09:05 EDT Thứ bảy, 27/04/2024

Tin Tức

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 97

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 95


Hôm nayHôm nay : 14572

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 263146

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 22992553

Trang nhất » Dưỡng linh » Thuyết Trình

Bài Mới

Kiên Nhẫn Giúp Đỡ Lẫn Nhau

Kiên Nhẫn Giúp Đỡ Lẫn Nhau

“Nhưng, hỡi anh em, xin anh em hãy răn bảo những kẻ ăn ở bậy bạ, yên ủi những kẻ ngã lòng, nâng đỡ những kẻ yếu đuối, phải nhịn nhục đối với mọi người. Hãy giữ, đừng có ai lấy ác báo ác cho kẻ khác; nhưng hãy tìm điều thiện luôn luôn, hoặc trong vòng anh em, hoặc đối với thiên hạ” (câu 14-15).

Xem tiếp...

Kết Thúc Chương 6: Sự Bộc Phát và Sự Đè Nén

Thứ hai - 08/03/2021 20:36
Kết Thúc Chương 6: Sự Bộc Phát và Sự Đè Nén

Kết Thúc Chương 6: Sự Bộc Phát và Sự Đè Nén

Hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục nói đến việc làm cách nào để làm lắng dịu một cơn giận âm ỉ. Tuần trước quý thính giả đã được nghe vài câu Kinh Thánh, dạy rằng chúng ta không được nuôi cơn giận trong lòng.


Kết Thúc Chương 6: Sự Bộc Phát và Sự Đè Nén


        Kính thưa quý thính giả,
 

        Hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục nói đến việc làm cách nào để làm lắng dịu một cơn giận âm ỉ. Tuần trước quý thính giả đã được nghe vài câu Kinh Thánh, dạy rằng chúng ta không được nuôi cơn giận trong lòng. Nguyên tắc là sự giận dữ sẽ không được chất chứa trong lòng chúng ta vì thực tế cho thấy rằng làm như thế là tạo cho ma quỉ nhân dịp. Tức là, chúng ta đang cộng tác với Sa-tan và đặt chính mình vào chỗ phạm tội càng nhiều hơn. Sứ đồ Phao-lô thách thức chúng ta rằng phải loại bỏ sự giận dữ ra khỏi bản thân mình. Sa-lô-môn cảnh cáo trong sách Truyền đạo 7:9 rằng “sự giận ở trong lòng kẻ ngu muội”. Nghĩa là chỉ có kẻ ngu muội mới để cho cơn giận ở lại bên trong hắn. Điều này cũng hàm ý rằng những người khôn ngoan sẽ nhận biết là sự giận dữ cần nhanh chóng được loại bỏ. Chúng ta cần ghi nhớ rằng cơn giận được phép làm một người khách chứ không bao giờ là một kẻ thường trú trong tấm lòng con người. Việc chất chứa cơn giận bên trong bởi việc phủ nhận, rút lui, và nghiền ngẫm về nó không phải là phản ứng của Cơ Đốc nhân trước sự giận dữ. Thực ra, làm như thế là vi phạm những sự dạy dỗ rõ ràng của Thánh Kinh.
 

        Hơn thế nữa, ngoài việc không được cầm giữ một cơn giận lâu dài trong lòng, chúng ta cũng phải ĐỀ PHÒNG SỰ CĂM GHÉT. Vì sao tôi lại nói như thế?
 

        Trong công tác tư vấn suốt nhiều năm, tôi đã từng nghe các bạn thiếu niên nói, “Em căm ghét ba em.” Hầu như thường xuyên, một câu nói như thế được gắn kết với một loạt những việc làm bị xem là sai trật do người cha phạm phải. Người con tuổi thiếu niên đã chất chứa sự tổn thương và giận dữ mà giờ đây đã phát triển thành sự oán giận, cay đắng, và bây giờ là sự căm ghét đối với người cha. Tôi cũng từng nghe những bà vợ nói, “Tôi căm ghét chồng tôi,” và tôi cũng nghe các ông chồng diễn đạt giống như thế về vợ họ. Không có ngoại lệ, sự căm ghét không phát triển một sớm một chiều. Lòng căm ghét là kết quả của cơn giận dồn nén bên trong vẫn còn được chôn giấu trong lòng của người đó.
 

        Cuối cùng những cảm xúc của sự thương tổn từ cơn giận dồn nén bên trong có thể chai điếng đi thành sự cay đắng và thậm chí sự căm thù. Hầu như thường xuyên, những người căm ghét mong ước điều tồi tệ xấu xa xảy đến cho người mà họ tức giận. Đôi khi họ đi đến chỗ chính họ lại phạm vào điều tồi tệ xấu xa đó (như chúng ta đã nhận thấy trong các ví dụ ở những phần trước). Cơn giận chất chứa bên trong bộc phát ra cho cả thế giới nhìn thấy.
 

        Khi ai đó trút đổ điều ác trên người đã cư xử bất công với họ, người ấy đã giành lấy đặc quyền của Đức Chúa Trời. Thánh Kinh chép, “… có chép lời Chúa phán rằng: Sự trả thù thuộc về ta, ta sẽ báo ứng” (Rô-ma 12:19). Khi chúng ta tìm cách bắt những người đã cư xử sai trật với chúng ta phải chịu sự đoán phạt, chắn chắn chúng ta sẽ làm cho mọi thứ trở nên tồi tệ hơn.
 

        CÁCH THỨC LÀM LẮNG DỊU CƠN GIẬN ÂM Ỉ
 

        Một người có thể thực hiện những bước tích cực nào để làm dịu đi cơn giận âm ỉ? Trước tiên, hãy thừa nhận với chính mình khuynh hướng này: “Đúng vậy; mình cất giữ cơn giận bên trong lòng. Mình thấy thật khó để chia sẻ với người khác rằng mình đang cảm thấy tức giận. Mình biết mình đang làm tổn thương bản thân mình bởi việc làm này.” Đây là những câu nói đưa đến sự giúp đỡ. Thứ nhì, hãy bày tỏ nan đề của bạn với một người bạn hoặc một thành viên trong gia đình đáng tin cậy. Việc nói cho một người nào khác biết và xin họ cho lời khuyên có thể giúp bạn quyết định là liệu bạn có nên đối chất với người hay những người mà bạn tức giận chăng. Có thể bạn sẽ chọn “bỏ qua, không nghĩ đến sự vi phạm đó nữa,” nhưng ít ra đây sẽ là một sự chọn lựa có ý thức, và bạn có thể giải tỏa cơn giận của mình. Nếu người được bạn thố lộ cơn giận của mình không thể đem đến cho bạn sự giúp đỡ cần thiết, thì hãy tìm kiếm một mục sư hoặc một nhà tư vấn có thể giúp đỡ bạn. Đừng tiếp tục phản ứng tiêu cực của việc chất chứa cơn giận trong lòng.
 

        Có thể bạn biết một người bạn là người dường như đang chất chứa sự giận dữ bên trong. Tại sao không đánh bạo giúp đỡ người ấy thử? Bạn có thể bắt đầu như sau, “Có thể là tôi nhầm, song tôi thật lòng quan tâm đến anh/chị, và đó là lý do vì sao tôi nêu câu hỏi này. Có phải là anh/chị đang tức giận ai đó và đang chất chứa sự tức giận trong lòng không? Nếu tôi nhầm thì xin hãy cho tôi biết. Còn nếu đúng là như vậy, tôi mong ước giúp đỡ anh/chị xử lý nó. Tôi biết việc cất giữ cơn giận trong lòng thật không tốt chút nào. Anh/chị có muốn nói về chuyện này không?”
 

        Vâng, bạn đang mạo hiểm khi nêu những câu hỏi như thế. Người kia có thể bảo rằng việc đó chẳng có liên can gì tới bạn cả. Mặt khác, bạn của bạn có thể mở lòng ra, và việc thăm dò của bạn sẽ là bước đầu tiên để đem nan đề của người ấy ra ánh sáng. Nếu bạn không thể giúp đỡ người ấy thêm nữa, thì hãy giới thiệu cho người ấy một ai đó có thể giúp được. Một người bạn thật không ngồi yên lặng và quan sát sự tự hủy diệt của một người lân cận mình.
 

        Sự thách thức rõ rệt của Thánh Kinh là chúng ta học tập xử lý cơn giận trong một cách thức tích cực, đầy yêu thương hơn là bằng sự bộc phát hay sự đè nén bên trong. Sự thực hành cơn giận bộc phát ra bên ngoài và cơn giận âm ỉ bên trong không chỉ đem lại sự hủy diệt khủng khiếp cho người đang xử lý cơn giận theo cách đó mà còn cho mọi người có liên hệ đến, kể cả cộng đồng rộng lớn hơn. Cả hai phản ứng này trước sự giận dữ đều không thể được chấp nhận là thích hợp trong đời sống của một Cơ Đốc nhân. Nếu bạn nhận ra khuôn mẫu nào trong hai khuôn mẫu này trong cách phản ứng của riêng bạn trước sự giận dữ, tôi nài xin bạn hãy nói chuyện với một mục sư, một người tư vấn, hoặc một người bạn; hãy chia sẻ với ai đó sự tranh chiến của bạn với các khuôn mẫu tiêu cực này. Bạn không thể nào hiệu quả tối đa cho Đức Chúa Trời và có ích trên đời này nếu bạn cứ tiếp tục phản ứng trước sự giận dữ bằng cách bộc phát nó ra bên ngoài hoặc bằng việc đè nén nó bên trong.
 

        Điều này đem chúng ta đến với vấn đề kế tiếp trong việc xử lý cơn giận của mình: Còn về người đã bị đối xử sai trật suốt cuộc đời và đã chất chứa cơn giận trong lòng và đã trở nên một người giận dữ, đầy oán hận thì sao? Trong chương kế chúng ta bàn đến vấn đề đó.
 

        LƯỚT NHANH

        BẠN CÓ ĐANG GẶP HIỂM HỌA CỦA “VIỆC ĐÈ NÉN” KHÔNG?
 

        Định nghĩa: cơn giận “âm ỉ” là cơn giận chất chứa bên trong vốn không bao giờ được biểu hiện ra bên ngoài.
 

        Được khuấy động bởi: Sự sợ phải đối đầu; niềm tin cho rằng cảm xúc hay biểu hiện sự giận dữ là sai trật.
 

        Cách để nhận ra: Người đó phủ nhận rằng mình đang tức giận; phản ứng bằng cách rút lui; nói những điều như, “Tôi không tức giận, nhưng tôi thất vọng.”
 

        Những kết quả: Sự căng thẳng về sinh lý và tâm lý; hành vi cư xử “gây hấn-thụ động”; có thể dẫn đến sự oán hận, sự cay đắng, và thậm chí sự căm thù và bạo lực.
 

        Kính thưa quý thính giả,
 

        Hôm nay chúng ta sẽ bước sang Chương 7 của quyển sách “Sự Giận Dữ - Xử Lý Một Cảm Xúc Mạnh Mẽ Bằng Một Cách Thức Lành Mạnh" của tiến sĩ Gary Chapman nói về CƠN GIẬN KÉO DÀI NHIỀU NĂM THÁNG.
 

        Marcus Aurelius đã từng nói: Những hậu quả của sự giận dữ thì đau buồn hơn biết bao so với những nguyên nhân của nó.
 

        Chúng ta hãy bắt đầu chương 7 với câu chuyện của vợ chồng Mike và Julie.
 

        Mike là một bác sĩ đẹp trai, hòa nhã dịu dàng, vô cùng thành đạt. Thế nhưng Julie, vợ anh, có một sự phàn nàn nghiêm trọng. cô bảo tôi: "Trong năm vừa qua, anh đã luôn cáu kỉnh gắt gỏng với cô và bọn trẻ vì mọi việc nhỏ nhặt. Tôi mệt mỏi về việc này. Tôi không biết điều gì đang diễn ra bên trong anh ấy, nhưng tôi biết rằng thật chẳng tốt cho tôi và bọn trẻ khi cứ phải tiếp tục nghe những lời than phiền của anh ấy. Không việc gì chúng tôi làm khiến anh ấy hài lòng cả.”
 

        Cô giải thích rằng những năm đầu cuộc hôn nhân của họ thật tuyệt; Mike hết mực yêu thương và chăm lo cho cô. Anh ít khi nói một lời chỉ trích nào. Nhưng khoảng hai năm trước anh bắt đầu thay đổi, và Julie thuật lại, “Mọi thứ đã trở nên tồi tệ hơn trong năm vừa qua.” Tôi hỏi điều gì có thể đã xảy ra hai năm trước khiến tác động đến Mike.
 

        “Tôi chẳng thể nghĩ đến điều gì cả,” Julie đáp. “Mẹ anh ấy đã qua đời khoảng thời gian đó, nhưng bà đã từng ở tại một trung tâm an dưỡng suốt bốn năm và trong suốt năm vừa qua thì bà khó thể nhận biết Mike là ai, vì thế tôi nghĩ là cái chết của bà sẽ không có liên quan gì tới việc này cả.
 

        “Anh ấy dường như đã mất đi sự nhanh trí sắc sảo”
 

        “Có điều gì khác về mối quan hệ của chị khiến chị phải phiền lòng chăng?” tôi hỏi.
 

        Cô nói: “Mike dường như đã mất đi sự hăng hái nhiệt thành trong cuộc sống,” cô nói. “Anh ấy đã từng hứng thú vô cùng về công việc của mình và gia đình. Anh luôn hoạch định mọi thứ cho chúng tôi làm. Anh ít khi làm điều đó nữa. Dường như anh đã mất đi sự nhanh trí sắc sảo từng có trước đây.”
 

        Vào cuối buổi gặp gỡ của chúng tôi, tôi đề nghị là Mike nên đến một mình cho buổi gặp gỡ kế tiếp, và sau đó tôi muốn gặp cả hai cùng một lúc. Julie đồng ý.
 

        Hai tuần sau đó Mike và tôi gặp nhau. Mike đã trả lời những câu hỏi của tôi như thế nào? Tôi có thể làm những gì để giúp cho Mike và Julie giải quyết những vấn đề trong hôn nhân của họ? Câu chuyện của cặp vợ chồng trẻ này sẽ được trình bày vào thứ bảy tuần sau.
 

        Kính thưa quý thính giả,
 

        Phát Thanh Hy vọng xin tạm ngưng phần đọc sách hôm nay tại đây. Chúng tôi xin kính chúc quý thính giả một cuối tuần thật nhiều niềm vui và bình an bên gia đình cùng bạn bè.
 

Tiến sĩ Gary Chapman
Nguồn: phatthanhhyvong.com

Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn