12:55 EDT Thứ bảy, 27/04/2024

Tin Tức

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 89


Hôm nayHôm nay : 17385

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 265959

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 22995366

Trang nhất » Dưỡng linh » Thuyết Trình

Bài Mới

Kiên Nhẫn Giúp Đỡ Lẫn Nhau

Kiên Nhẫn Giúp Đỡ Lẫn Nhau

“Nhưng, hỡi anh em, xin anh em hãy răn bảo những kẻ ăn ở bậy bạ, yên ủi những kẻ ngã lòng, nâng đỡ những kẻ yếu đuối, phải nhịn nhục đối với mọi người. Hãy giữ, đừng có ai lấy ác báo ác cho kẻ khác; nhưng hãy tìm điều thiện luôn luôn, hoặc trong vòng anh em, hoặc đối với thiên hạ” (câu 14-15).

Xem tiếp...

Sự Thay Đổi Tích Cực Có Thể Xảy Ra (Bài 1)

Thứ ba - 29/05/2018 21:18
Sự Thay Đổi Tích Cực Có Thể Xảy Ra (Bài 1)

Sự Thay Đổi Tích Cực Có Thể Xảy Ra (Bài 1)

Kính thưa quý độc giả, Hôm nay chúng ta tiếp tục nói về Sự Tự Nhủ và Sự Tự Chủ ở Chương 12, cũng là chương cuối cùng trong quyển sách Nghĩ Sao, Thành Vậy của Tiến sĩ David Stoop.



               Kính thưa quý độc giả,

               Hôm nay chúng ta tiếp tục nói về Sự Tự Nhủ và Sự Tự Chủ ở Chương 12, cũng là chương cuối cùng trong quyển sách Nghĩ Sao, Thành Vậy của Tiến sĩ David Stoop. Điều chúng ta phải luôn nhớ về sự Tự-Nhủ đó là chúng ta không tạo ra chúng và chỉ nhận ra rằng sự tự nhủ đã có sẵn trong chúng ta mà thôi. Sự thách thức nằm ở chỗ chúng ta cần học biết cách làm thế nào để thay đổi sự Tự-Nhủ của mình, và hướng bản thân theo chiều hướng tăng trưởng tích cực.

               Đây quả là một điều khó khăn, vì về mặt thực tế, chúng ta thật sự không thích thay đổi. Có lẽ quý thính giả vẫn còn nhớ thí dụ mà chúng tôi đã đưa ra vào tuần trước, khi so sánh mức độ thoải mái giữa đôi giầy mới và đôi giầy cũ. Đôi giầy mới mặc dù mang vừa chân nhưng lại khá cứng, khiến chúng ta không cảm thấy thoải mái, dễ chịu giống đôi giày cũ. Nhưng khi chúng ta bắt đầu mang đôi giày mới, rồi theo thời gian, chúng trở nên mềm mại hơn và thích nghi với đôi chân. Chẳng bao lâu, chúng ta cảm thấy thoải mái hơn trong đôi giầy mới này khi so sánh với đôi giày cũ.

               Việc thay đổi sự Tự-Nhủ của quý thính giả cũng tương tự như thế. Những khuôn mẫu mới của sự tự nhủ tích cực có thể khiến bạn cảm thấy không thoải mái lúc đầu, nhưng một khi bạn đã có thói quen canh giữ các ý tưởng và lời nói của mình, nó liền trở nên một lối sống. Y hệt như sự rèn luyện thể lực và chế độ dinh dưỡng tốt phải trở nên một lối sống chứ không phải chỉ diễn ra trong vài tuần ngắn ngủi, sự Tự-Nhủ tích cực cũng vậy. Thường thì chúng ta từ bỏ một vài điều hoặc ngưng việc luyện tập chỉ bởi vì chúng ta cảm thấy một sự chán nản nào đó. Chúng ta ngưng tập thể dục bởi vì một bắp cơ bị đau nhức. Chúng ta bỏ chương trình uống vitamin bổ sung khoáng chất của mình bởi vì chúng ta bị cảm lạnh. Và chúng ta ngưng thực hành sự Tự-Nhủ tích cực của mình bởi vì chúng ta không thấy có bất kỳ sự thay đổi nhanh chóng nào.

               Kính thưa quý độc giả,

               Thông thường, nguyên nhân của vấn đề có thể rút gọn lại ở một trong bốn lý do như sau:

  1. Chúng ta không chịu dành đủ thời gian để nhận diện những đòi hỏi chúng ta đang thực hiện trên chính mình và những người khác.
  2. Chúng ta đang giữ chặt những niềm tin bất hợp lý, rằng chúng ta cứ tiếp tục chọn tin bất chấp chứng cứ trái ngược hẳn.
  3. Chúng ta không đang thắc mắc và tranh cãi từ bản thân mình trong việc chống lại những đòi hỏi hoặc những niềm tin bất hợp lý một cách đủ kiên định.
  4. Chúng ta đã không dành đủ thời gian để hiểu gia đình gốc của mình cùng những khuôn mẫu của sự Tự-Nhủ bị bóp méo mà chúng ta đang tiếp tục sử dụng.

               Cần phải mất nhiều thời gian và nỗ lực của bản thân để bắt lấy các ý tưởng của chúng ta và bắt những ý tưởng ấy phải phục tùng. Quý thính giả hãy tự khích lệ mình bằng cách khẳng định rằng sự Tự-Nhủ tích cực sẽ đưa đến sự tự chủ. Hãy tự hỏi bản thân, rằng bạn đang nói với chính mình điều gì ngay khi bạn nhận thức mình đang nổi giận. Hoặc hãy tự hỏi bạn đang nói gì trong tâm trí mình ngay trước khi bạn cảm thấy sự dằn vặt của mặc cảm tội lỗi ấy, hay cảm giác hoang mang của nỗi lo sợ và lo lắng ấy. Hãy nhận diện điều bạn đã nói trong sự Tự-Nhủ của mình khi bạn bắt đầu thấy lo lắng. Nếu bạn muốn nhận diện những lời tự phát biểu này, hãy dành thời gian để viết chúng xuống, và xem xét trong gia đình gốc của mình để tìm những gốc rễ của những lời tự phát biểu này, bạn có thể và sẽ có thể bắt lấy các ý tưởng của mình, thay đổi những cảm xúc và từng bước trải nghiệm sự tự chủ càng hơn.

               Sự Thay Đổi Tích Cực Có Thể Xảy Ra

               Kính thưa quý độc giả,

               Từng cá nhân trong số những người chúng ta đã gặp gỡ trong chương đầu đã có những sự nhận thức sai trật về thực tại. Có lẽ quý thính giả vẫn còn nhớ những nhân vật được minh họa trong Chương 1 của sách, là những người có lối tự nhủ và nhận thức sai trật về thực tại. Thí dụ như Donna chẳng hạn. Cô sợ đám đông, sợ độ cao, và sợ bị ở trong không gian khép kín, chẳng hạn như một căn phòng đóng kín cửa. Thường thì gia đình cô đến nhà thờ trễ để cô có thể đứng ở phía sau, gần cửa ra vào. Gia đình cô ra về sớm, ngay sau buổi lễ, để Donna có thể tránh việc phải nói chuyện với bất cứ ai. Khi phải cùng chồng là Fred đi dự tiệc, cà hai cũng đến trễ và về sớm. Thay vì vui mừng khi Fred sắp được thăng chức trong công ty, Donna lại lo sợ rằng vị trí mới của Fred sẽ tạo nên những đòi hỏi mới và đầy đe dọa trên cô. Đan dệt qua những hệ thống niềm tin của Donna là nỗi ám ảnh, lo lắng và sợ hãi. Donna đã có thể thay đổi những cảm xúc của cô bởi việc thay đổi dần những hệ thống niềm tin của mình. Điểm bắt đầu là việc giải quyết những nỗi sợ hãi của cô.

               Fred đưa ra đề nghị và sẵn lòng ngồi xuống bàn thảo với Donna, giúp vợ mình tìm ra cách thức giải quyết nỗi sợ hãi mà cô đối diện chứ không chịu thua chúng. Khi làm điều này, Donna dần dần nhận thức thấy cô có một nỗi sợ hãi sâu xa hơn nhiều. Cô lo sợ rằng nếu Fred trở nên quá thành công, anh ấy sẽ không thực sự cần cô. Vì thế Fred bắt đầu thay đổi hành vi cư xử của mình bằng cách thay đổi sự Tự-Nhủ của anh. Anh bắt đầu suy nghĩ và nói những điều như:

  • Mình muốn giúp đỡ Donna, và mình có thể đoan chắc với cô ấy lần nữa bằng những cách thức tích cực để bày tỏ tình yêu mình dành cho cô ấy.
  • Mình nghĩ mình sẽ gọi cho Donna và cho cô ấy biết mình đang nghĩ về cô ấy.
  • Mình sẽ thận trọng và để ý thái độ, hành vi cư xử của mình để xem liệu mình có đang làm cho cảm giác thiếu an ninh của Donna gia tăng thêm hay không.
  • Mình muốn tìm ra những cách thức mới để cho Donna biết rằng đối với mình, cô ấy là ưu tiên số một.

               Khi Fred xử lý những hệ thống niềm tin của anh thì Donna cũng bắt đầu tiến trình điều chỉnh những khuôn mẫu suy nghĩ trong lòng cô—tức là sự Tự Nhủ của cô. Cô bắt đầu suy nghĩ và nói những điều như:

  • Hỡi nỗi sợ hãi, hãy cứ tiến lên đi, cứ tiếp tục đi. Ta không sợ ngươi nữa.
  • Mình có thể tập trung vào cách Fred bày tỏ tình yêu với mình, và điều đó sẽ giúp mình thay đổi cảm giác thiếu an ninh với anh ấy.
  • Mình sẽ đi đến nhà thờ sớm, ngồi ở hàng ghế giữa, và trước khi có người khác đến, mình sẽ thử xem nỗi sợ hãi của mình nghiêm trọng đến mức độ nào. Fred sẽ luôn ở bên cạnh để giúp đỡ mình.

               Hẳn nhiên, Donna phải thực hiện nhiều bước khác trước khi cô có thể giải thoát bản thân mình ra khỏi những nỗi sợ hãi của cô. Nhưng với sự hỗ trợ kiên định của chồng, Donna đã vượt qua nỗi sợ hãi cưỡng chế của bản thân và hiện nay cô có thể tận hưởng lối suy nghĩ cùng lối sống mới mẻ của mình.

               Kính thưa quý độc giả,

               Marge lại là một ví dụ về một người thấy mình bị cuộc sống áp đảo tới mức choáng ngộp. Cô là một người thân thiện, hay quan tâm đến người khác, luôn dành thời gian để lắng nghe những nan đề của bạn bè. Nhưng rồi Marge thấy bản thân mình bị kiệt quệ bởi những điều này và luôn có cảm giác bị áp lực đến mức choáng váng. Marge gần như tê liệt, đờ người ra khi nghĩ tới tất cả những thứ mà mình cần phải làm. Marge đã để cho mọi việc dồn đống lại và cảm thấy chúng khống chế đời sống cô ở một mức độ nào đó. Cô bắt tay vào việc thực hiện việc này việc nọ với sự nhiệt thành nhưng ít khi có đề án nào được hoàn tất. Cô từng thề thốt là sẽ không bao giờ để cho mọi sự vượt ra khỏi tầm kiểm soát lần nữa—một lời thề thường xuyên bị phá vỡ trong khoảng thời gian rất ngắn.

               Để thay đổi, Marge đã ngưng những cảm xúc mất kiểm soát của cô bằng cách từng bước tự nhủ với bản thân những điều như:

  • Hôm nay mình không cần phải giặt hết đống quần áo cao ngất như núi này. Mình có thể chỉ giặt một số trong đống quần áo này thôi, và vậy cũng là tốt rồi.
  • Mình có thể cương quyết hơn với mấy đứa con của mình. Có lẽ cần một ít thời gian trước khi chúng thật sự tin tưởng mình. Nhưng mình có thể làm việc đó.
  • Mình ước gì mình đã có thể lắng nghe các nan đề của mọi người, nhưng mình không có nhiều năng lực. Mình sẽ cho họ biết khi nào mình cảm thấy bị choáng ngộp bởi các nan đề của họ.

               Kính thưa quý độc giả,

               Hôm nay chúng ta sẽ tạm dừng tiết mục đọc sách tại đây. Chúng tôi ước mong quý độc giả sẽ tiếp tục lắng nghe tiết mục đọc sách hàng tuần để chúng ta cùng nhau sánh bước trên hành trình tìm hiểu bản thân, học cách chuyển đổi tư duy theo chiều hướng tích cực nhằm xây dựng một cuộc sống hạnh phúc cho mình và gia đình. Phát Thanh Hy vọng xin kính chúc quý độc giả một tuần thật nhiều niềm vui và bình an bên gia đình cùng bạn bè. Hẹn gặp lại quý độc giả trong chương trình phát thanh lần tới.
 

Tiến sĩ David Stoop
Nguồn: phatthanhhyvong.com

Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn