12:40 EDT Thứ bảy, 27/04/2024

Tin Tức

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 92


Hôm nayHôm nay : 17213

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 265787

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 22995194

Trang nhất » Dưỡng linh » Thuyết Trình

Bài Mới

Kiên Nhẫn Giúp Đỡ Lẫn Nhau

Kiên Nhẫn Giúp Đỡ Lẫn Nhau

“Nhưng, hỡi anh em, xin anh em hãy răn bảo những kẻ ăn ở bậy bạ, yên ủi những kẻ ngã lòng, nâng đỡ những kẻ yếu đuối, phải nhịn nhục đối với mọi người. Hãy giữ, đừng có ai lấy ác báo ác cho kẻ khác; nhưng hãy tìm điều thiện luôn luôn, hoặc trong vòng anh em, hoặc đối với thiên hạ” (câu 14-15).

Xem tiếp...

Đức Tin Nơi Đức Chúa Trời Đối Lập Với Đức Tin Của Đức Chúa Trời (Bài 2)

Thứ ba - 15/05/2018 20:46
Đức Tin Nơi Đức Chúa Trời Đối Lập Với Đức Tin Của Đức Chúa Trời (Bài 2)

Đức Tin Nơi Đức Chúa Trời Đối Lập Với Đức Tin Của Đức Chúa Trời (Bài 2)

Kính thưa quý độc giả, Hôm nay chúng ta tiếp tục phân tích sự đối lập giữa đức tin nơi Đức Chúa Trời và đức tin của Đức Chúa Trời là thể nào. Tuần trước chúng tôi đã nhắc đến Tiến Sĩ Charles Farah, tác giả quyển sách Từ Đỉnh Nhọn của Đền Thờ, trong đó ông cho rằng đức tin nơi Đức Chúa Trời là một loại đức tin khách quan.



                Kính thưa quý độc giả,

                Hôm nay chúng ta tiếp tục phân tích sự đối lập giữa đức tin nơi Đức Chúa Trời và đức tin của Đức Chúa Trời là thể nào. Tuần trước chúng tôi đã nhắc đến Tiến Sĩ Charles Farah, tác giả quyển sách Từ Đỉnh Nhọn của Đền Thờ, trong đó ông cho rằng đức tin nơi Đức Chúa Trời là một loại đức tin khách quan. Loại đức tin được bày tỏ trong hoàn cảnh khách quan, hướng đến Đức Chúa Trời và dựa trên khả năng của Ngài, chứ không phải trên một công thức nào đó. Khi nhận biết Đức Chúa Trời là đối tượng của đức tin, thì chúng ta có thể củng cố đức tin khách quan này qua việc tập trung vào sự Tự-Nhủ để bắt phục các ý tưởng của mình, đồng thời tập trung những ý tưởng ấy vào bản tánh và tính cách của một Đức Chúa Trời thành tín.

                Đức tin của Đức Chúa Trời thì ngược lại, nó là một loại đức tin chủ quan, được bày tỏ trong hoàn cảnh chủ quan. Nói rõ hơn, đức tin của Đức Chúa Trời là một loại đức tin đặc biệt, được ban cho bởi chính Đức Chúa Trời trong một tình huống riêng biệt và cho một mục đích riêng biệt. Nó không phải là một loại đức tin phổ biến. Chiến thắng của dân Y-sơ-ra-ên trong trận đánh chiếm thành Giê-ri-cô và câu chuyện Na-a-man được chữa lành bệnh phung là những minh họa cho loại đức tin này.

                Đức Chúa Trời đã ban cho dân Y-sơ-ra-ên những sự chỉ dẫn riêng biệt dành cho một trận chiến, và cho một thành phố là Giê-ri-cô mà thôi. Khi theo dõi lịch sử của dân Y-sơ-ra-ên, chúng ta thấy những chỉ dẫn về chiến thuật áp dụng tại thành Giê-ri-cô không hề được áp dụng ở bất cứ trận chiến nào khác. Cũng giống như vậy, tướng Na-a-man đã cầu khẩn và được Chúa ban cho sự chữa lành sau khi ông vâng phục Chúa mà đi dìm mình dưới Sông Giô-đanh bảy lần. Nhưng việc Na-a-man làm trong quá trình được chữa lành bệnh phung không phải là một công thức! Đức Chúa Trời ban cho ông một sự hướng dẫn riêng biệt chỉ dành cho một mình ông mà thôi. Người ta không thể ứng dụng việc Na-a-man dìm mình dưới sông Giô-đanh bảy lần và được chữa lành bệnh phung như một công thức bất di bất dịch dành cho tất cả bệnh nhân bị bệnh phung được.

                Một minh họa khác là George Müller, một nhà truyền giáo Cơ Đốc và là giám đốc của trại mồ côi Ashley Down ở Bristol, nước Anh, có loại đức tin chủ quan do Đức Chúa Trời ban cho này. Mỗi ngày các trẻ mồ côi dưới sự chăm lo của George Müller đều có thực phẩm để ăn. Thế nhưng không một lần nào George Müller bày tỏ nhu cầu của ông cho bất cứ ai, ngoại trừ Đức Chúa Trời. Ân tứ đức tin độc đáo của ông là đặc biệt cho tình huống ấy. Chúng ta không thể tìm thấy bất cứ trường hợp nào trong tiểu sử của Müller trong đó ông đòi hỏi bất cứ điều gì từ Đức Chúa Trời. Ông chỉ yên nghỉ nơi khả năng chu cấp của Đức Chúa Trời mà thôi.

                Kính thưa quý độc giả,

                Giải pháp cho vấn đề đức tin đối lập với sự quá tự tin tóm gọn lại thành sự khác biệt giữa việc đòi hỏi và việc yên nghỉ. Sự khác biệt ấy được quyết định bởi việc am hiểu của chúng ta về Đức Chúa Trời, về quyền năng của Ngài, và sự tể trị của Ngài nữa. Để giúp chúng ta hiểu điều này rõ hơn, chúng tôi xin mời quý thính giả cùng xem lại sách Gióp trong Cựu Ước một lần nữa.

                Trước đây, tôi đã vạch ra rằng cơ hội cho sự đau đớn và chịu khổ của ông Gióp được tạo nên bởi những nỗi lo lắng của ông. Khi ông nói, “Điều tôi luôn lo sợ đã xảy đến trên tôi,” ông cho thấy bản thân ông là một người lo lắng. Và nỗi lo lắng của ông được tạo nên bởi một sự hiểu biết không đầy đủ về Đức Chúa Trời. Xuyên suốt sách Gióp, chúng ta thấy các bạn của Gióp cố gắng làm cho ông thấy rằng thần học phổ biến của thời đó vạch rõ thực tế là những khổ đau của ông đều do tội lỗi của ông mà ra. Và rằng chỉ khi nào người ta làm điều sai quấy thì họ mới phải chịu nhiều đau khổ. Vì thế, các bạn của Gióp cứ khăng khăng cho rằng chắc chắn ông đã phạm tội ở một chỗ nào đó. Và nếu Gióp chỉ cần thú nhận sự thật ấy, ông sẽ được lành bệnh. Những người bạn này đã không thấy được vấn đề!

                Nhưng nếu chúng ta cho rằng lý do Gióp chịu đau đớn là bởi vì ông “lo lắng nó thành hiện thực” thì chúng ta cũng sẽ bỏ quên một vấn đề cốt lõi. Điều ấy đúng, nhưng nó cũng chỉ đúng một phần mà thôi. Sự đau thương mất mát của Gióp có một mục đích, và nó vượt quá vấn đề lo lắng của ông. Nó có liên hệ trực tiếp tới sự hiểu biết không đầy đủ của Gióp về Đức Chúa Trời.

                Chúng ta hãy chú ý những điều xảy ra khi Đức Chúa Trời phá vỡ sự yên lặng của Ngài. Sau những năm tháng đầy sự công bình riêng, cuối cùng Gióp nghe câu trả lời của Đức Giê-hô-va. Nhưng đó thật là một câu trả lời gây kinh ngạc! Đức Chúa Trời đáp lời Gióp bằng một loạt những câu hỏi và một lời quở trách như đã chép trong sách Gióp 38:2-3:

                Kẻ này là ai dám dùng các lời không tri thức,
                Mà làm cho mờ ám các mưu định ta?
                Khá thắt lưng người như kẻ dõng sĩ;
                Ta sẽ hỏi ngươi, ngươi sẽ chỉ dạy cho ta!

                Những câu này nghe có vẻ như là Đức Chúa Trời không có chút thương cảm nào cho nỗi đau đớn của Gióp. Tuy nhiên Đức Chúa Trời có một mục đích trong tất cả những khổ đau mà Gióp đang gánh chịu này. Ngài hướng ông Gióp đến mục đích ấy bằng một loạt các câu hỏi, tức là những câu hỏi sâu sắc vốn chẳng ai có thể đáp lại được, chẳng hạn như câu 4-7:

                Khi ta đặt nền trái đất, thì ngươi ở đâu?
                Nếu ngươi thông sáng, hãy tỏ bày đi.
                Ai đã định độ lượng nó,
                Và giăng dây mực trên nó, ngươi có biết chăng?
                Nền nó đặt trên chi?
                Ai có trồng hòn đá góc của nó?
                Trong khi ấy các sao mai đồng hát hòa nhau,
                Và các con trai Đức Chúa Trời cất tiếng reo mừng.

                Trong đoạn 40 Đức Chúa Trời hỏi,

                Kẻ bắt bẻ Đấng Toàn năng há sẽ tranh luận cùng Ngài sao?
                Kẻ cãi luận cùng Đức Chúa Trời, 
                Hãy đáp điều đó đi!

                Và Gióp khôn ngoan đáp,

                Tôi vốn là vật không ra gì, sẽ đáp chi với Chúa?
                Tôi đặt tay lên che miệng tôi.

                Bạn có thể gần như nhìn thấy việc Gióp đặt tay lên che miệng ông lại, như thể để nói, “Từ giờ tôi sẽ im miệng mình!” Nhưng Đức Chúa Trời lại tiếp tục nêu lên những câu hỏi trong chương 40, câu 3 và câu 4. Ngài hỏi rằng,

                Ngươi há có phế lý đoán ta sao?
                Có muốn định tội cho ta đặng xưng mình là công bình ư?
                Ngươi có một cánh tay như của Đức Chúa Trời chăng?
                Có thể phát tiếng sấm rền như Ngài sao?

                Rồi những câu hỏi của Đức Chúa Trời tiếp tục chất vấn Gióp về quyền năng và sự cai quản của Đức Chúa Trên trên muôn vật. Cuối cùng, Gióp đáp lời Đức Giê-hô-va lần nữa trong chương 42 rằng:

                Tôi biết rằng Chúa có thể làm được mọi sự,
                Chẳng có ý chỉ nào Chúa lấy làm khó lắm.
                [Ngài hỏi] ‘Kẻ này là ai, không hiểu biết gì, 
                lại dám che ám ý chỉ của Chúa?’ 
                [Tôi đáp] Phải, tôi đã nói những điều tôi không hiểu đến,
                Tức các sự lạ lùng quá cho tôi, mà tôi chẳng thông biết... 
                Trước lỗ tai tôi có nghe đồn về Chúa,
                Nhưng bây giờ mắt tôi đã thấy Ngài,
                Vì vậy, tôi lấy làm gớm ghê tôi,
                Và ăn năn trong tro bụi.

                Phải chăng Gióp ăn năn? Nhưng về điều gì? Về việc lo lắng chăng? Hầu như không phải vậy! Tôi tin ông đang ăn năn về sự am hiểu hạn hẹp của mình về Đức Chúa Trời. Vì trong lời lẽ của mình ông thú nhận trước sự kiện là trước khi chịu khổ ông đã biết về Đức Chúa Trời “bởi việc nghe của lỗ tai.” Nhưng giờ thì ông nói mình biết Đức Chúa Trời bởi vì ông đã thấy quyền năng, sự oai nghi, và sự cầm quyền của Đức Chúa Trời. Giờ thì ông có một sự am hiểu riêng tư về Đức Chúa Trời.

                Gióp giờ đây sẽ có thể nói, như Phao-lô về sau này đã viết trong thơ 2Cô-rinh-tô chương 12, câu 9, “Nhưng Chúa phán rằng, ‘Ân điển ta đủ cho ngươi rồi, vì sức mạnh của ta nên trọn vẹn trong sự yếu đuối.” Chắc chắn Gióp cũng sẽ đồng thanh với Phao-lô mà tuyên bố rằng, “Tôi đã tập hễ gặp cảnh ngộ nào, cũng thỏa lòng ở vậy” như có chép trong thơ Phi-líp 4:11.

                Các môn đồ suy nghĩ trên cùng hệ thống niềm tin mà những người bạn đến an ủi Gióp đã áp đặt trên Gióp. Nhìn một người bị mù từ thuở mới sinh ra, họ hỏi, “Thưa thầy, ai đã phạm tội, người hay là cha mẹ người, mà người sanh ra thì mù như vậy?”(Giăng 9:2). Họ đã có thể hỏi, “Những ý tưởng và lời nói tiêu cực của ai đã gây ra sự đau khổ này?” Cách nào đi nữa, câu trả lời của Chúa Giê-xu rõ ràng đặt sự Tự-Nhủ, đức tin, và sự quá tự tin vào trong viễn cảnh: “Đó chẳng phải tại người hay tại cha mẹ đã phạm tội; nhưng ấy để cho những việc Đức Chúa Trời được tỏ ra trong người” (Giăng 9:3).

                Trở lại với câu chuyện của Lori, chúng ta có thể nói gì với cha mẹ của Lori đây? Trước tiên, chúng ta cần giúp đỡ họ hiểu điều khác nhau giữa việc đòi hỏi và việc yên nghỉ. Sự quá tự tin thì đòi hỏi; nhưng đức tin thì yên nghỉ. Như chúng ta đã nhìn thấy rõ trong mỗi chương, chúng ta tạo nên các nan đề trong sự Tự-Nhủ của mình khi chúng ta bắt đầu nêu lên những sự đòi hỏi. Cha mẹ của Lori đang sử dụng các nguyên tắc của lời nói đức tin để đặt những điều đòi buộc trên Đức Chúa Trời. Và điều đó chỉ dẫn đến những cảm xúc giận dữ và cay đắng như họ đã từng nếm biết. Khi mà, trong sự thất vọng của mình, cha mẹ của Lori bắt đầu thực hiện những đòi hỏi trên bản thân mình, thắc mắc là họ đã làm gì sai trật, họ cũng đã tự mở cửa ngỏ cho những cảm giác phạm tội và ngã lòng.

                Kính thưa quý độc giả,

                Hôm nay chúng ta sẽ tạm dừng tiết mục đọc sách tại đây. Chúng tôi ước mong quý độc giả sẽ tiếp tục lắng nghe tiết mục đọc sách hàng tuần để chúng ta cùng nhau sánh bước trên hành trình tìm hiểu bản thân, học cách chuyển đổi tư duy theo chiều hướng tích cực nhằm xây dựng một cuộc sống hạnh phúc cho mình và gia đình. Phát Thanh Hy vọng xin kính chúc quý độc giả một tuần thật nhiều niềm vui và bình an bên gia đình cùng bạn bè. Hẹn gặp lại quý độc giả trong chương trình phát thanh lần tới.
 

Tiến sĩ David Stoop
Nguồn: phatthanhhyvong.com

Từ khóa: đức tin, đức chúa

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn