02:21 EDT Thứ bảy, 27/04/2024

Tin Tức

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 45


Hôm nayHôm nay : 10331

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 258905

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 22988312

Trang nhất » Dưỡng linh » Thuyết Trình

Bài Mới

Kiên Nhẫn Giúp Đỡ Lẫn Nhau

Kiên Nhẫn Giúp Đỡ Lẫn Nhau

“Nhưng, hỡi anh em, xin anh em hãy răn bảo những kẻ ăn ở bậy bạ, yên ủi những kẻ ngã lòng, nâng đỡ những kẻ yếu đuối, phải nhịn nhục đối với mọi người. Hãy giữ, đừng có ai lấy ác báo ác cho kẻ khác; nhưng hãy tìm điều thiện luôn luôn, hoặc trong vòng anh em, hoặc đối với thiên hạ” (câu 14-15).

Xem tiếp...

Sự Lạm Dụng Bộc Phát (Bài 2)

Thứ hai - 08/02/2021 20:43
Sự Lạm Dụng Bộc Phát (Bài 2)

Sự Lạm Dụng Bộc Phát (Bài 2)

Chúng ta đã bước sang Chương 6 của quyển sách “Sự Giận Dữ - Xử Lý Một Cảm Xúc Mạnh Mẽ Bằng Một Cách Thức Lành Mạnh" của Tiến Sĩ Gary Chapman nói về SỰ BỘC PHÁT VÀ SỰ ĐÈ NÉN.


Sự Lạm Dụng Bộc Phát (Bài 2)


       Kính thưa quý thính giả,
 

       Chúng ta đã bước sang Chương 6 của quyển sách “Sự Giận Dữ - Xử Lý Một Cảm Xúc Mạnh Mẽ Bằng Một Cách Thức Lành Mạnh" của Tiến Sĩ Gary Chapman nói về SỰ BỘC PHÁT VÀ SỰ ĐÈ NÉN. Chúng ta đã nghe câu chuyện về vụ nổ đường dẫn khí đốt tại một chung cư của thành phố Chicago và sau đó cả tòa nhà phải bị phá sập một cách có kế hoạch để xây một chung cư mới. Cả vụ nổ khí đốt lẫn vụ nổ bên trong của tòa nhà đều tạo ra những hậu quả tàn phá như nhau. Chúng làm cho nhiều người dân cảm nhận một sự mất mát đối với ngôi nhà mà họ đã từng cư ngụ suốt nhiều năm trường. Cũng vậy, sự giận dữ đè nén bên trong có thể gây thiệt hại y như những sự biểu hiện bộc phát bên ngoài của cơn giận.
 

       Thành thật mà nói, thì ta phải công nhận rằng chúng ta không hề học biết xử lý cơn giận theo một cách thức tích cực. Chúng ta thấy rằng những phản ứng của mình trước sự giận dữ trong quá khứ luôn làm cho mọi thứ càng tồi tệ hơn. Vậy thì làm thế nào chúng ta có thể nhận ra-và kiểm soát-những biểu hiện tiêu cực của sự giận dữ? Câu chuyện của Margaret mà quý thính giả đã nghe vào tuần qua cho thấy cô đã xử lý cơn tức giận của mình bằng cách lạm dụng lời nói. Trên thực tế, cơn giận dữ của Margaret là cơn giận dữ không kiểm soát được. Khi tức giận, cô tự cho mình cái quyền la thét lên, vứt vào người kia những lời nói thô tục và mắng mỏ họ đủ chuyện trên đời, dù người đó là con, chồng, hay chủ của cô cũng vậy. Margaret tự hào về “việc bộc lộ suy nghĩ của mình” theo cách này cho đến khi con gái cô gửi cho cô mấy dòng ngắn ngủi sau. “Mẹ yêu dấu, con sẽ không về nhà đêm nay. Con không thể chịu được việc la hét của mẹ thêm nữa. Con không biết điều gì sẽ xảy đến cho mình, nhưng ít ra là con sẽ không phải nghe những lời cay độc mẹ nói với con khi con không làm mọi thứ mẹ muốn.”
 

       Margaret gọi cho Mục sư của mình trong nước mắt, thừa nhận rằng những lời lẽ nhiếc móc đầy giận dữ của cô đối với Ginny là sai trật. Ginny được tìm thấy trong vòng 48 tiếng và sau đó cùng dự những buổi tư vấn với mẹ cô. Hiện nay hai mẹ con đang có một mối quan hệ tốt đẹp với nhau Margaret nói rằng ngày mà cô nhận được dòng thư của Ginny là ngày tồi tệ nhất và cũng là ngày tuyệt vời nhất của đời cô.
 

       Bằng một cách thức khác, Paul lại có khuynh hướng không biểu hiện bằng lời la hét như Margaret, nhưng anh lại có cách xử lý cơn giận của mình bằng hành động quăng ném mọi vật. Hễ khi nào tức giận ai đó, anh ta sẽ quăng ném mọi thứ, làm đổ bể mọi thứ, và có những cử chỉ thô lỗ khi lái xe trên đường. Paul đã đi quá xa tới mức quăng ném những lon nước ngọt trong những lần cãi nhau trong gia đình.
 

       Liz đã từng nhìn thấy một số biểu hiện trong những đặc tính này nơi Paul trước khi kết hôn với anh, tuy rằng anh chưa bao giờ trút giận lên cô. Nhưng trong vòng 6 tháng sau khi cưới nhau, anh đã xô cô vào tường. Cô biết rằng hành vi của anh là một điều gì đó cô không thể nào tha thứ được. Cô viết cho anh một bức thư và gửi đến văn phòng của anh.
 

       Kính thưa quý thính giả,
 

       Trong bức thư gởi cho chồng, Liz đã viết những gì? Lời lẽ trong lá thư ấy có giúp ích gì được cho cuộc hôn nhân của họ hay không? Paul đã phản ứng ra sao sau khi đọc lá thư của người vợ mà anh từng thề hứa sẽ yêu thương và tôn trọng suốt đời? Chúng ta hãy nghe những giòng thư đầy nước mắt của Liz như sau:
 

       “Paul yêu dấu, Đêm qua anh đã làm một điều mà em không bao giờ nghĩ anh sẽ làm. Trong cơn giận, anh đã xô em vào tường. Em đã từng thấy anh bộc lộ sự tức giận trong khi chúng ta đang hẹn hò, song em không hề nghĩ là anh sẽ bộc lộ sự giận dữ đối với em. Giờ đây em thấy rằng mình đã sai lầm. Em yêu anh vô cùng, và em không tin rằng anh thật sự muốn làm tổn thương em. Nhưng em không thể nào nắm được cơ hội đó. Em đang viết thư cho anh vì em muốn anh biết rằng nếu anh chạm vào em một lần nữa trong một cách thức giận dữ, em sẽ ra đi và không trở lại cho đến khi em được một nhà tư vấn bảo đảm rằng em có thể an toàn khi sống với anh. Em yêu anh. Liz.”
 

       Buổi tối sau khi Paul nhận được bức thư đó anh đã xin lỗi Liz và quả quyết với cô rằng việc đó sẽ không bao giờ tái diễn nữa. Tuy nhiên, 6 tháng sau, trong một cơn giận dữ, anh đã túm lấy hai vai cô và lắc mạnh cô. Liz không nói một lời, nhưng ngày hôm sau khi Paul trở về nhà, anh tìm thấy mấy dòng chữ sau: “Em yêu anh thật nhiều đến độ không thể ở lại và để cho anh làm tổn thương em và hủy diệt lòng tự trọng của anh. Em biết anh không thể nào vui sướng về điều đã xảy ra đêm qua. Em sẽ không trở lại cho đến khi người tư vấn của anh bảo đảm với em rằng anh đã học biết làm thế nào để xử lý sự giận dữ của mình trong một cách thức có trách nhiệm hơn. Yêu anh, Liz.”
 

       Phản ứng dứt khoát của cô đã thúc đẩy Paul gọi cho vị Mục sư của anh và sau đó là nói chuyện với một nhà tư vấn. Anh biết rằng anh đang gặp nguy cơ mất đi người vợ của mình. Anh cũng biết rằng anh phải học tập kiểm soát cơn giận của bản thân. Sau 3 tháng trải qua sự tư vấn cá nhân và 3 tháng được tư vấn về hôn nhân, Liz và Paul đã được hòa giải. Nhiều năm sau đó họ vẫn còn chung sống bên nhau. Với sự trợ giúp, Paul đã thành công trong việc phá vỡ khuôn mẫu lạm dụng hành vi cư xử khi tức giận của mình.
 

       CÁCH GIÚP ĐỠ MỘT NGƯỜI DỄ BỘC PHÁT CƠN GIẬN
 

       Cả Margaret và Paul đều rơi vào những khuôn mẫu lạm dụng của việc bộc phát cơn giận. Những hành vi như thể được tạo thành qua nhiều năm tháng và đặc biệt là không thay đổi trừ khi một người nào đó quan trọng đối với người này gây áp lực khiến cho họ phải nhờ trợ giúp. Chính sự đe dọa mất đi một mối quan hệ có ý nghĩa là điều thường thúc đẩy những người lạm dụng tìm kiếm sự trợ giúp. Sự trợ giúp luôn sẵn sàng, và những khuôn mẫu lạm dụng tiêu cực có thể được thay đổi. Nhưng những khuôn mẫu như thế sẽ không biến mất đi theo thời gian một cách đơn giản. Các thành viên trong gia đình và bạn bè phải học biết bắt người dễ bộc phát cơn giận chịu trách nhiệm giải trình về phản ứng tiêu cực đối với sự giận dữ của người ấy.
 

       VIỆC NỔI GIẬN CÓ TẠO RA SỰ HOẠT ĐỘNG TÍCH CỰC CHĂNG?
 

       Việc “nổi giận” có làm cho sự thi đấu thể thao hưng phấn hơn không? Không, một nhà tâm lý làm việc với các vận động viên Olympic phát biểu: “Sự nghiên cứu cho thấy rằng sự giận dữ và sự gây hấn thực ra có liên đới với một ý thức về sự thua bại. Trái ngược với điều đã từng được nhiều người tin tưởng, việc bộc phát cơn giận không đưa đến sự phấn chấn - nó chỉ đưa đến sự giận dữ càng hơn mà thôi.”
 

       Hành vi tức giận bộc phát ra bên ngoài không bao giờ đem lại sự gây dựng cả. Nó không chỉ gây tổn thương cho người mà nó được hướng đến, song nó còn phá hủy lòng tự trọng của người đang mất tự chủ. Không ai có thể cảm thấy tốt đẹp về bản thân mình khi suy nghĩ về điều họ đã làm. Trong sự nóng nảy của những lần bộc phát cơn giận như thế, người ta nói và làm những điều mà sau đó họ cảm thấy hối tiếc. Cơn giận tùy tiện biểu hiện trong những sự bộc phát qua lời nói và hành vi cư xử cuối cùng sẽ hủy diệt các mối quan hệ. Người nhận lãnh những sự bộc phát cơn giận đó mất đi lòng kính trọng đối với người mất tự chủ và cuối cùng sẽ chỉ tránh mặt họ mà thôi.
 

       Cách đây vài năm, thật phổ biến giữa vòng một số giới hoạt động trong lãnh vực tâm lý học nào đó để tin rằng việc bộc phát cơn giận bằng hành vi cư xử hung hăng gây hấn có thể là một cách tích cực để xử lý sự giận dữ nếu như sự gây hấn không hướng tới một con người. Do đó, những người giận dữ được khuyến khích đánh vào những chiếc gối, những bao cát tập đấm, và những con búp bê hoặc là đánh thật mạnh vào một quả bóng ngoài sân gôn. Tuy nhiên, hầu hết mọi sự nghiên cứu hiện nay cho thấy rằng việc trút những cảm giác tức giận với những hành vi cư xử hung hăng như thế không làm nguôi đi cơn giận của một người nhưng trên thực tế lại làm cho người đó dễ có khả năng bộc phát sự giận dữ hơn trong tương lai. Sự bộc phát, dù cho bằng lời lẽ hay bằng hành động, đều không phải là cách xử lý cơn giận có thể chấp nhận được của một người.
 

       Phát Thanh Hy vọng xin tạm ngưng phần đọc sách hôm nay tại đây để kính mời quý thính giả trong tuần tới cùng chúng tôi khám phá cách nhận ra cơn giận âm ỉ và sự hủy diệt của những cơn giận loại này. Xin kính mời quý thính giả nhớ đón nghe. Phát Thanh Hy Vọng xin kính chúc quý thính giả một tuần thật nhiều niềm vui và bình an bên gia đình cùng bạn bè. Mong gặp lại quý thính giả vào tuần sau.
 

Tiến sĩ Gary Chapman
Nguồn: phathanhyvong.com
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn