07:20 EDT Thứ bảy, 27/04/2024

Tin Tức

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 23

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 21


Hôm nayHôm nay : 13271

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 261845

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 22991252

Trang nhất » Dưỡng linh » Thuyết Trình

Bài Mới

Kiên Nhẫn Giúp Đỡ Lẫn Nhau

Kiên Nhẫn Giúp Đỡ Lẫn Nhau

“Nhưng, hỡi anh em, xin anh em hãy răn bảo những kẻ ăn ở bậy bạ, yên ủi những kẻ ngã lòng, nâng đỡ những kẻ yếu đuối, phải nhịn nhục đối với mọi người. Hãy giữ, đừng có ai lấy ác báo ác cho kẻ khác; nhưng hãy tìm điều thiện luôn luôn, hoặc trong vòng anh em, hoặc đối với thiên hạ” (câu 14-15).

Xem tiếp...

Sự Lạm Dụng Bộc Phát

Thứ hai - 01/02/2021 20:14
Sự Lạm Dụng Bộc Phát

Sự Lạm Dụng Bộc Phát

Trong bốn tuần liên tiếp chúng ta đã nói đến việc xử lý một cơn giận tồi tệ với những câu chuyện minh họa. Lynn, một người mẹ đang tức giận hết sức khi nghe con gái có điểm số thấp trong trường đại học.

Sự Lạm Dụng Bộc Phát

        Kính thưa quý thính giả,
 

        Trong bốn tuần liên tiếp chúng ta đã nói đến việc xử lý một cơn giận tồi tệ với những câu chuyện minh họa. Lynn, một người mẹ đang tức giận hết sức khi nghe con gái có điểm số thấp trong trường đại học. Cơn giận của Lynn dựa vào một sự bị cho là bất công. Trong trường hợp này, những mong đợi của Lynn làm gia tăng cơn giận của cô đối với con gái của mình. Chúng ta cũng nghe về Meredith, một người vợ giận dỗi chồng khi cô trở về nhà sau khi đi tập thể dục ba tiếng đồng hồ và bắt gặp Jason, chồng cô, đang xem TV trong khi chén bát chưa được dọn rửa như anh đã hứa. Một cặp vợ chồng khác là Rita và Doug. Rita tức giận và nuôi cơn giận trong lòng mình suốt sáu tháng trời, vì chồng cô tự nhiên lại ưa thích việc đi tập thế dục ba lần mỗi tuần, trong khi cô phải ở nhà với các con và lau dọn bàn ăn cùng nhiều công việc lặt vặt trong nhà.
 

        Cơn giận trong ba câu chuyện minh họa này đều là cơn giận bị bóp méo và có tiềm năng gây ra sự phá hủy các mối quan hệ gia đình nếu không được xử lý đúng mức và đúng cách. Sự thật là trong tất cả các mối quan hệ của con người, người ta sẽ thấy một số đặc điểm hành vi cư xử nào đó dễ làm cho họ phát cáu lên. Đôi lúc ngay cả khi cơn giận của chúng ta bị bóp méo chúng ta không thể chỉ giải tỏa nó và chấp nhận những gì người kia đã làm. Thông thường chúng ta cần trao đổi để hiểu nhau. Vì ngay cả khi người kia không làm điều gì sai trái về đạo đức, hành vi cư xử của người ấy vẫn làm chúng ta đau đớn. Bạn vẫn cảm thấy thất vọng, nản lòng, tổn thương, và giận dữ. Bạn cần hiểu các hành vi của người kia-và người ấy cần hiểu những cảm xúc của bạn.
 

        Điều này đòi hỏi sự đối thoại cởi mở trong một bầu không khí không phê phán. Việc am hiểu rằng người kia đã không làm điều gì sai trái với bạn về mặt đạo đức sẽ giúp bạn đến gần họ trong một cách thức không lên án.
 

        Mặc dù những hành vi cư xử riêng biệt có thể khác nhau, nhưng những sự bực mình khó chịu do chúng gây ra thường khuấy động cơn giận bên trong chúng ta. Việc tìm thấy những phương pháp xử lý xây dựng hơn là hủy phá cần phải là mục tiêu của chúng ta.
 

        Việc XỬ LÝ CƠN GIẬN “TỒI TỆ” được tóm tắt lại trong phần LƯỚT NHANH như sau:
 

        1. Chia sẻ thông tin. Hãy nói với người kia về mối quan tâm của bạn và đề nghị được nói chuyện về việc đó. Đừng quên tập trung vào tình huống khuấy động cảm xúc của bạn, hơn là vào người kia.
        2. Thâu thập thông tin. Hãy dành thời gian tìm hiểu xem sự thật là gì trước khi nổi giận và biểu hiện cơn giận của mình.
       3.Trao đổi để hiểu nhau. Bày tỏ những sự tranh chiến của bạn; kế đó hãy lắng nghe câu trả lời của người kia. Hãy chân thật.
        4. Đề nghị thay đổi. Bao lâu mà bạn không đòi hỏi cũng không vận động để có một sự thay đổi, điều này có thể có một kết quả tích cực.
 

        Kính thưa quý thính giả,
 

        Hôm nay chúng ta sẽ bước sang chương 6 của quyển sách "Sự Giận Dữ - Xử Lý Một Cảm Xúc Mạnh Mẽ Bằng Một Cách Thức Lành Mạnh" của Tiến sĩ Gary Chapman nói về SỰ BỘC PHÁT VÀ SỰ ĐÈ NÉN. Kính mời quý thính giả theo dõi câu chuyện về một chung cư bị cháy do một chỗ hở trong một đường dẫn khí đốt của thành phố Chicago như sau:
 

        NGỌN LỬA CHÁY PHỰT lên, mồi thêm bởi một chỗ hở trong một đường dẫn khí đốt của thành phố. Đường dẫn này đã bị đứt khi một nhà thầu tư làm đứt rời một ống khí đốt lúc đang dọn sạch khu đất. Thoạt đầu chỉ khí đốt bị nén phun ra, xì lớn tiếng. Nhưng trong vòng ba mươi phút, một tia lửa tình cờ đã đốt cháy khí tự nhiên, làm lửa phựt lên trời.
 

        Trong vòng vài phút chùm lửa đã cao gần năm tầng lầu, và chỉ cách khu chung cư Chicago dành cho người hưu trí vài mét. May thay, cảnh sát và nhiều người khác đã di tản cư dân tại đó ra khỏi tòa nhà. Nhưng khi công ty khí đốt cuối cùng cắt đường dây cung cấp nhiên liệu thì rất nhiều người phải dời đi vì nhà họ đã bị cháy sạch bên trong hoặc phá hủy.
 

        Hai tháng sau, một vụ nổ khác sẽ chuyển các cư dân tại Chicago đi nơi khác. Dù vậy, lần này thì vụ nổ được hoạch định trước. Một loạt thuốc nổ do một công ty phá sập nhà lắp đặt đã liên tiếp nổ tung, và từng cái một, bốn tòa nhà gần kề nhau tại một dự án chung cư khác đã sụp đổ, nát vụn hoàn toàn và tạo nên những đống đổ nát khổng lồ.
 

        Nhưng “sự nổ tung” này thật ra là một sự nổ bên trong, với các vật liệu xây dựng đổ xuống bên trong; sự hủy phá đã được hoạch định trước nhiều tháng trời, như là một phần của một dự án đang tiếp diễn để thay thế những căn nhà đổ nát, bị tội ác phá hoại bằng những nơi phát triển mới, ít tầng. Trên thực tế, các cư dân trước đây và những người quan sát khác đứng theo dõi cách đó một khoảng cách đủ an toàn, và một số trong bọn họ đã vỗ tay hoan hô.
 

        Bạn nghĩ điều nào là sự kiện mang tính hủy diệt hơn? Phải chăng là vụ nổ đường dẫn khí đốt đã thiêu hủy một bên của một tòa nhà và khiến người dân không còn chỗ ở? Nhiều người sẽ nói đúng là như thế. Nhưng thực ra, cả vụ nổ khí đốt lẫn vụ nổ bên trong của tòa nhà đều tạo ra những hậu quả tàn phá như nhau. Việc gây nổ bên trong của dự án xây dựng nhà ở hủy phá nhiều nhà cao tầng hơn và làm cho nhiều người dân cảm nhận một sự mất mát đối với ngôi nhà mà họ đã từng cư ngụ suốt nhiều năm trường. Cũng vậy, sự giận dữ đè nén bên trong có thể gây thiệt hại y như những sự biểu hiện bộc phát bên ngoài của cơn giận.
 

        Chúng ta đã xem xét những cách thức xây dựng của việc phản ứng trước sự giận dữ trong ba chương trước, nhưng chúng ta hãy thành thật: Nhiều người trong chúng ta không hề học biết xử lý cơn giận cách tích cực. Chúng ta thấy rằng những phản ứng của mình trước sự giận dữ trong quá khứ luôn làm cho mọi thứ càng tồi tệ hơn. Thậm chí chúng ta thấy khó mà tin rằng sự giận dữ tự nó không phải là xấu. Chúng ta thấy hành vi cư xử đầy giận dữ của trẻ con, các em thiếu niên, và những người trưởng thành được chiếu trước thế giới mỗi ngày trên màn hình ti-vi, tội ác và sự thù địch cùng sự đau đớn mà cơn giận dữ để lại trên con đường hủy diệt của nó.
 

        Vậy thì làm thế nào chúng ta có thể nhận ra-và kiểm soát-những biểu hiện tiêu cực của sự giận dữ?
 

        SỰ LẠM DỤNG BỘC PHÁT
 

        Margaret là một người hay kêu thét và la hét lên khi tức giận. Khi ai đó chọc giận cô ta, cho dù là con, chồng, hay chủ của cô, người đó đều nghe về việc này! Margaret tự hào về “việc bộc lộ suy nghĩ của mình.” Cô thường nói “Ít ra người ta biết được họ đồng ý với tôi tới mức nào”. Trên thực tế, cơn giận dữ của Margaret là cơn giận không kiểm soát được. Bắt đầu từ tuổi thiếu niên, cô đã rơi vào một khuôn mẫu của hành vi cư xử lạm dụng bằng lời nói và điều đó đã tiếp diễn suốt 25 năm.
 

        Margaret biện hộ cho những tràng đả kích cô và chẳng bao giờ công nhận hành vi cư xử trong cơn giận của mình là tồi tệ cho đến khi con gái cô gửi cho cô mấy dòng ngắn ngủi sau. “Mẹ yêu dấu, con sẽ không về nhà đêm nay. Con không thể chịu được việc kêu thét của mẹ thêm nữa. Con không biết điều gì sẽ xảy đến cho mình, nhưng ít ra là con sẽ không phải nghe những lời cay độc mẹ nói với con khi con không làm mọi thứ mẹ muốn.” Cô ký tên “Ginny” bên dưới dòng thư này.
 

        Margaret đã không kêu thét lên khi cô đọc thư của Ginny. Cô gọi cho Mục Sư của mình trong nước mắt. Trước tiên cô chỉ nói, “Ginny bỏ đi rồi; tôi không biết con bé đã đi đâu. Tôi thật lo lắng về nó.” Sau đó cô nói ra điều hy vọng nhất cô đã từng nói trong nhiều năm. “Tôi đã xua đuổi nó đi. Tôi biết tôi đã xua đuổi nó đi. Việc kêu thét và la hét của tôi đã xua đuổi nó đi.” Khóc nức nở trên điện thoại, cô thừa nhận lần đầu tiên rằng những lời lẽ nhiếc móc đầy giận dữ của cô đối với Ginny là sai trật. Vị Mục Sư khôn ngoan hướng dẫn Margaret đến với một nhà tư vấn Cơ Đốc, nơi cô bắt đầu tiến trình thừa nhận, am hiểu, và thay đổi những phản ứng tiêu cực của cô trước sự giận dữ.
 

        Ginny được tìm thấy trong vòng bốn mươi tám tiếng và sau đó cùng dự với mẹ cô trong việc tư vấn. Hiện là một thiếu nữ đã trưởng thành, Ginny đang có một mối quan hệ tốt đẹp với mẹ cô. Margaret nói rằng ngày mà cô nhận được dòng thư của Ginny là ngày tồi tệ nhất và cũng là ngày tuyệt vời nhất của đời cô.
 

        Kính thưa quý thính giả,
 

        Phát Thanh Hy vọng xin tạm ngưng phần đọc sách hôm nay tại đây. Tuần sau chúng ta sẽ tiếp tục xem những biểu hiện của sự giận dữ có tính cách hủy diệt niềm vui và hạnh phúc gia đình như thế nào qua câu chuyện của vợ chồng Paul và Liz. Phát Thanh Hy Vọng xin kính chúc quý thính giả một tuần thật nhiều niềm vui và bình an bên gia đình cùng bạn bè. Mong gặp lại quý thính giả vào tuần sau.


Tiến sĩ Gary Chapman
Nguồn: phatthanhhyvong.com
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn