12:49 EDT Thứ bảy, 27/04/2024

Tin Tức

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 70


Hôm nayHôm nay : 17292

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 265866

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 22995273

Trang nhất » Dưỡng linh » Thuyết Trình

Bài Mới

Kiên Nhẫn Giúp Đỡ Lẫn Nhau

Kiên Nhẫn Giúp Đỡ Lẫn Nhau

“Nhưng, hỡi anh em, xin anh em hãy răn bảo những kẻ ăn ở bậy bạ, yên ủi những kẻ ngã lòng, nâng đỡ những kẻ yếu đuối, phải nhịn nhục đối với mọi người. Hãy giữ, đừng có ai lấy ác báo ác cho kẻ khác; nhưng hãy tìm điều thiện luôn luôn, hoặc trong vòng anh em, hoặc đối với thiên hạ” (câu 14-15).

Xem tiếp...

Chương 12: Sự Tự Nhủ Và Sự Tự Chủ

Thứ ba - 22/05/2018 21:13
Chương 12: Sự Tự Nhủ Và Sự Tự Chủ

Chương 12: Sự Tự Nhủ Và Sự Tự Chủ

Kính thưa quý độc giả, Tuần qua chúng ta đã phân tích sự đối lập giữa Đức tin nơi Đức Chúa Trời với Đức tin của Đức Chúa Trời.



                 Kính thưa quý độc giả,

                 Tuần qua chúng ta đã phân tích sự đối lập giữa Đức tin nơi Đức Chúa Trời với Đức tin của Đức Chúa Trời. Khi nhận biết Đức Chúa Trời là đối tượng của đức tin, chúng ta có thể củng cố đức tin khách quan này qua việc tập trung vào sự Tự-Nhủ để bắt phục các ý tưởng của mình, đồng thời tập trung những ý tưởng ấy vào bản tánh và tính cách của một Đức Chúa Trời thành tín.

                 Nói cách khác, sự Tự-Nhủ tích cực, vốn phóng thích đức tin, tập trung vào bản tánh của Đức Chúa Trời và sự thành tín của Ngài. Rõ ràng là có một số biến cố, một sự đau đớn nào đó, một sự chịu khổ, thương tổn nào đó có lẽ sẽ xảy đến với đời sống chúng ta cho dù chúng ta suy nghĩ kiểu gì hoặc nói gì đi nữa. Sự Tự-Nhủ không phải là một công thức thần kỳ nào đó vốn có thể đặt Đức Chúa Trời dưới sự sai khiến của chúng ta. Khi chúng ta giữ năng lực của sự Tự-Nhủ trong viễn cảnh đúng đắn của nó, nó cung ứng cho chúng ta phương tiện để thay đổi những cảm xúc và hành vi cư xử của chúng ta—bất chấp hoàn cảnh ra sao. Lúc ấy chúng ta mở rộng tấm lòng để đón nhận sự quan phòng đầy yêu thương của một Đức Chúa Trời tối cao và có thể yên nghỉ.

                 Chúng tôi xin nêu ba câu hỏi để quý thính giả suy nghĩ thêm về những gì chúng ta đã nghe trong Chương 11.

                 Câu hỏi để Tăng trưởng Cá nhân và Thảo luận

  1. Đôi lúc bạn có những đòi hỏi nào nơi Đức Chúa Trời?
  2. Yên nghỉ trong đức tin có nghĩa riêng biệt gì đối với bạn?
  3. Hãy suy nghĩ về những điều sẽ xảy ra trong đời sống bạn trong tuần lễ này nếu bạn để Đức Chúa Trời hành động theo cách sáng tạo của Ngài, thay vì bạn trông mong Ngài hành động theo sự đòi hỏi của mình. Điều đó sẽ ảnh hưởng bạn ra sao?

                 Kính thưa quý độc giả,

                 Hôm nay chúng ta sẽ bước sang Chương thứ 12, cũng là chương cuối cùng trong quyển sách Nghĩ Sao, Thành Vậy của Tiến sĩ David Stoop với Chương đề: Sự Tự Nhủ và Sự Tự Chủ. Một khi chúng ta đã tìm thấy một điểm cân bằng cho việc am hiểu sự Tự-Nhủ của mình, thì vẫn còn vài vấn đề chưa hoàn toàn được giải quyết. Nhiều người vẫn còn thắc mắc ý niệm cơ bản rằng chúng ta có thể nắm quyền kiểm soát trên những sự đáp ứng về cảm xúc và hành vi cư xử của mình đối với cuộc sống. Vì lý do này hay lý do khác chúng ta nghĩ nó phải phức tạp hay khó khăn hơn. Thật ra, việc sử dụng sự Tự-Nhủ để tạo nên sự thay đổi thì khá đơn giản.

                 Sự Tự-Nhủ Cảm Thấy Như Không Chân Thật

                 Kính thưa quý độc giả,

                 Những mối quan tâm của chúng ta có thể được diễn đạt dưới một số hình thức. Một trong những thắc mắc thường gặp hơn về sự Tự-Nhủ liên hệ tới lời phát biểu rằng sự Tự-Nhủ không thể hiệu quả bởi vì nó hình như không thật. Và nếu bạn không mong đợi rào chắn tiềm tàng này, thật dễ mà từ bỏ nỗ lực để thay đổi sự Tự-Nhủ của bạn.

                 Nỗi lo sợ rằng sự Tự-Nhủ là không thật thì cũng dễ hiểu. Nó khiến chúng ta cảm thấy như thể chúng ta đang cố gắng để kéo chính mình lên bởi các mạch tự nâng của riêng mình. Điều bị bỏ qua trong nỗi lo sợ này chính là thực tế sự Tự-Nhủ đang diễn ra mọi lúc. Những cảm xúc và cảm nghĩ bạn đang trải nghiệm ngay thời điểm nghe tiết mục đọc sách này là một kết quả của sự Tự-Nhủ của bạn. Điều chúng ta phải luôn nhớ về sự Tự-Nhủ đó là chúng ta không tạo ra nó; chúng ta chỉ nhận ra rằng nó có ở đó rồi. Thách thức đối với chúng ta là học biết làm thế nào để thay đổi sự Tự-Nhủ của mình và hướng bản thân mình trong chiều hướng của sự tăng trưởng tích cực.

                 Quả là một điều khó nhọc mỗi khi chúng ta cố gắng để thay đổi các khuôn mẫu suy nghĩ của mình. Chúng ta thà cứ ở trong tình trạng hiện tại của mình hơn là thực hiện nỗ lực cần thiết để thay đổi. Và về cơ bản, chúng ta thật sự không thích thay đổi. Nó giống như việc mua sắm một đôi giầy mới trong khi đôi giầy cũ vẫn còn thật thoải mái dễ chịu. Đôi giầy mới mua của chúng ta mang vừa chân, nhưng chúng khá cứng. Chúng làm cho ta không cảm thấy thoải mái giống đôi giày cũ. Nhưng chúng ta cứ bắt đầu mang đôi giày mới, và theo thời gian chúng trở nên mềm mại hơn và thích nghi với đôi chân của chúng ta. Chẳng bao lâu chúng ta cảm thấy thoải mái hơn trong đôi giầy mới này khi so sánh với đôi giày cũ.

                 Việc thay đổi sự Tự-Nhủ của quý thính giả cũng tương tự như thế. Những khuôn mẫu mới có thể khiến bạn cảm thấy không thoải mái lúc đầu, nhưng một khi bạn đã có thói quen canh giữ các ý tưởng và lời nói của mình, nó liền trở nên một lối sống. Vào thời điểm đó, bạn sẽ thấy rằng việc quay trở lại với những hệ thống niềm tin cũ không dễ chịu y như những bước đầu tiên trong sự Tự-Nhủ tích cực. Hãy cứ bền lòng trong việc canh giữ ý tưởng và lời nói tích cực của bạn! Rất nhanh chóng, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy thoải mái và chân thật với sự Tự-Nhủ tích cực này. Đồng thời bạn cũng đang phóng thích một năng lực cho sự thay đổi mà Đức Chúa Trời đã đặt để trong bạn vì lợi ích của chính bạn.

                 … Thế Nhưng Nó Không Hiệu Quả

                 Kính thưa quý độc giả,

                 Một câu nghi vấn thường được nghe tương tự như thế này, “Tôi đã làm thử, thế nhưng nó không hiệu quả!” Có lẽ bạn đã làm từng bài tập được đề nghị trong quyển sách này, thế nhưng bạn vẫn còn đang tranh chiến trong bản thân mình, cố gắng để có được sự tự chủ.

                 Việc bạn đang làm cũng giống như những người bắt đầu tập luyện thể dục. Họ đi đến phòng luyện tập trong vài tuần, hoặc họ cố gắng chạy bộ vài buổi sáng, và rồi ngưng lại. Họ nói, “Tôi đã thử tập, nhưng chẳng ích lợi chút nào!” Trong lãnh vực rèn luyện thể chất, bằng chứng cho thấy rằng những hiệu quả của sự tập luyện trên thân thể tiêu biến đi trong vòng ba ngày. Thể dục phải trở thành một lối sống nếu bạn muốn thấy kết quả của việc này tác động đến thân thể.

                 Chúng ta thường có thái độ tương tự về các vitamin và thói quen ăn uống tốt. Chúng ta ghi hết mọi thứ vào trong chế độ ăn uống của mình sau khi nghe ai đó giải thích những hiệu quả của vitamin và các loại thuốc bổ sung khoáng chất cùng thực phẩm tốt cho sức khỏe. Chúng ta đi ra và mua rất nhiều thứ bày bán tại cửa hiệu thuốc bổ. Với sự hăng hái, chúng ta uống mọi thứ thuốc được bạn bè và người quen giới thiệu. Rồi hai tuần sau chúng ta bị cảm lạnh, nên chúng ta cất các loại vitamin vào tủ thuốc, và nói, “Tôi đã dùng thử hết, nhưng chẳng hiệu quả chi cả.” Chúng ta bỏ qua chứng cứ là những lợi ích đích thực từ vitamin và các loại thuốc bổ sung khoáng chất, cùng với những thói quen dinh dưỡng tốt, chỉ đến sau một khoảng thời gian chứ không phải ngay tức khắc.

                 Y hệt như sự rèn luyện thể lực và chế độ dinh dưỡng tốt phải trở nên một lối sống, sự Tự-Nhủ tích cực cũng vậy. Thường thì chúng ta từ bỏ một vài điều hoặc ngưng việc luyện tập chỉ bởi vì chúng ta cảm thấy một sự chán nản nào đó. Chúng ta ngưng tập thể dục bởi vì một bắp cơ bị đau nhức. Chúng ta bỏ chương trình uống vitamin bổ sung khoáng chất của mình bởi vì chúng ta bị cảm lạnh. Và chúng ta ngưng thực hành sự Tự-Nhủ tích cực của mình bởi vì chúng ta không thấy có bất kỳ sự thay đổi nhanh chóng nào.

                 Khi có người trở lại văn phòng của tôi với lời phát biểu, “Tôi đã cố thử, nhưng nó không hiệu quả,” tôi thường hỏi họ một câu: “Bạn đang làm gì để ngăn cho điều ấy không hoạt động?”

                 Thông thường, nguyên nhân của vấn đề có thể rút gọn lại ở một trong bốn lý do như sau:

  1. Rất có thể chúng ta không chịu dành đủ thời gian để nhận diện những đòi hỏi chúng ta đang thực hiện trên chính mình và những người khác.
  2. Chúng ta đang giữ chặt những niềm tin bất hợp lý, rằng chúng ta cứ tiếp tục chọn tin bất chấp chứng cứ trái ngược hẳn.
  3. Chúng ta không đang thắc mắc và tranh cãi từ bản thân mình trong việc chống lại những đòi hỏi hoặc những niềm tin bất hợp lý một cách đủ kiên định.
  4. Chúng ta đã không dành đủ thời gian để hiểu gia đình gốc của mình cùng những khuôn mẫu của sự Tự-Nhủ bị bóp méo mà chúng ta đang tiếp tục sử dụng.

                 Cần phải mất nhiều thời gian và nỗ lực để bắt lấy các ý tưởng của chúng ta và bắt những ý tưởng ấy phải phục tùng. Tất cả sự gợi ý trong các chương sách mà chúng ta đã nghe chỉ là những điểm khởi đầu. Để giữ cho bản thân mình khỏi quay trở lại những khuôn mẫu cũ, chúng ta cần dành ra nhiều thời gian và nỗ lực hơn nữa hầu đạt được thắng lợi vượt trên những hệ thống niềm tin đã được phát triển, tích tụ qua nhiều năm tháng. Kết quả đạt được thật đáng để chúng ta phải nỗ lực nhiều hơn! Sự Tự-Nhủ tích cực sẽ đưa đến sự tự chủ.

                 Kính thưa quý độc giả,

                 Hôm nay chúng ta sẽ tạm dừng tiết mục đọc sách tại đây. Chúng tôi ước mong quý độc giả sẽ tiếp tục lắng nghe tiết mục đọc sách hàng tuần để chúng ta cùng nhau sánh bước trên hành trình tìm hiểu bản thân, học cách chuyển đổi tư duy theo chiều hướng tích cực nhằm xây dựng một cuộc sống hạnh phúc cho mình và gia đình. Phát Thanh Hy vọng xin kính chúc quý độc giả một tuần thật nhiều niềm vui và bình an bên gia đình cùng bạn bè. Hẹn gặp lại quý độc giả trong chương trình phát thanh lần tới.
 

Tiến sĩ David Stoop
Nguồn: phatthanhhyvong.com

Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn