00:14 EDT Chủ nhật, 28/04/2024

Tin Tức

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 13

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 12


Hôm nayHôm nay : 2702

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 268742

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 22998149

Trang nhất » Dưỡng linh » Thuyết Trình

Bài Mới

Kiên Nhẫn Giúp Đỡ Lẫn Nhau

Kiên Nhẫn Giúp Đỡ Lẫn Nhau

“Nhưng, hỡi anh em, xin anh em hãy răn bảo những kẻ ăn ở bậy bạ, yên ủi những kẻ ngã lòng, nâng đỡ những kẻ yếu đuối, phải nhịn nhục đối với mọi người. Hãy giữ, đừng có ai lấy ác báo ác cho kẻ khác; nhưng hãy tìm điều thiện luôn luôn, hoặc trong vòng anh em, hoặc đối với thiên hạ” (câu 14-15).

Xem tiếp...

Làm Cuộc Sống Có Ý Nghĩa Hơn

Thứ ba - 30/10/2018 20:41
Làm Cuộc Sống Có Ý Nghĩa Hơn

Làm Cuộc Sống Có Ý Nghĩa Hơn

Kính thưa quý thính giả, Tuần qua chúng ta đã theo dõi phần bàn về câu hỏi “Sứ mạng của tôi trong cuộc sống là gì?”. Tác giả cho biết rằng hướng chủ yếu của đời bạn được kiểm soát bởi những mục tiêu dài và ngắn hạn. Những mục tiêu này không thể xung khắc với những giá trị cốt lõi hoặc lời phát biểu về mục đích của bạn.



                  Kính thưa quý thính giả,

                  Tuần qua chúng ta đã theo dõi phần bàn về câu hỏi “Sứ mạng của tôi trong cuộc sống là gì?”. Tác giả cho biết rằng hướng chủ yếu của đời bạn được kiểm soát bởi những mục tiêu dài và ngắn hạn. Những mục tiêu này không thể xung khắc với những giá trị cốt lõi hoặc lời phát biểu về mục đích của bạn.

                  Mục tiêu quan trọng nhất của bạn sẽ là động cơ thúc đẩy mạnh nhất nếu được khẳng định một cách tích cực. Sau khi khẳng định mục tiêu, bạn hãy xác định những đích nhắm bằng cách đặt ra một số đích nhắm cụ thể dài hạn (mười năm), trung hạn (năm năm), và ngắn hạn. Mục tiêu và đích nhắm cho mỗi người đều khác nhau. Hai tác giả của sách “Sức Khỏe Đơn Giản” tin rằng việc biết rõ mục tiêu của đời mình và tích cực hướng tới mục tiêu sẽ nâng cao sức khỏe của bạn.

                  Trong câu hỏi thứ ba “Tôi Có Sứ Mạng Gì Trong Cuộc Sống”, tác giả cho biết rằng ý thức về mục đích của bạn chính là chỉ nam bao gồm tất cả. Mục tiêu của bạn là bia nhắm dài hạn và không có chuyện đúng sai trong cách bạn khẳng định sứ mạng của mình. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn có cố gắng viết lời khẳng định hay không, bởi lẽ khi làm như vậy, bạn sẽ thấy rõ hơn rất nhiều những công tác nào là thực sự đáng cho mình đảm nhận. Các tác giả tin rằng nếu hết lòng theo đuổi sứ mạng, bạn sẽ khỏe mạnh hơn và hạnh phúc hơn. Trong khi làm như vậy, và khi đã làm xong, bạn sẽ cảm nhận được ý nghĩa, mãn nguyện, cùng niềm vui càng lớn hơn so với khi bạn làm điều gì khác.

                  Các tác giả của sách “Sức Khỏe Đơn Giản” trình bày tiếp tục như sau:

                  Chúng tôi đề nghị bạn ghi nhớ những điều này trong khi cố gắng làm cho cuộc sống mình có ý nghĩa hơn:

                  1. Đừng để người khác xác định mục đích, mục tiêu, hoặc sứ mạng của bạn. Nhiều người sẽ cố gắng làm việc này, một số làm với những động cơ dường như vô hại. Thí dụ, vài người phỏng vấn kiểu quảng cáo “làm giàu nhanh” có thể đề nghị bạn nhắm mục đích thực hiện “trọn gói một kế hoạch” nào đó để giàu to.

                  2. Đừng để người khác khiến bạn lo ra hoặc nản lòng, dù họ là gia đình hoặc bạn thân. Ngay cả bạn có thể quyết định giữ khải tượng đến suốt đời mình, bởi lẽ một số người có thể cho rằng những mục tiêu hoặc giấc mơ của bạn là kém thực tế cách khác thường hoặc thậm chí còn bất khả thi nữa.

                  3. Đừng ráng tạo ra ý nghĩa. Đức Chúa Trời là nguồn ý nghĩa chân thật duy nhất. Ý nghĩa thật của bạn đến từ việc biết Ngài và đặc biệt là biết Ngài yêu bạn. Chúng ta có thể an nghỉ và nương náu trong hiểu biết về thực tại đời đời này, nhưng chúng ta không thể dùng sức người để thêm hoặc bớt điều gì. Nhiều người đặc biệt là những người từng trải qua thử thách cùng nghịch cảnh, cố gắng phục hồi ý nghĩa từ những nghịch cảnh này bằng cách lập ra một tổ chức với sứ mạng giúp đỡ những người bạn đang phải vật lộn trong hoàn cảnh của mình. Sứ mạng thì tốt. Tuy nhiên, nỗ lực phục hồi ý nghĩa là vô ích, vì chỉ một mình Đức Chúa Trời mới có thể phục hồi một điều gì đó. Nhằm cứu vãn điều thiện từ cái ác, chúng ta chỉ có thể lấy đức tin liên kết những nỗ lực của mình với mục đích của Ngài, trong trường hợp đó Ngài sẽ dùng chúng ta để hoàn thành ý muốn tốt đẹp của Ngài, khiến mục đích của kẻ ác đổ lại trên đầu họ. Đây là khái niệm cốt lõi của sự cứu chuộc, dù nói theo nghĩa toàn cầu hay nghĩa cá nhân. Bất kỳ ai cũng có thể được kêu gọi tới sứ mạng tối hậu này.

                  4. Đừng để bị cuốn vào cảm giác mắc tội. Cuộc sống ‘cuốn theo mục đích’ là khái niệm hay, khi mới nghe, nhưng môn đệ hiệu quả của Đấng Christ không bị cuốn theo mà được kêu gọi, thậm chí được ve vãn theo đuổi, trước tiên bằng tình yêu cùng lòng xót thương của Ngài, và sau là bằng gương mẫu của Ngài. Môn đệ chân thật thì tự do chọn ganh đua một khi hiểu được rằng họ có thể thực sự làm như Ngài trong quyền năng của Chúa Thánh Linh. Phục vụ theo kiểu bị cuốn theo cảm giác mắc tội, cho dù có đạt được gì, cũng không nhất quán với sự kêu gọi đích thực của Đức Chúa Trời. Ngài muốn bạn có thể kinh nghiệm được sự sống thật một cách đầy trọn, khi bạn từ bỏ chính con người mình vì danh của Ngài.

                  Nếu phục vụ Đức Chúa Trời vì bị cuốn theo cảm giác mắc tội, thì có thể nguy hại cho sức khỏe. Một bác sĩ kể về một bịnh nhân, lúc ấy đang là sinh viên chủng viện, cảm thấy được kêu gọi đi truyền giảng phúc âm cho một xóm gần chỗ anh đang ở. Trong công tác phục vụ đó anh bị cuốn theo cảm giác mắc tội vì nghĩ rằng những người anh không tiếp xúc hoặc không thể tiếp xúc, sẽ đi hỏa ngục và sự mất linh hồn của họ là trách nhiệm của anh, lỗi của anh, và sự thất bại của anh. Vị bác sĩ nhớ lại rằng, “ngay giữa tình huống căng thẳng và gay cấn này, anh ta bị cao huyết áp lần đầu tiên trong đời mình. Chỉ khi nhận ra rằng trách nhiệm về những linh hồn đó thực sự và chủ yếu là của Đức Chúa Trời và Ngài có thể dùng những người khác cùng trường hợp khác để cứu họ, huyết áp của anh mới trở lại bình thường mà không cần dùng thuốc. Anh đã ráng sức mang một gánh nặng mà không hề có ai gán lên vai anh cả.”

                  5. Hãy tìm cách để mình bị cuốn theo sự hiện diện của Đức Chúa Trời, hoặc đúng hơn, tìm kiếm sự hiện diện của Ngài, vì có tìm kiếm thì mới bị cuốn hút theo, nếu muốn sống thực sự hiệu quả. Như bạn thân của chúng tôi, Tiến sĩ Jim Dill nói, “Cuộc đời tìm kiếm sự hiện diện của Đức Chúa Trời thực ra là làm trọn điều răn lớn thứ nhất : hết lòng, hết linh hồn, hết trí, hết sức kính mến Đức Chúa Trời. Lúc ấy, cuộc đời bị cuốn theo sự hiện diện của Chúa sẽ tiêu biểu cho hành động bên ngoài của việc tìm kiếm sự hiện diện đó từ bên trong! Những thay đổi bên trong chúng ta khi mình tìm kiếm sự hiện diện của Đức Chúa Trời sẽ tuôn tràn qua những mối quan hệ trần gian, dẫn tới việc yêu người khác như bản thân, trong gia đình, hội thánh, và nơi làm việc. Chúng ta chỉ có thể thực sự phục vụ Đức Chúa Trời hết lòng nếu việc phục vụ của chúng ta là sự tràn tuôn của mối quan hệ đó và chúng ta sẽ nhìn người khác như cách Ngài nhìn họ và chăm sóc họ. Trong bối cảnh đó, những ơn tứ ‘tự nhiên’ và tâm linh của chúng ta thật quan trọng. Những điều chúng ta thích làm và làm giỏi, chính xác là những điều Đức Chúa Trời có thể dùng để hoàn thành mục đích Ngài qua chúng ta.”

                  Vì vậy, liên quan với những câu hỏi về mục đích, phương hướng, và sứ mạng, bạn có kế hoạch gì? Dù là gì, chúng tôi bảo đảm rằng khi bạn có ý thức về mục đích, một phương hướng điều khiển bởi những mục tiêu hợp lý, và ý thức về sứ mạng, tất cả đều hợp với ý muốn Đức Chúa Trời và hướng về nhu cầu của người khác, thì bạn sẽ không bao giờ thiếu cơ hội để sử dụng thì giờ, tài năng, cùng nguồn sẵn có của mình cho công việc Ngài.

                  Bây giờ, mời bạn viết ra ba câu trả lời cho các câu hỏi sau đây:

                  1. Kế hoạch ngắn hạn liên quan đến mục đích của tôi là:
                  2. Kế hoạch ngắn hạn liên quan đến phương hướng của tôi là:
                  3. Kế hoạch ngắn hạn liên quan đến sứ mạng của tôi là:
                  4. Kế hoạch trung hạn liên quan đến mục đích của tôi là:
                  5. Kế hoạch trung hạn liên quan đến phương hướng của tôi là:
                  6. Kế hoạch trung hạn liên quan đến sứ mạng của tôi là:
                  7. Kế hoạch dài hạn liên quan đến mục đích của tôi là:
                  8. Kế hoạch dài hạn liên quan đến phương hướng của tôi là:
                  9. Kế hoạch dài hạn liên quan đến sứ mạng của tôi là:

                  Kính thưa quý thính giả,

                  Chúng ta vừa theo dõi xong chương thứ 10, đến thứ bảy tuần sau chúng ta sẽ tiếp tục với chương 11 cũng là chương cuối của sách “Sức Khỏe Đơn Giản” với chương đề “Thực Hành Đức Tin”.

                  Xin kính chào tạm biệt và mong gặp lại quý vị.
 

David B. Biebel, DMin & Harrold G. Koenig, MD
Nguồn: phatthanhhyvong.com

Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn