03:24 EDT Thứ bảy, 27/04/2024

Tin Tức

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 90

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 89


Hôm nayHôm nay : 10967

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 259541

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 22988948

Trang nhất » Dưỡng linh » Thuyết Trình

Bài Mới

Kiên Nhẫn Giúp Đỡ Lẫn Nhau

Kiên Nhẫn Giúp Đỡ Lẫn Nhau

“Nhưng, hỡi anh em, xin anh em hãy răn bảo những kẻ ăn ở bậy bạ, yên ủi những kẻ ngã lòng, nâng đỡ những kẻ yếu đuối, phải nhịn nhục đối với mọi người. Hãy giữ, đừng có ai lấy ác báo ác cho kẻ khác; nhưng hãy tìm điều thiện luôn luôn, hoặc trong vòng anh em, hoặc đối với thiên hạ” (câu 14-15).

Xem tiếp...

Những Lợi Ích Của Tính Sáng Tạo

Thứ tư - 27/06/2018 20:54
Những Lợi Ích Của Tính Sáng Tạo

Những Lợi Ích Của Tính Sáng Tạo

Kính thưa quý thính giả, Qua chương thứ nhất của sách Sức Khỏe Đơn Giản chúng ta đã cùng nhau theo dõi trong những tuần vừa rồi, hai tác giả Harrold G. Koenig và Dave B. Biebel đã cho biết rằng cười là một phương thuốc hay, lợi ích không những cho thân thể mà còn cho tâm lý, cho mặt xã hội và tâm linh của chúng ta.



                Kính thưa quý thính giả,

                Qua chương thứ nhất của sách Sức Khỏe Đơn Giản chúng ta đã cùng nhau theo dõi trong những tuần vừa rồi, hai tác giả Harrold G. Koenig và Dave B. Biebel đã cho biết rằng cười là một phương thuốc hay, lợi ích không những cho thân thể mà còn cho tâm lý, cho mặt xã hội và tâm linh của chúng ta. Chúng ta sẽ làm gì trong ngày hôm nay, trong ba tháng tới, trong sáu tháng tới để biến tiếng cười thành một phần trong cuộc sống của chúng ta? Kế hoạch của quý vị là gì? Quý vị có định dành nhiều thì giờ ở bên cạnh những người giúp quý vị cười? Quý vị có thăm trang mạng jokes.christiansunite.com chưa? Và quý vị đã chia sẻ điều mình tìm ra với người khác chưa? Khi công việc dồn dập ập tới, quý vị có dừng lại để cười thay vì phải tìm uống cà phê không? Những câu hỏi trên cũng là một số đề nghị để giúp chúng ta luôn có nụ cười và từ việc duy trì sự hài hước này, chúng ta có sức khỏe tốt. Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau xem chương 2 của sách với đề tựa Luyện Tập Tâm Trí.

                Thưa quý thính giả,

                Mục đích của luyện tập tâm trí là giúp chúng ta tìm lối thoát sáng tạo cho những kỹ năng đặc biệt của chúng ta.

                Theo ông John Cassavetes thì dù lớn tuổi tới đâu, nếu có thể duy trì được ước muốn sáng tạo, tức là bạn đang nuôi dưỡng con trẻ trong lòng mình.

                Tưởng tượng và sáng tạo thật tốt cho bạn, dù bạn có bao nhiêu tuổi đi nữa.

                Nếu có ai kinh nghiệm điều này, thì đó chính là những thành viên của Senior Chorale, là Ban Hợp Ca Lão Niên, tuổi trung bình tám mươi, ở trường âm nhạc Levine School of Music tại Arlington, Virginia, với những điều mà họ đã đạt được tại trung tâm Kennedy Center ở Hoa Thịnh Đốn. Tiến sĩ Gene Cohen, người đang nghiên cứu lợi ích của tính sáng tạo đối với sức khỏe ở tuổi già, đã kéo được thành viên của nhóm này vào một nghiên cứu đang tiến hành. Cohen nói “Khoa học chứng minh rằng khi bạn thách thức người cao tuổi, cả thể xác lẫn tinh thần, thì họ làm tốt hơn.” Cho tới nay, khảo cứu của ông cho thấy người cao tuổi chấp nhận những thách thức sáng tạo thì ít trầm cảm, ít bị tổn thương, và ít đi bác sĩ hơn. Nói cách khác, thách thức học hỏi, thực tập, và trình diễn làm gia tăng chất lượng cuộc sống đối với nhóm người mà bạn cùng tuổi với họ có thể đã phải gắn liền với xe lăn trước máy truyền hình trong những nhà dưỡng lão. Nếu tham gia trong hoạt động sáng tạo mang lại những lợi ích như thế cho thế hệ bát tuần, thì đối với bạn, mới chỉ sáu mươi, bốn mươi hoặc hai mươi, lợi ích có thể là lâu dài hơn biết bao!

                LỢI ÍCH CỦA TÍNH SÁNG TẠO có thể được giải thích như sau:

                Biểu lộ tính sáng tạo có thể ảnh hưởng tích cực trên cảm giác khỏe khoắn của bạn về mặt thuộc thể, tâm lý, quan hệ, và ngay cả thuộc linh. Và bạn chẳng cần phải sơn trần nhà nguyện Sistine Chapel hoặc viết một tiểu thuyết bán chạy mới có được những lợi ích đó! Trang trí lại phòng khách hoặc viết nhật ký có thể tạo ra kết quả tương tự.

                Lúc còn bé, có thể bạn thích tham gia những sinh hoạt sáng tạo như dùng bàn tay để bệt sơn, xây pháo đài bằng các mảnh Lego, ép hoa dại, hoặc làm những thứ như: người mẫu, nhà cho búp bê, miếng nhắc nồi chảo, hoặc ngay cả nhà trên cây. Có thể bạn hát, chơi nhạc cụ, viết nhật ký, làm thơ, hoặc thỉnh thoảng làm bánh. Tôi nhớ lúc tám tuổi, tôi đã chế ra một ‘tờ báo’ lấy từ tấm giấy đệm trong máy rô-nê-ô của bố tôi rồi sau đó đem bán rong khắp xóm. Nhìn lại sau gần nửa thế kỷ, tôi vẫn có thể thấy hình ảnh của đứa bé trai ngày đó trong tôi, và bây giờ, tôi vẫn viết đang viết báo, cho dù ngày nay, những gì tôi viết thì thường do người khác xuất bản và phân phối.

                Gần hai chục năm trước, tôi khám phá ra rằng những người ốm trong bịnh viện nhờ đức tin tôn giáo mà chịu đựng nổi. Điều này dẫn tôi vào sự nghiệp trong lãnh vực tôn giáo và y tế, cũng như thúc giục tôi học tập viết văn và làm khảo cứu. Do vậy, những tò mò ban đầu của tôi về cách người bịnh đối phó với căn bịnh khiến tôi thực hiện khảo cứu về vấn đề thuộc linh, sức khỏe, và thuốc men, hiện đang chiếm gần hết thì giờ của tôi. Các đề tài này cũng đang bắt đầu ảnh hưởng cộng đồng y khoa chủ đạo.

                Hầu hết mọi người phải dẹp bỏ đam mê sáng tạo đầu tiên, dù đó là đam mê gì, để lo kiếm sống. Nhưng khi làm như vậy, họ đã quên cách chơi!

                May mắn là không bao giờ quá trễ để phủi bụi sáo trúc, lấy sơn màu ra, hoặc gõ lại máy đánh chữ (rất có thể đã được cải biến thành bàn phím vi tính bây giờ). Đừng e thẹn, bạn chẳng cần phải trình diễn cho một cử tọa hoặc khoe những sáng chế của mình cho ai cả. Đây không phải là vấn đề kiệt tác mà là sự an tâm và thành thạo mà thôi.

                Những lợi ích của sự biểu lộ tính sáng tạo gồm:

  • Được thấy tự do làm điều mình thích (như tự do tô màu bên ngoài hộp hoặc bên trong hộp, nếu chính bạn tự làm hộp).
  • Thấy điều người khác không thấy và hành động theo đó.
  • Năng lượng được gia tăng khi bạn theo đuổi một công việc với niềm đam mê dường như trào dâng từ bên trong.
  • Thích thú tới mức bạn có thể làm việc suốt nhiều giờ mà không nhận biết thì giờ qua đi.
  • Tin tưởng rằng dù bạn làm gì hay là người khác nghĩ gì, thì bạn cũng thực sự có khả năng làm điều đó.
  • Liên kết với những người có tài năng hoặc sở thích tương tự.
  • Tương giao với Đấng Sáng Tạo tối cao, là Đấng phán một lời thì vũ trụ liền có ngay.

                Quý thính giả thân mến,

                Tính sáng tạo có thể biểu lộ bằng nhiều cách. Trong thực tế, có hàng tỉ cách ở đây - ít ra là có một cách cho từng người trên hành tinh này. Nhưng sau đây là một vài thí dụ:

                - Bạn có thể biểu lộ tính sáng tạo qua âm nhạc và khiêu vũ:

                Khiêu vũ hay nhảy múa đã có từ lâu, tùy cá nhân và theo văn hóa như bất kỳ thứ gì khác. Dân sống trong hang động nhảy múa để ăn mừng một cuộc săn bắn thành công. Trong thời Thánh Kinh, con người nhảy múa để đánh dấu chiến thắng của họ. Ngay cả ngày nay, khi vui mừng vì một sự kiện quan trọng, dân chúng cũng có thể nhảy múa ngoài đường phố.

                Ở mức độ cá nhân, dù bạn thích tập dancing, nhảy nhào lộn, vũ ba lê, vũ theo nhịp, nhảy kiểu dân gian hiện đại, river dancing, nhảy để khỏe, hoặc kiểu nào khác, vẫn có nhiều cách để bạn tự thể hiện mình qua khiêu vũ. Bạn có thể tự nhảy một mình theo điệu nhạc mà vẫn vui. Bạn có thể tham gia câu lạc bộ khiêu vũ, học nhảy, hoặc học line dance hay square dance. Vấn đề là để vui, cộng thêm lợi ích thuộc thể và xã hội sẵn có mỗi khi bạn ra sàn nhảy.

                - Một cách nữa để biểu lộ tính sáng tạo là viết văn và làm thơ kiểu sáng tạo:

                Nếu muốn viết, có lẽ chỗ dễ nhất để bắt đầu là viết về điều bạn biết rõ nhất: chính cuộc đời bạn. Nhiều người viết nhật ký hoặc ghi lại kinh nghiệm, suy nghĩ, và cảm nhận mỗi ngày của mình. Cách này có thể vừa khai sáng vừa chữa lành, một phần nhờ kết quả sau khi ghi ra, bạn hiểu ngay được tầm quan trọng cùng ý nghĩa cách đầy đủ hơn. Đối với một số người, viết nhật ký có thể giống như chữa bịnh tâm lý, hay nói một cách khác, dùng nhật ký làm bác sĩ chữa trị. Khảo cứu được xuất bản trong tạp chí y khoa tại Hoa Kỳ, Journal of the American Medical Association, mô tả nhờ viết ra những kinh nghiệm căng thẳng, các triệu chứng của bịnh nhân suyễn hoặc viêm khớp đã được cải thiện ra sao. Một nghiên cứu khác, của Kitty Klein, có bằng cấp tiến sĩ, cho thấy viết về những sự kiện căng thẳng có thể giúp bộ nhớ hoạt động (hay nói một cách khác, là khả năng duy trì sự chú ý tập trung khi bị lo ra hoặc bị ngắt quãng). Nói cách khác, dường như những sinh hoạt kích thích tâm trí, thực sự giúp cải thiện sức khỏe bộ não của bạn.

                Thi ca giống như âm nhạc trên nhiều phương diện, nhưng không có nốt nhạc, mang tính cá nhân thật cao và tùy thuộc ý thích cùng thị hiếu mỗi người. Một số người thích thơ có vần, nhịp thay vì thơ tự do. Có thể bạn là người thích nhạc rap. Chẳng đâu có sự phân loại chính xác hoặc quan trọng bằng chính kinh nghiệm thưởng thức hoặc làm thơ. Đối với một số người, thi ca có vẻ như tự tuôn ra khi gặp cảnh khốn cùng như phần trích dưới đây từ những bài thơ của Đa-vít sau cái chết của con trai ông, trào tuôn từ tâm hồn ông trong lúc đang ngồi sau mành che mắt nai, trong mùa săn bắn:

                Hỡi con trai ta, niềm vui chỉ mới bắt đầu,
                Mà cuộc đời con đã vội lịm tắt,
                Còn ta, cô đơn, sững sờ, tiếp tục lang thang,
                Không có con, ta như người máy.

                Ta tự hỏi, liệu ta dám yêu nữa không,
                Hay tất cả tình yêu chúng ta đều hư không,
                Chỉ là phút vui chóng qua nhuốm buồn đau?
                Ta nên sống hay chỉ là tồn tại?

                Rút lui đi! Dừng lại đi! tim ta đáp,
                Yêu nữa là dại dột!
                Thế nhưng một điều gì đó thì thầm ngược lại,
                Chỉ có tình yêu mới thỏa mãn,
                Mới điểm tô, hoặc gây dựng.

                Khi tình cảm giống như vậy tràn qua trang giấy, bạn có thể nói: Đấy; mình đã nói ra rồi. Vậy là được rồi. Có lẽ bây giờ ta có thể tiếp tục.

                Những loại thơ khác cũng có thể hữu ích cho sức khỏe. Một số thơ chỉ cho vui, giống như thể hài hước. Thí dụ, một thi sĩ vô danh đã viết:

                Hồi xưa có một con gấu trong sở thú
                Lúc nào nó cũng có chuyện để làm.
                Khi chán nản, bạn biết không,
                Nó đi tới đi lui,
                Nó quay lại rồi đi lui đi tới.

                Bạn có thể phổ nhạc cho thơ (trong trường hợp nhạc ‘rap’) hoặc đọc thơ cho một nhóm bạn, thậm chí cho chó mèo của bạn. Bạn có thể thử làm dạng thơ đặc biệt giống như dạng thơ của Nhật gọi là ‘haiku’. Dù chọn dạng thơ nào thì nỗ lực sáng tạo của bạn cũng sẽ mang lại sức khỏe cho tình cảm, trí tuệ, cùng tâm linh bạn và có thể nâng cao đời sống xã hội của bạn. Cuối cùng, bạn có thể cố gắng minh họa bài thơ bạn ưa thích. Bài tôi (Dave) thích là ‘Stopping by Woods on a Snowy Evening’ (Dừng Chân bên Rừng Một Chiều Tuyết Phủ) hoặc ‘The Road Not Taken’, (Con Đường Chưa Đi), cả hai bài này là đều của tác giả Robert Frost.

                Kính thưa quý thính giả,

                Chúng tôi xin tạm ngưng phần đọc sách hay tại đây vì thời gian có hạn. Kính mời quý vị cùng tiếp tục theo dõi những phương cách khác để biểu lộ tính sáng tạo vào thứ bảy tuần tới. Xin mến chào và hẹn gặp lại quý thính giả.
 

David B. Biebel, DMin & Harrold G. Koenig, MD
Nguồn: phatthanhhyvong.com

Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn