09:38 EDT Thứ bảy, 27/04/2024

Tin Tức

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 82


Hôm nayHôm nay : 15030

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 263604

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 22993011

Trang nhất » Dưỡng linh » Thuyết Trình

Bài Mới

Kiên Nhẫn Giúp Đỡ Lẫn Nhau

Kiên Nhẫn Giúp Đỡ Lẫn Nhau

“Nhưng, hỡi anh em, xin anh em hãy răn bảo những kẻ ăn ở bậy bạ, yên ủi những kẻ ngã lòng, nâng đỡ những kẻ yếu đuối, phải nhịn nhục đối với mọi người. Hãy giữ, đừng có ai lấy ác báo ác cho kẻ khác; nhưng hãy tìm điều thiện luôn luôn, hoặc trong vòng anh em, hoặc đối với thiên hạ” (câu 14-15).

Xem tiếp...

Kết Thúc Chương 10: Lối Sống Khẳng Định Qua Sự Tự Nhủ

Thứ tư - 04/04/2018 21:18
Kết Thúc Chương 10: Lối Sống Khẳng Định Qua Sự Tự Nhủ

Kết Thúc Chương 10: Lối Sống Khẳng Định Qua Sự Tự Nhủ

Kính thưa quý độc giả, Hôm nay chúng ta sẽ kết thúc Chương thứ 10 trong quyển sách NGHĨ SAO, THÀNH VẬY của Tiến sĩ David Stoop. Trong suốt chương này chúng tôi đã nói về Lối Sống Khẳng Định Qua Sự Tự Nhủ.



                 Kính thưa quý độc giả,

                 Hôm nay chúng ta sẽ kết thúc Chương thứ 10 trong quyển sách NGHĨ SAO, THÀNH VẬY của Tiến sĩ David Stoop. Trong suốt chương này chúng tôi đã nói về Lối Sống Khẳng Định Qua Sự Tự Nhủ. Tuần qua chúng ta đã đề cập đến bốn chữ D trong Anh Ngữ nhằm giúp mọi người luyện tập một lối sống quả quyết / khẳng định. Đó là bốn động từ bắt đầu bằng mẫu tự D: Describe, Define, Discern và Decide.

                 Chữ D thứ nhất là Describe – nghĩa là Miêu tả. Trước tiên, bạn hãy ngồi xuống và miêu tả loại tình huống đã xảy ra mà bạn từng phản ứng một cách không quả quyết. Bạn hãy dành thời gian để ghi ra, miêu tả cuộc xung đột.

                 Chữ D thứ hai là Define – nghĩa là Xác định. Tiếp theo bước thứ nhất, bạn hãy xác định xem điều gì đang xảy ra với bạn. Bạn đang nói gì, làm gì, và nghĩ gì? Sự Tự-Nhủ của bạn là gì? Bạn trông mong điều gì trong tình huống này? Hãy xác định càng rõ ràng càng tốt những cảm xúc, những nỗi lo sợ, những thái độ thù địch, và hành vi cư xử của bạn.

                 Chữ D thứ ba là Discern – nghĩa là Nhận thức. Sau khi thực hiện bước một và hai, bạn hãy cố gắng nhận thức điều mà người kia, hay những người kia, đang có thể suy nghĩ gì. Động cơ của họ có thể là gì? Họ có thể đang cảm thấy ra sao? Điều gì đang diễn ra bên trong những người khác có liên quan tới trong tình huống này?

                 Chữ D thứ tư là Decide – nghĩa là Quyết định. Giờ đây, sau khi miêu tả tình huống xảy ra và thấy bản thân mình đã phản ứng lại một cách không quả quyết, bạn đã xác định được những cảm xúc, hành vi ứng xử của mình trong tình huống ấy, đồng thời, bạn cũng nhận thức được động cơ, cảm xúc và suy nghĩ có thể có nơi đối phương của bạn, bạn hãy quyết định về những gì bạn có thể làm về tình huống này. Bạn có thể sử dụng chiến lược mới mẻ nào có tính cách quả quyết để thoát khỏi cái bẫy mà bạn cảm thấy mình đang bị mắc kẹt trong đó? Có điều nào bạn có thể bắt đầu làm cách khác đi trong tình yêu thương, vốn sẽ tạo nên khả năng để thay đổi?

                 Quý độc giả hãy trở nên một người tin tưởng nơi câu nói khẳng định, rằng: ‘Tôi có thể!’ Khuôn mẫu ‘Tôi có thể’ bắt đầu từ việc bạn thay đổi qua hành động, chứ không phải qua việc phản ứng hay đối phó lại một tình huống hay một con người. Trong sự Tự Nhủ của mình, bạn không chối bỏ cảm xúc hay cảm nghĩ của mình, nhưng bạn can đảm thú nhận nó. Bạn cũng sẽ đòi hỏi điều bạn muốn và bạn cần. Để đạt được mục đích này, bạn sẽ dàn xếp để có những kết quả khả quan, bởi vì mục tiêu của bạn trong việc hành xử cách quả quyết là nâng cao khả năng khiến mọi người có liên quan trong cùng tình huống hay sự kiện ấy đều có thể đạt được mục tiêu của mình một phần nào đó.

                 Kính thưa quý độc giả,

                 Hành vi cư xử quả quyết, hay khẳng định, liên tục đặt cơ sở trên sự Tự-Nhủ vốn tin rằng bạn có quyền tự trọng và quyền nhận được sự tôn trọng nơi người khác. Vì cảm xúc thôi thúc bạn là tình yêu thương, bạn quan tâm về sự tự trọng và các quyền hạn của người kia. Bạn có thể bày tỏ sự tôn trọng này bằng cách “nói ra lẽ thật trong tình yêu thương.” Nói cách khác, bạn chân thành với chính mình và với những người khác về những gì bạn cảm nhận, và bạn công nhận những cảm xúc ấy trong những cách thức trực tiếp và bày tỏ sự quan tâm thích đáng.

                 Sự Tự-Nhủ quả quyết nghe đại khái như sau:

  • Mình đã tận tâm hết lòng đối với mọi sự mình có thể xử lý ngay hiện giờ. Mình có quyền trả lời không.
  • Mình có cái quyền cho chồng mình biết anh ấy đang làm tổn thương mình bởi sự im lặng của anh. Mình yêu anh ấy thật nhiều đến mức không thể giữ kín điều ấy được.
  • Mình đã trả tiền mua cái áo khoác này, và mình có quyền lấy lại đúng số tiền đã mua nó. Nếu nó không vừa thì mình có quyền đem trả nó lại và ít ra là nhận được một khoản tiền.
  • Sự phục vụ ở đây thật tồi tệ. Người quản lý cần biết rằng mọi người không hài lòng.

                 Kính thưa quý độc giả,

                 Gương mẫu tuyệt nhất của lối sống quả quyết, khẳng định chính là Chúa Jesus. Ngài luôn tự chủ. Khi trải nghiệm sự giận dữ, Ngài xử lý nó. Khi Chúa Jesus đi đến mộ của La-xa-rơ, là một người bạn của Ngài, Chúa xúc động thật nhiều, và những cảm xúc đau buồn ấy được nhìn thấy trong hành vi cư xử và lời lẽ của Ngài. Khi đối mặt với những cảm xúc sợ hãi, ngay trước lúc phải chịu chết, Ngài lui vào vườn Ghết-sê-ma-nê và tuôn đổ sự nặng nề trong lòng qua lời cầu nguyện. Kế đó Ngài bước ra và đối diện với thập tự giá.

                 Gương mẫu tuyệt nhất của lối sống quả quyết, khẳng định chính là Chúa Jesus. Ngài luôn tự chủ. Khi trải nghiệm sự giận dữ, Ngài xử lý nó. Khi Chúa Jesus đi đến mộ của Chúa Jesus luôn nói cách trực tiếp và chân thật về những điều Ngài đang cảm nhận. Ngài lớn tiếng bênh vực cho công lý. Qua lời nói và hành vi cư xử, Chúa của chúng ta chứng minh niềm tin vững chắc của mình về giá trị của từng cá nhân bằng lòng yêu thương sâu sắc và nhiệt thành của mình. Ngài chối bỏ việc tôn trọng tính giả dối. Ngài cũng không để mình bị người khác dọa dẫm; và Ngài dạy chúng ta biết yêu thương bản thân mình và yêu thương những người khác cùng một cách thức y như nhau.

                 Sứ đồ Phao-lô thì sao? Ông đã hành xử cách quả quyết khi dũng cảm đối mặt với Phi-e-rơ, chất vấn về việc tại sao Phi-e-rơ chỉ cùng ngồi ăn với người ngoại bang khi nào không có mặt các tín hữu Cơ Đốc gốc Do-thái tại nơi đó. Sự việc này đã được ký thuật trong thơ Ga-la-ti 2:11-21. Phao-lô đã có thể lảng tránh vấn đề này, vì rằng nếu ông đối chất với sứ đồ Phi-e-rơ, thì Phi-e-rơ hoặc một vài người khác rất có thể lấy làm khó chịu và nổi giận với ông. Sự lảng tránh vấn đề của Phao-lô sẽ là một sự đáp ứng thụ động trước tình huống này.

                 Phao-lô cũng đã có thể phản ứng một cách gay gắt, gây hấn với Phi-e-rơ và lao vào một cuộc tranh cãi lớn tiếng rất có khả năng khiến cho cả hai cùng lúng túng. Nhưng Phao-lô được thôi thúc bởi tình yêu thương, vì vậy ông đã chọn việc đối chất với Phi-e-rơ một cách quả quyết. Việc ông có thể nói công khai về sự kiện đó trong thư tín ông gửi cho các tín hữu ở Ga-la-ti cho thấy ông cảm thấy yên tâm về hành vi cư xử của mình sau đó. Đấy là một dấu hiệu tốt cho thấy cách hành xử cách quả quyết một người.

                 Trong mọi trường hợp của hành vi cư xử quả quyết, người xử sự theo kiểu ấy đã phát triển sự Tự-Nhủ của mình dựa trên một hệ thống niềm tin bao gồm năm điểm như sau:

  1. Ai cũng có quyền tự trọng và quyền được người khác tôn trọng.
  2. Mọi người đều có nhu cầu, nhưng không ai có quyền đòi hỏi rằng bạn phải hy sinh nhu cầu của bạn vì nhu cầu của họ.
  3. Ai cũng có ít nhiều cảm xúc và mọi người có quyền thú nhận những cảm xúc này, nhưng phải làm trong một cách thức không xâm phạm vào các quyền của người khác.
  4. Mọi người đều có quyền có ý kiến riêng, và quyền diễn đạt ý kiến của mình một cách đúng mực.
  5. Mọi người đều có quyền thực hiện quyết định của mình và sống với những quyết định ấy.

                 Quý độc giả thấy đấy, mỗi một điểm trong năm điểm vừa nêu trên đã khẳng định giá trị của mỗi cá nhân trong xã hội. Lối sống quả quyết / khẳng định luôn đặt cơ sở trên cảm xúc của tình yêu thương, không phải trên sự giận dữ hay sợ hãi. Khi bạn sống lối sống quả quyết / khẳng định, bạn có động cơ và cảm hứng trong mọi hành động bởi vì bạn cảm thấy bản thân mình và cuộc sống đều tốt đẹp. Và điều ấy có nghĩa là bạn đang sống với lời tự nhủ, tin rằng ‘tôi luôn luôn có thể’.

                 Kính thưa quý độc giả,

                 Trước khi kết thúc Chương 10, chúng tôi xin nêu vài câu hỏi để giúp quý thính giả tăng trưởng cá nhân như sau.

  1. Bạn hãy cố phân biệt những thời điểm và tình huống bạn đã từng hành xử cách thụ động hay gây hấn, hoặc khẳng định / quả quyết. Lối hành xử nào trong ba cách này là miêu tả tốt nhất về mô hình chung của bạn?
  2. Lúc bạn phản ứng một cách gây hấn, bạn hãy miêu tả những cảm nhận có thể có của những người có liên quan trong tình huống ấy. Khi bạn có phản ứng cách thụ động, bạn cảm thấy thế nào? Hãy miêu tả cảm xúc ấy.
  3. Làm thế nào mà tình yêu thương thay đổi trải nghiệm của bạn từ hành vi cư xử thụ động hay gây hấn trở nên hành vi cư xử quả quyết? Xin nêu ví dụ.

                 Kính thưa quý độc giả,

                 Chúng ta vừa kết thúc Chương thứ 10. Hôm nay chúng ta sẽ tạm dừng tiết mục đọc sách tại đây. Tuần sau chúng ta sẽ bắt đầu Chương thứ 11 dưới Chương Đề: Sự Tự Nhủ, Đức Tin hay Sự Giả Định Cá Nhân. Chương này sẽ giúp chúng ta hiểu thêm về Sự Tự-Nhủ, rằng nó không phải là một công thức thần kỳ nào đó vốn có thể đặt Đức Chúa Trời dưới sự sai khiến của chúng ta. Khi chúng ta giữ năng lực của sự Tự-Nhủ trong quan điểm đúng đắn của nó, nó cung ứng cho chúng ta phương tiện để thay đổi những cảm xúc và hành vi cư xử của bản thân, cho dù hoàn cảnh của chúng ta có ra sao chăng nữa.

                 Chúng tôi ước mong quý độc giả sẽ tiếp tục lắng nghe tiết mục đọc sách hàng tuần để chúng ta cùng nhau sánh bước trên hành trình tìm hiểu bản thân, học cách chuyển đổi tư duy theo chiều hướng tích cực nhằm xây dựng một cuộc sống hạnh phúc cho mình và gia đình. Phát Thanh Hy vọng xin kính chúc quý độc giả một tuần thật nhiều niềm vui và bình an bên gia đình cùng bạn bè. Hẹn gặp lại quý độc giả trong chương trình phát thanh lần tới.
 

Tiến sĩ David Stoop
Nguồn: phatthanhhyvong.com

Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn