20:22 EDT Thứ bảy, 27/04/2024

Tin Tức

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 12


Hôm nayHôm nay : 17466

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 268045

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 22997452

Trang nhất » Dưỡng linh » Thuyết Trình

Bài Mới

Kiên Nhẫn Giúp Đỡ Lẫn Nhau

Kiên Nhẫn Giúp Đỡ Lẫn Nhau

“Nhưng, hỡi anh em, xin anh em hãy răn bảo những kẻ ăn ở bậy bạ, yên ủi những kẻ ngã lòng, nâng đỡ những kẻ yếu đuối, phải nhịn nhục đối với mọi người. Hãy giữ, đừng có ai lấy ác báo ác cho kẻ khác; nhưng hãy tìm điều thiện luôn luôn, hoặc trong vòng anh em, hoặc đối với thiên hạ” (câu 14-15).

Xem tiếp...

Sự Thay Đổi Tích Cực Có Thể Xảy Ra (Bài 2)

Thứ hai - 04/06/2018 21:44
Sự Thay Đổi Tích Cực Có Thể Xảy Ra (Bài 2)

Sự Thay Đổi Tích Cực Có Thể Xảy Ra (Bài 2)

Kính thưa quý độc giả, Chúng ta đang ở Chương 12 dưới chương đề: Sự Tự Nhủ và Sự Tự Chủ trong quyển sách Nghĩ Sao, Thành Vậy của Tiến sĩ David Stoop. Hôm nay chúng ta tiếp tục nói về sự thay đổi tích cực có thể xảy ra khi chúng ta thay đổi sự tự nhủ của bản thân.



              Kính thưa quý độc giả,

              Chúng ta đang ở Chương 12 dưới chương đề: Sự Tự Nhủ và Sự Tự Chủ trong quyển sách Nghĩ Sao, Thành Vậy của Tiến sĩ David Stoop. Hôm nay chúng ta tiếp tục nói về sự thay đổi tích cực có thể xảy ra khi chúng ta thay đổi sự tự nhủ của bản thân. Điều chúng ta phải luôn nhớ đó là chúng ta không tạo ra sự tự nhủ và chỉ nhận ra rằng nó đã có sẵn trong chúng ta mà thôi. Sự thách thức nằm ở chỗ chúng ta cần học biết cách làm thế nào để thay đổi sự Tự-Nhủ của mình, và hướng bản thân theo chiều hướng tăng trưởng tích cực. Đây quả là một điều khó khăn, vì về mặt thực tế, chúng ta thật sự không thích thay đổi.

              Tuần qua chúng ta đã lần lượt gặp lại Donna và Marge, là hai người trong số những người có lối tự nhủ và nhận thức sai trật về thực tại. Marge và Donna là hai ví dụ của hai người bị áp lực tới mức choáng ngộp bởi cảm xúc và cảm giác. Donna sợ đám đông, sợ độ cao, và sợ bị ở trong không gian khép kín, chẳng hạn như một căn phòng đóng kín cửa. Đan dệt qua những hệ thống niềm tin của Donna là nỗi ám ảnh, lo lắng và sợ hãi.

              Chồng của Donna giúp vợ mình giải quyết nỗi sợ hãi bằng cách bắt đầu thay đổi sự Tự-Nhủ và hành vi cư xử của chính anh. Anh thường xuyên cho Donna biết rằng anh đang suy nghĩ về cô và rằng cô là ưu tiên hàng đầu của anh. Trong sự tự nhủ tích cực, anh thận trọng để ý thái độ của mình để chắc chắn rằng anh bày tỏ tình yêu bằng những các thức tích cực, giúp Donna có cảm giác an ninh trong hôn nhân.

              Về phía Donna, cô cũng bắt đầu tiến trình điều chỉnh những khuôn mẫu suy nghĩ trong lòng cô—tức là sự Tự Nhủ của cô. Cô bắt đầu suy nghĩ và nói với chính mình những điều tích cực, tập trung vào cách chồng cô bày tỏ tình yêu với cô, và rằng cô có thể tập trung vào việc đối diện với nỗi sợ hãi, với đám đông, bởi vì Fred luôn ở bên cạnh và giúp đỡ cô. Hẳn nhiên, Donna phải thực hiện nhiều bước khác trước khi cô có thể giải thoát bản thân mình ra khỏi nỗi sợ hãi của cô, nhưng với sự hỗ trợ kiên định của chồng, Donna đã vượt qua nỗi sợ hãi cưỡng chế của bản thân và hiện nay cô có thể tận hưởng lối suy nghĩ cùng lối sống mới mẻ của mình.

              Kính thưa quý độc giả,

              Marge cũng không còn tê liệt, kiệt quệ bởi cảm giác bị cuộc sống bận rộn và những nan đề của bạn bè chung quanh áp đảo tới mức choáng ngộp. Marge đã ngưng những cảm xúc mất kiểm soát của cô bằng cách từng bước tự nhủ với bản thân những điều tích cực. Cô tự động viên mình qua sự tự nhủ rằng mỗi ngày cô chỉ cần làm một hay hai việc là đủ, rằng cô có khả năng cương quyết hơn các con để khiến chúng biết vâng lời. Marg cũng tự nhủ rằng cô không có nhiều năng lực để giúp tất cả mọi người, vì thế cô sẽ cho mọi người chung quanh biết bất cứ khi nào cô cảm thấy bị choáng ngộp bởi nan đề của họ.

              Kính thưa quý độc giả,

              Hôm nay chúng ta sẽ gặp lại Peggy và Arnie, hai nhân vật đã được đề cập đến trong Chương 1. Peggy là một chuyên gia trong việc kiểm soát quá mức những cảm xúc của mình. Nhìn bề ngoài thì Peggy được xem như là Mrs Efficient, nghĩa là việc gì cũng làm được. Nhà cửa luôn sạch bóng, các bữa ăn trong gia đình luôn đúng giờ và tuyệt hảo, mọi người trong gia đình luôn phục tùng bà. Dầu vậy, bên dưới vẻ bề ngoài của Peggy là một biển cả đang dậy sóng đầy những nghi vấn, thắc mắc và thiếu tự tin. Những nỗ lực để kiểm soát mọi sự trong nhà, ngoài ngõ đã thúc ép bà đến mức bà thấy dường như mình sẽ nổ tung ra. Bà nghĩ tới việc mình tự vẫn dường như là cách duy nhất để giúp bà thoát khỏi những trách nhiệm của đời sống mình, vì bà cảm thấy mình chính là gánh nặng đối với chồng con.

              Hiện nay Peggy đang học cách lắng nghe những người khác. Bà cũng đang khám phá rằng thật là điều tốt đẹp khi chăm sóc cho bản thân cũng như mọi người khác. Bà đang thay đổi sự Tự-Nhủ của mình để nghe giống như thế này hơn:

  • Mình thực sự có năng lực, vì thế mình không cần phải lúc nào cũng bận tíu tít theo kiểu này.
  • Thế giới đã không dừng lại khi mình nói “KHÔNG” với người khác. Mình thật sự có quyền từ chối và nói “không”.
  • Thường thì thật khó để biết cách sống chậm lại, nhưng mình đang bắt đầu ưa thích tiến trình đó. Mình nghĩ mình sẽ đi dạo phố và xem những cửa hiệu nho nhỏ lạ mắt mình đã nhìn thấy tuần trước đó.

              Nhân vật cuối cùng là Arnie. Anh là người đàn ông kiểm soát đời sống mình quá mức trong một nỗ lực nhằm duy trì quyền kiểm soát. Arnie che dấu mọi lo lắng và mọi cảm xúc của mình mặc dù anh đang đối diện một thời kỳ khó khăn tại nơi làm việc và bị chủ đặt nhiều áp lực trên anh khi việc kinh doanh của chủ giảm sút. Con trai anh bỏ nhà đi khi 17 tuổi, và không liên lạc với gia đình đã 5 năm nay. Vợ anh đe dọa ly thân nếu anh không đồng ý việc tư vấn hôn nhân. Arnie lại khăng khăng cho rằng mình kiểm soát được tất cả mọi sự, và không chịu tin rằng nan đề xuất hiện theo cùng với cách thức anh xử lý các cảm xúc của mình.

              Annie cuối cùng đã đồng ý xem xét những cảm xúc của anh. Anh đã thấy rằng anh không chỉ đang kiểm soát quá mức những cảm xúc đau đớn của anh liên quan đến con trai mình mà còn đang kiểm soát quá mức mọi cảm xúc và cảm nghĩ tích cực dành sẵn cho anh. Vì thế anh bắt đầu thay đổi dần những suy nghĩ cùng sự Tự-Nhủ của anh để chúng trở nên tích cực hơn như:

  • Cũng ỔN THÔI nếu mình bị tổn thương vì con trai mình.
  • Ước gì mình biết được nó đang ở đâu.
  • Mình thật sự thấy sợ nỗi giận dữ và mặc cảm tội lỗi mình đang cảm thấy trong lòng, nhưng mình sẽ tiếp tục sống tốt hơn bằng cách xem xét những cảm xúc này chứ không phủ nhận chúng.
  • Thật khó cho mình ngưng đưa ra những đòi hỏi trên con trai mình trong tâm trí, nhưng khi mình ngưng những đòi hỏi đó, mình có thể hiểu phần nào nỗi đau đớn và sợ hãi của nó.
  • Mình cảm thấy sợ hãi khi nói về những cảm xúc này, nhưng mình muốn chia sẻ nỗi đau đớn này với vợ mình.

              Kính thưa quý độc giả,

              Thật hiển nhiên, những ví dụ này chỉ là những bước đầu tiên cho từng người. Nhưng những nguyên tắc của sự Tự-Nhủ là rõ ràng và đơn giản đủ để chúng ta bắt đầu tiến trình của sự thay đổi tích cực trong đời sống mình. Đôi lúc, thật hữu ích khi nhận được sự hỗ trợ của một vài người mà chúng ta có thể tin cậy khi đối diện với chính bản thân, và điều chỉnh lại những hệ thống niềm tin của mình. Một vài người nào đó mà chúng ta tin cậy, người đó có thể là một nhà tư vấn chuyên nghiệp, một mục sư, hoặc một người bạn tốt.

              Tiến trình của sự thay đổi cũng giống như việc chạy một cuộc đua. Khi chúng ta bước vào cuộc đua, chúng ta sẽ phải chạy như Phao-lô đã chạy, khi ông nói trong thơ Phi-líp 3:13-14: “Quên lửng sự ở đằng sau, mà bươn theo sự ở đằng trước, tôi nhắm mục đích mà chạy, để giựt giải về sự kêu gọi trên trời của Đức Chúa Trời trong Đức Chúa Giê-xu Christ.” Ông khuyên giục chúng ta hãy phá vỡ những khuôn mẫu của quá khứ. Thay vào đó, chúng ta sẽ phải bươn tới trước—để vươn tới những mục tiêu và mục đích mới.

              Trong thơ Cô-rinh-tô 1, chương 9 Phao-lô nói đến thực tế là, trong một cuộc đua mọi người đều tham gia tranh tài nhưng chỉ một người có thể giành được giải. Nhưng điều thú vị về “cuộc đua của đời sống” đó là chúng ta hết thảy đều có thể thắng! Chúng ta hết thảy đều có thể kinh nghiệm sự vui mừng và thỏa lòng trong đời sống. Yếu tố chính là trong việc rèn luyện. Đó là lý do vì sao Phao-lô nói thêm, “Hết thảy những người đua tranh, tự mình chịu lấy mọi sự kiêng kỵ [nghĩa là: Mọi vận động viên đều thực hành sự tự chủ trong tất cả mọi sự.]” (c. 25). Phao-lô muốn chúng ta rèn luyện tâm trí và những hệ thống niềm tin của mình y như một vận động viên rèn tập cho một cuộc chạy đua. Và kết quả của việc rèn tập ấy là sự tự chủ.

              Kính thưa quý độc giả,

              Hôm nay chúng ta sẽ tạm dừng tiết mục đọc sách tại đây. Chúng tôi ước mong quý độc giả sẽ tiếp tục lắng nghe tiết mục đọc sách hàng tuần để chúng ta cùng nhau sánh bước trên hành trình tìm hiểu bản thân, học cách chuyển đổi tư duy theo chiều hướng tích cực nhằm xây dựng một cuộc sống hạnh phúc cho mình và gia đình. Phát Thanh Hy vọng xin kính chúc quý độc giả một tuần thật nhiều niềm vui và bình an bên gia đình cùng bạn bè. Hẹn gặp lại quý độc giả trong chương trình phát thanh lần tới.
 

Tiến sĩ David Stoop
Nguồn: phatthanhhyvong.com

Từ khóa: chúng ta, sự tự

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn