứ dân tộc nào có thái độ chính trị này sẽ trở thành một dân tộc thất bại.

               Chúa sẽ sai kẻ thù đến trên Ê-lam, và chúng sẽ làm cho dân Ê-lam tan lạc khắp mọi hướng. Cuối cùng tại đất nước nào người ta cũng thấy có người Ê-lam đi lưu đày. Ê-lam sẽ bị tan lạc (49:36-37).

               Chúa sẽ đặt ngai của Ngài tại Ê-lam (49:38). Đây là một cách ẩn dụ để khẳng định quyền tối thượng của Chúa khi Ngài đã quyết định đem cơn đoán xét đến. Khi Chúa mới kêu gọi Giê-rê-mi, Ngài nói với Giê-rê-mi rằng các vua phương Bắc sẽ đặt ngai của họ tại các cổng thành Giê-ru-sa-lem (1:15). Khi Giê-rê-mi đang ở Ê-díp-tô vào cuối những năm chức vụ của ông, ông nói tiên tri rằng vua Ba-by-lôn sẽ đặt ngai mình ngay trước cung điện của Pha-ra-ôn (43:9-10).

               Giê-rê-mi đã đưa ra lời kết luận đầy hi vọng trong bài giảng chống nghịch người Ê-lam. Ông rao giảng rằng Chúa sẽ phục hồi sự giàu có của đám trong ngày cuối cùng (49:39). Chúa đã ban những lời hi vọng có thể so sánh được cho các dân tộc của Ê-díp-tô (46:28). Mô-áp (48:47) và Am-môn (49:6).

               Trong thời Giê-rê-mi, Chúa tể trị hoàn toàn trên mỗi một dân tộc. Quyền tể trị toàn cầu của Chúa vãn tiếp tục cho đến ngày nay. Ngài đòi hỏi từng dân tộc phải khai trình trước mặt Ngài.

               Vì Chúa mà bạn biết là Đấng đang tế trị trên từng dân tộc, vậy bạn muốn trình dâng dân tộc nào cho Ngài ngay bây giờ? 

 
David Coldwell
Nguồn: cdnvn.com
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn