19:24 EDT Thứ ba, 30/04/2024

Tin Tức

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 27

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 24


Hôm nayHôm nay : 0

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 279626

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 23010131

Trang nhất » Dưỡng linh » Thuyết Trình

Sứ Mạng Của Tôi Là Gì?

Thứ ba - 23/10/2018 20:13
Sứ Mạng Của Tôi Là Gì?

Sứ Mạng Của Tôi Là Gì?

Kính thưa quý thính giả, Có ba câu hỏi cơ bản nhất của sự hiện hữu con người. Đó là: 1. Tại sao tôi có mặt ở đây? 2. Tôi sẽ đi đâu? 3. Sứ mạng của tôi trong cuộc sống là gì?


                  Kính thưa quý thính giả,

                  Có ba câu hỏi cơ bản nhất của sự hiện hữu con người. Đó là:

                  1. Tại sao tôi có mặt ở đây?
                  2. Tôi sẽ đi đâu?
                  3. Sứ mạng của tôi trong cuộc sống là gì?

                  Các tác giả của sách “Sức Khỏe Đơn Giản” cho biết câu trả lời của chúng ta cho những câu hỏi trên sẽ ảnh hưởng cảm nhận của chúng ta về ý nghĩa bản thân, sức khỏe, hiện trạng cùng hạnh phúc chúng ta trong cuộc sống. Theo các tác giả thì chúng ta có thể đạt được sức khỏe tốt và hạnh phúc không chỉ bằng cách ăn đúng mức, luyện tập đầy đủ, và làm chủ sự căng thẳng, nhưng mà còn bằng cách sống có mục đích và ý nghĩa.

                  Trong những tuần qua chúng ta đã theo dõi các phần bàn luận về hai câu hỏi là “Tại sao tôi có mặt ở đây?” và “Tôi sẽ đi về đâu?” Hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục theo dõi phần nói về câu hỏi “Tại sao tôi có mặt ở đây?” và sau đó sẽ tiếp đến câu hỏi thứ ba là “Sứ mạng của tôi trong cuộc sống là gì?”

                  Quý thính giả thân mến,

                  Chúng ta cần phân biệt mục tiêu là nơi cuối cùng chúng ta đi đến, còn đích nhắm là những điều chúng ta cần đạt tới ngay bây giờ, ngay trước mắt để đi dần đến mục tiêu. Mục tiêu là cho lâu dài, còn đích nhắm là ngay bây giờ, trong hiện tại. Mục tiêu của đời bạn phải phù hợp với những giá trị cốt lõi trong lời phát biểu về mục đích của bạn, nếu không bạn sẽ cảm thấy thật bất an và lo lắng dù không biết vì sao.

                  Để giúp bạn nhận ra mục tiêu của đời mình, mời các bạn trả lời các câu hỏi gợi ý sau đây. Xin cho điểm từ 0 đến 10 cho từng câu hỏi, với điểm “0” khi câu hỏi hoàn toàn không đúng với bạn và điểm “10” khi câu hỏi luôn luôn đúng với bạn. Mời bạn bắt đầu:

  1. Mục tiêu của tôi là càng tự thỏa mãn càng tốt ____
  2. Mục tiêu của tôi là ban phát mọi thứ trước khi qua đời ____
  3. Tôi muốn đạt được điều đáng để mọi người công nhận. ____
  4. Tôi ao ước nhất là đời mình tôn cao Đức Chúa Trời. ____
  5. Tôi muốn trả thù đối thủ trước khi ra đi. ____
  6. Tôi muốn bằng cách nào đó, biến trần gian thành tốt đẹp hơn. ____
  7. Mục tiêu của tôi là làm thành viên của một nhóm thực sự quan trọng. ____
  8. Tôi muốn được xem như chuyên gia của thế giới trong lãnh vực mình lựa chọn. ____
  9. Tôi muốn làm chủ tịch của công ty mình làm việc. ____
  10. Tôi muốn thu gom đủ tài sản để khỏi phải lo lắng. ____
  11. Tôi muốn có sức khỏe thuộc thể tuyệt vời càng lâu càng tốt. ____
  12. Tôi muốn nghe Chúa phán, “Hỡi đầy tớ ngay lành trung tín, được lắm”____
  13. Tôi muốn gia đình cùng bạn hữu trìu mến nhớ tới mình. ____
  14. Nếu các câu hỏi vừa rồi không phù hợp với bạn, vậy thì mục tiêu của bạn là gì: ____

                  Hãy tìm ba hoặc bốn mục tiêu bạn đánh giá là cao nhất. Nếu có khuôn mẫu hoặc nếu những mục tiêu này có thể tóm lược trong một câu, hãy viết ra trên giấy với câu mở đầu như sau:

                  Mục tiêu quan trọng nhất của tôi trong cuộc sống là:________________

                  Lưu ý: Mục tiêu quan trọng nhất của bạn sẽ là động cơ thúc đẩy mạnh nhất nếu được khẳng định cách tích cực. Thí dụ, khi nói “Tôn cao Đức Chúa Trời trong mọi điều tôi nói và làm” thì tích cực hơn là nói “Không bao giờ làm Đức Chúa Trời thất vọng trong bất kỳ điều gì tôi nói hoặc làm.”

                  Sau khi khẳng định mục tiêu, bây giờ bạn hãy xác định những đích nhắm bằng cách đặt ra một số đích nhắm cụ thể dài hạn (mười năm), trung hạn (năm năm), và ngắn hạn. Thí dụ, nếu mục tiêu của bạn là càng giàu càng tốt trong tương lai có thể thấy trước được, bạn có thể viết:

  • Đích nhắm mười năm của tôi là có thể bán được doanh nghiệp của mình, về hưu sớm, và chơi gôn mỗi ngày.
  • Đích nhắm năm năm của tôi là mua càng nhiều những công ty đối thủ đang cạnh tranh với tôi.
  • Đích nhắm ba năm của tôi là biến doanh nghiệp mình thành hàng đầu trong lãnh vực của mình.
  • Đích nhắm một năm của tôi là làm cho tiền mặt luân chuyển tích cực bằng cách tạo những thay đổi chính về nhân sự.
  • Tuần này tôi sẽ cầu xin sự hướng dẫn về những quyết định cần thực hiện.

                  Hiển nhiên là nếu mục tiêu chủ yếu của bạn là vào cuối đời sẽ được Đức Chúa Trời công nhận là trung tín, thì những đích nhắm của bạn sẽ khác xa với những điểm vừa kể trên.

                  Mục tiêu thì đặc biệt cho từng người; và đích nhắm cũng đặc biệt như vậy.

                  Hãy viết ra những kế hoạch, đích nhắm trong những thời hạn khác nhau, từng ngày, tuần này, tháng này, năm này, năm nay tới, mười năm tới để bạn đạt được mục tiêu chủ yếu.

                  Bạn cần suy nghĩ kỹ lưỡng khi viết ra hết những đích nhắm này. Có thể bạn cần ở riêng một thời gian để hoàn tất tiến trình này. Nhưng nếu trước đây bạn chưa bao giờ làm việc này, thì giá trị của việc biết những đích nhắm của mình sẽ vượt trổi sự đầu tư thì giờ cùng sức lực của bạn. Để giải thích rõ, sau khi bạn làm xong bài tập này, hãy dừng lại, thở thật sâu, xem thử lo lắng của mình giảm bớt được bao nhiêu khi thực sự biết mình muốn đạt được điều gì. Điều này cũng sẽ giống như dựng bia bắn của riêng mình trong phòng tập bắn thay vì chờ bia khác xuất hiện mà không báo trước.

                  Quý thính giả thân mến,

                  Chúng tôi tin rằng việc trở thành người hướng tới mục tiêu sẽ nâng cao sức khỏe của bạn bằng cách cổ vũ những yếu tố tích cực đã mô tả trong sách này và cũng bằng cách giảm thiểu những yếu tố không lành mạnh:

  • Ý thức mới về phương hướng của bạn sẽ giảm bớt nhiều lo âu và giúp bạn bớt bị phân tán sức lực và tư tưởng cho những công việc không chủ yếu.
  • Ý thức mới về phương hướng sẽ giúp thực hiện quyết định dễ hơn, giảm thiểu cảm giác bị xâu xé giữa những đòi hỏi cùng cơ hội ganh đua, và giảm thiểu mặc cảm có tội khi phải nói không.
  • Bạn sẽ có thêm nghị lực, nhiệt tình, và kể cả đam mê đầu tư từng ngày một, để tiến tới những đích nhắm, ngược với tình trạng buồn chán hoặc mệt mỏi mãn tính như trong kinh nghiệm của nhiều người.
  • Có lẽ lần đầu tiên trong một thời gian dài, bạn sẽ cảm nhận “có thêm” thời gian, sức lực, và tài nguyên hơn.
  • Bạn sẽ kinh nghiệm sự mãn nguyện, ngay cả niềm vui, khi bạn đạt tới những đích nhắm hợp với những mục tiêu cá nhân lẫn những mục đích tối thượng của Đức Chúa Trời.

                  Kính thưa quý thính giả,

                  Câu hỏi quan trọng thứ ba là: “ Tôi có sứ mạng gì trong cuộc sống?”

                  Ý thức về mục đích của bạn chính là kim chỉ nam bao gồm tất cả. Mục tiêu của bạn là bia nhắm dài hạn. Sứ mạng của bạn xác định công tác cụ thể được giao cho bạn. Từ dùng ở đây, theo nghĩa thu nhỏ mang nhiều tính tôn giáo, đó là sự kêu gọi hay là chức nghiệp. Như chúng tôi đã nói trước đây, chẳng cần phải làm mục sư hay giáo sĩ mới có ý thức về sứ mạng. Chỉ cần cảm thấy mình được kêu gọi để làm bất kỳ việc gì mình đang làm là đủ.

                  Trong lịch sử nhân loại, những người làm được bất kỳ việc gì có ý nghĩa trong lãnh vực của mình, đều có chung điểm này: chuyên tâm tập trung hoàn thành sứ mạng của mình. Điều này đặc biệt đúng với Chúa Giê-xu, mà sứ mạng cứu chuộc dòng giống sa ngã thu hút Ngài tới mức khi Phi-e-rơ, người môn đồ của Ngài, tuyên bố là Chúa sẽ không chịu khổ và chết như Ngài đã báo trước, Chúa Giê-xu nói, “Hỡi Sa-tan, hãy lui ra đằng sau ta! Ngươi làm đá vấp chơn ta; ngươi không nghĩ đến việc Đức Chúa Trời, mà nghĩ đến việc của con người” (Ma-thi-ơ 16:23). Chúa Giê-xu nhất quyết lên Giê-ru-sa-lem, dù biết rõ chuyện gì sẽ xảy ra ở đó. Ngay cả những bạn thân nhất cũng không thể bác ra chuyện đó với Ngài được.

                  Quyển sách “The 7 Habits of Highly Effective People” của Stephen R. Covey, nói về những thói quen của những người thành công, nêu rõ tầm quan trọng của lời khẳng định sứ mạng đối với sự thành công của tổ chức hoặc của gia đình. Một tiến trình tương tự cũng có thể áp dụng cho cá nhân. Lời khẳng định sứ mạng đúng mức ít ra phải gồm ba yếu tố:

  1. Lời khẳng định mô tả lý do sự hiện hữu, thường hướng tới việc nêu ra một loại nhu cầu nào đó.
  2. Lời khẳng định mô tả việc mà nhóm (hoặc cá nhân) đang làm hoặc những kế hoạch để phục vụ cho nhu cầu.
  3. Lời khẳng định nêu rõ những giá trị cốt lõi hoặc nguyên tắc hướng dẫn nỗ lực hoàn thành sứ mạng.

                  Lời khẳng định sứ mạng của một tổ chức có thể như sau:

                  “Sứ mạng của nhóm chúng tôi là giúp giới trẻ thực hiện những quyết định nâng cao sức khỏe thuộc thể, tâm lý, xã hội và thuộc linh để họ thể hiện được tiềm năng lớn nhất của bậc trưởng thành, bậc làm cha mẹ, và là những người góp phần tương lai cho xã hội chúng ta”

                  Hãy cố gắng dùng những thông tin đã triển khai trong sách này để nghĩ ra lời khẳng định sứ mạng của riêng bạn, mà theo Dave, có thể như sau:

                  “Sứ mạng của tôi là nhơn danh Chúa Giê-xu để rịt lành những tâm hồn khổ đau, bất kể với giá nào, để họ sẽ có thể an ủi người khác theo cách tương tự.”

                  Lời khẳng định sứ mạng của Harold thì có thể như sau:

                  “Sứ mạng của tôi là phục vụ Đức Chúa Trời, dùng khả năng mình để khảo cứu và dạy dỗ trong lãnh vực tôn giáo và y tế, và nói thay cho kẻ ốm đau là những người không thể tự nói ra được.”

                  Không có chuyện đúng sai trong cách bạn khẳng định sứ mạng của mình. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn có cố gắng viết lời khẳng định hay không, bởi lẽ khi làm như vậy, bạn sẽ thấy rõ hơn rất nhiều, những công tác nào là thực sự đáng cho mình đảm nhận.

                  Không chỉ có vậy, khi bạn đã thực sự hoàn thành sứ mạng và tới thời điểm để bạn bước qua ngưỡng cửa chúng ta gọi là cái chết, bạn sẽ có thể nhắc lại lời Chúa Giê-xu, “Mọi sự được trọn”, vì lúc ấy bạn đã làm xong công tác mà chỉ một mình bạn có thể hoàn thành.

                  Hãy viết lời khẳng định sứ mạng của bạn xuống giấy.

                  Chúng tôi tin rằng nếu hết lòng theo đuổi sứ mạng này, bạn sẽ khỏe mạnh hơn và hạnh phúc hơn, trong khi làm như vậy, và khi đã làm xong, bạn sẽ cảm nhận được ý nghĩa, mãn nguyện, cùng niềm vui càng lớn hơn so với khi bạn làm khác đi.

                  Kính thưa quý thính giả,

                  Chúng tôi rất tiếc phải tạm ngưng phần đọc sách hay tại đây nhưng đến thứ bảy tuần tới chúng ta sẽ tiếp tục phần trình bày về câu hỏi sau cùng này, là một trong ba câu hỏi có liên quan đến cảm nhận của chúng ta về ý nghĩa bản thân, sức khỏe, hiện trạng cùng hạnh phúc chúng ta trong cuộc sống, đó là câu hỏi: “Sứ mạng của tôi trong cuộc sống là gì?”

                  Kính mời quý thính giả nhớ đón nghe. Xin thân mến chào tạm biệt và mong gặp lại quý vị.
 

David B. Biebel, DMin & Harrold G. Koenig, MD
Nguồn: phatthanhhyvong.com

Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn