06:19 EDT Thứ năm, 02/05/2024

Tin Tức

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 40

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 37


Hôm nayHôm nay : 6763

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 11838

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 23020871

Trang nhất » Dưỡng linh » Học Kinh Thánh hằng ngày

Bài Mới

Dạy Con Cháu Theo Chúa

Dạy Con Cháu Theo Chúa

“Đừng làm theo đời này, nhưng hãy biến hóa bởi sự đổi mới của tâm thần mình, để thử cho biết ý muốn tốt lành, đẹp lòng và trọn vẹn của Đức Chúa Trời là thể nào” (Rô-ma 12:2).

Xem tiếp...

THA KẺ NÔ LỆ

Thứ hai - 26/06/2017 21:00
THA KẺ NÔ LỆ

THA KẺ NÔ LỆ

Kinh Thánh: Giê-rê-mi 34:8 Chúa phán với Giê-rê-mi sau khi vua Sê-đê-kia lập giao ước với toàn dân tại Giê-ru-sa-lem, công bố trả tự do cho nô lệ.

THA KẺ NÔ LỆ
 

                 Kinh Thánh: Giê-rê-mi 34:8

                 Chúa phán với Giê-rê-mi sau khi vua Sê-đê-kia lập giao ước với toàn dân tại Giê-ru-sa-lem, công bố trả tự do cho nô lệ.

                 Sự vây thành Giê-ru-sa-lem của người Ba-by-lôn rất dữ dội (34:1), vì vậy vua thấy cần phải có một quyết định. Vua Sê-đê-kia quyết định lập một giao ước với dân sự.  Vì vua là một người hèn nhát, nên đây chỉ là một sự thỏa thuận chứ không phải mạng.

                 Dân sự đồng ý với Sê-đê-kia trả tự do cho tất cả nô lệ của họ. Tất cả nô lệ bao gồm nam nữ đều được trả tự do. Ai nấy đều đồng ý rằng người Hê-bơ-rơ không nên bắt người Hê-bơ-rơ làm nô lệ (34:9).

                 Chắc chắn đây là sự đòi buộc mà Chúa đã phán với Môi-se khi nói về việc giải phóng người nô lệ. Tất cả những người trở thành nô lệ vì nợ nần đều sẽ được giải phóng sau sáu năm (Phục Truyền 15). Những nộ lệ đã bị mua chuộc có quyền chọn lựa. Họ có thể chọn để được giải phóng hoặc chọn làm nô lệ cho chủ đời đời (Xuất 21:2-6).

                 Chúa khẳng định Lời Ngài về vấn đề nô lệ cho Giê-rê-mi. Chúa đã giải phóng con người ra khỏi đời nô lệ tại Ê-díp-tô. Ngài mong họ thả tự do cho những người họ bắt làm nô lệ sau mỗi bảy năm. Thật đáng buồn vì dân Y-sơ-ra-ên không vâng giữ điều này xuyên suốt lịch sử của dân tộc họ (34:13-14).

                 Ước gì Sê-đê-kia và dân sự ông giải phóng người nô lệ với động cơ vâng giữ luật pháp Chúa. Buồn thay, họ đã làm vì những động cơ ích kỷ, và ngay sau đó đã đổi ý. Họ bắt lại những người họ đã buông tha (34:16).

                 Khi người Ba-by-lôn vây thành, họ cắt tất cả những nguồn tiếp tế lương thực. Việc giải phóng nô lệ có thể giải quyết được vấn đề thiếu lương thực trong thành Giê-ru-sa-lem, vì những người chủ nô không còn chịu trách nhiệm nuôi dưỡng những người nô lệ. Hơn nữa, thả nô lệ để họ có thể tham gia với quân đội đang bảo vệ Sê-đê-kia và dân sự của ông. đổi ý và bắt lại những người nô lệ khi họ thấy hoàn cảnh thay đổi. Người Ba-by-lôn tạm lìa, không bao vây Giê-ru-sa-lem nữa, họ đuổi theo người Ê-díp-tô khi nghe tin quân đội Ê-díp-tô đang ở thành lân cận (37:5). Ngược lại với thái độ gian ác của vua Sê-đê-kia đối với nổi nô lệ, Chúa Giê-xu đã công bố giải phóng hoàn toàn những người bị giam cầm (Lu-ca 4:18).

                 Theo ý bạn, vì sao Chúa lại cho phép chế độ nô lệ hiện hữu hầu như suốt dòng lịch sử?

 
David Coldwell
Nguồn: cdnvn.com
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn