06:36 EDT Chủ nhật, 28/04/2024

Tin Tức

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 23


Hôm nayHôm nay : 3967

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 270007

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 22999414

Trang nhất » Dưỡng linh » Học Kinh Thánh hằng ngày

Bài Mới

Kiên Nhẫn Giúp Đỡ Lẫn Nhau

Kiên Nhẫn Giúp Đỡ Lẫn Nhau

“Nhưng, hỡi anh em, xin anh em hãy răn bảo những kẻ ăn ở bậy bạ, yên ủi những kẻ ngã lòng, nâng đỡ những kẻ yếu đuối, phải nhịn nhục đối với mọi người. Hãy giữ, đừng có ai lấy ác báo ác cho kẻ khác; nhưng hãy tìm điều thiện luôn luôn, hoặc trong vòng anh em, hoặc đối với thiên hạ” (câu 14-15).

Xem tiếp...

MÔ-ÁP

Thứ năm - 14/09/2017 20:38
MÔ-ÁP

MÔ-ÁP

Kinh Thánh: Giê-rê-mi 48:1 Về Mô-áp, Đức Giê-hô-va vạn quân, Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên, phán như vầy: Khốn cho Nê-bô, vì đã trở nên hoang vu! Ki-ri-a-ta-im mang xấu hổ và bị bắt lấy; Mít-gáp bị xô đổ và nhuốc nhơ.

MÔ-ÁP

               Kinh Thánh: Giê-rê-mi 48:1

               Về Mô-áp, Đức Giê-hô-va vạn quân, Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên, phán như vầy: Khốn cho Nê-bô, vì đã trở nên hoang vu! Ki-ri-a-ta-im mang xấu hổ và bị bắt lấy; Mít-gáp bị xô đổ và nhuốc nhơ.

               Đất Mô-áp là trung tâm của nước Jordan ngày nay. Giê-rê-mi rao giảng rằng Chúa sẽ xé rách các thành phố của Mô-áp. Chúa sẽ dùng một kẻ hủy phá (48:8) để đoán xét Mô-áp. Cả thế giới sẽ biết rằng kẻ hủy phá đó là vua Nê-bu-cát-nết-sa, người chinh phục bất cứ quốc gia nào mình có thể chinh phục.

               Thị trấn Nê-bô của người Mô-áp nằm gần ngọn núi mà Môi-se dùng để nhìn xem đất hứa (Phục Truyền 32:49). Thị trấn Ki-ri-a-ta-im của người Mô-áp là một nơi định cư của người xưa đã hiện hữu trong thời kỳ Áp-ra-ham (Sáng 14:5). Cả hai thành phố này đều có những trang sử từ lâu đời.

               Tuy nhiên, có nhiều thành phố không phồn thịnh mãi mãi. Chúa sẽ đem sự xấuhổ đến trên những thành phố của Mô-áp. Giê-rê-mi đã rao giảng rằng dân tộc Mô-áp nổi tiếng vì sự kiêu ngạo của nó (48:29). Thái độ ngạo mạn của Mô-áp sẽ làm cho sự thành công của nó bị dừng lại và đưa cả dân tộc đến chỗ xấu hổ.

               Sự xấu hổ này phải được lan truyền cho thần của người Mô-áp. Dân tộc này phải bị xấu hổ vì thần của mình có tên là Kê-mốt (48:13). Kê-mốt đã dẫn dân sự Chúa lầm lạc. Điều đáng buồn là vua Sa-lô-môn đã làm cho việc thờ thần Kê-mốt đầy dẫy khắp Giê-ru-sa-lem (I Vua 11:7).

               Sự kiện vua Mô-áp thiêu con trai trưởng mình trên lửa như một của lễ thiêu (IIVua 3:26-27) chứng minh Kê-mốt là hình tượng ghớm ghiếc thế nào đối với dân sự của Chúa. Tập tục dâng con trẻ qua lửa cũng phổ biến trong thời Giê-rê-mi (7:31). Mô-áp sẽ phải xấu hổ.
Chúa sẽ bứng gốc và hủy diệt Mô-áp vì Chúa có tiêu chuẩn cao nhất về sự công chính và thánh khiết. Thật kinh ngạc, vì Chúa sẽ phục hồi sự thạnh vượng của Mô-áp trong tương lai (48:47). Tại sao vậy?


               Vì Ngài cũng có tiêu chuẩn của ân điển và tình yêu. Sự đo lường của Chúa về ân điển và tình yêu còn bao la hơn điều bạn có thể tưởng tượng ân điển rộng lớn của Ngài trên bạn vượt quá sự hiểu biết của bạn!

               Hãy mô tả một sự kiện cụ thể mà bạn khẳng định rằng Chúa đang ban cho bạn tình yêu và ân điển của Ngài.

 
David Coldwell
Nguồn: cdnvn.com
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn