00:05 EDT Chủ nhật, 28/04/2024

Tin Tức

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 19

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 18


Hôm nayHôm nay : 2684

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 268724

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 22998131

Trang nhất » Dưỡng linh » Thuyết Trình

Bài Mới

Kiên Nhẫn Giúp Đỡ Lẫn Nhau

Kiên Nhẫn Giúp Đỡ Lẫn Nhau

“Nhưng, hỡi anh em, xin anh em hãy răn bảo những kẻ ăn ở bậy bạ, yên ủi những kẻ ngã lòng, nâng đỡ những kẻ yếu đuối, phải nhịn nhục đối với mọi người. Hãy giữ, đừng có ai lấy ác báo ác cho kẻ khác; nhưng hãy tìm điều thiện luôn luôn, hoặc trong vòng anh em, hoặc đối với thiên hạ” (câu 14-15).

Xem tiếp...

Thực Hành Lòng Rộng Rãi và Thể Hiện Lòng Cảm Thông

Thứ ba - 25/09/2018 20:53
Thực Hành Lòng Rộng Rãi và Thể Hiện Lòng Cảm Thông

Thực Hành Lòng Rộng Rãi và Thể Hiện Lòng Cảm Thông

Kính thưa quý thính giả, Tuần trước chúng ta đã đề cập về sự cộng tác trong chương thứ 9 với chương đề “Giúp Người Khác” của sách Sức Khỏe Đơn Giản. Chúng ta biết rằng cộng tác là một phương cách tốt đẹp để giúp đỡ người khác.



                Kính thưa quý thính giả,

                Tuần trước chúng ta đã đề cập về sự cộng tác trong chương thứ 9 với chương đề “Giúp Người Khác” của sách Sức Khỏe Đơn Giản. Chúng ta biết rằng cộng tác là một phương cách tốt đẹp để giúp đỡ người khác. Cộng tác có nghĩa là “làm việc chung với nhau”, là điều cần có trong những tình huống khi ảnh hưởng tổng thể và toàn bộ của tập thể lớn hơn tổng số nỗ lực cá nhân riêng rẽ. Theo lời tường thuật của tác giả Dave, trong các chuyến truyền giáo nha y ngắn hạn với Hội Nha Sĩ Cơ- Đốc, ông đã chứng kiến một nhóm từ mười hai tới hai mươi cá nhân, nhiều người không hề quen biết nhau khi mới bắt đầu dự án, lại có thể cùng làm việc với nhau trong vài ngày, ngay cả trong điều kiện khó khăn, mà đạt được gấp nhiều lần hơn, so với kết quả khi từng cá nhân làm việc riêng lẻ, dù cũng cùng những con người đó, tại chính địa điểm đó và với cùng một mục tiêu như vậy. Chị Sue Johnson, là người từng tham gia trong chuyến truyền giáo y tế ngắn hạn đã làm chứng rằng nhờ giúp người khổ đau ở Phi châu, nhờ cùng cộng tác với họ và cùng cộng tác với Thiên Chúa, chị mới được Chúa đụng đến mình, được chữa lành những mối lo âu, hoài nghi, được biến đổi trong một đời sống bình an, vui vẻ và tràn đầy ý nghĩa. Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau theo dõi tiếp hai phương diện khác trong công việc giúp người, đó là “Thực Hành Lòng Rộng Rãi” và “Thể Hiện Lòng Cảm Thông”.

                Kính thưa quý thính giả,

                Đức Chúa Trời là Đấng rộng rãi nhất, ban cho chúng ta nhiều nhất, như lời Kinh Thánh đã khẳng định: “Đức Chúa Trời yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời” (Giăng 3:16)

                Chúa Giê-xu có xác định về sứ mạng của Ngài như sau: “Ta đến trần gian không phải để cho người phục vụ, nhưng để phục vụ người, và hy sinh tính mạng cứu chuộc nhiều người.” (Ma-thi-ơ 20:28). Ngài nói với những người theo Ngài thật nhiều về việc ban cho, kể cả vài điều khó thực hành, thí dụ như:

                “Các ngươi đã được lãnh không thì hãy cho không”. (Ma-thi-ơ 10:8)

                “Ai xin của ngươi, hãy cho, ai muốn mượn của ngươi, thì đừng trớ” (Ma-thi-ơ 5:42)

                “Khi các con bố thí, đừng khua chiêng gióng trống cho người ta chú ý ca ngợi như bọn đạo đức giả từng làm trong hội trường và ngoài phố chợ. Ta cho các con biết, bọn ấy không còn được khen thưởng gì đâu. Nhưng khi tay phải các con cứu tế, đừng để tay trái biết, nên giữ cho kín đáo. Cha các con là Đấng biết mọi việc kín đáo sẽ thưởng cho các con” (Ma-thi-ơ 6:2-3) 

                “Các con cho gì, sẽ nhận nấy. Người ta sẽ lấy thùng lớn đong đầy, nhận chặt, lắc và đổ thêm cho tràn rồi trao cho các con. Các con lường cho người ta mức nào, người ta sẽ lường lại mức đó.” (Lu-ca 6:38)

                Hàm ý trong câu cuối là điều chúng ta gọi là “nguyên tắc hào phóng hỗ tương”. Hào phóng hay lòng rộng rãi là luận điểm trong nền kinh tế của Đức Chúa Trời. Cứ tích trữ điều mình có, thì bạn sẽ ra đi tay không. Cứ ban phát nó đi, thì bạn sẽ được lại cộng thêm của để dành. Đơn giản là chúng ta không thể ban cho nhiều hơn Đức Chúa Trời, là Đấng bảo chúng ta ban cho để noi gương Ngài và làm chứng nhân cho người khác. Nhưng chẳng phải Ngài truyền lịnh cho chúng ta thực hành sự hào phóng vì nó có lợi cho chính chúng ta hơn là thuần túy ý nghĩa thuộc linh sao?

                Nhà tâm lý học David McClelland nghiên cứu những câu trả lời của các sinh viên tình nguyện khi họ xem nhiều phim khác nhau. Những người xem phim Mẹ Teresa làm việc giữa vòng người nghèo ở Calcutta, gia tăng đáng kể lượng miễn dịch globulin-A trong nước miếng của họ. Những sinh viên xem tư liệu Thế Chiến II như một phần trong cùng một nghiên cứu, không có được lợi ích này. Vì chất miễn dịch globulin-A là một kháng thể bảo vệ chúng ta chống lại vi-rút, nên hàm ý trong khám phá này là ngay cả việc tham gia trong hành động chăm sóc, thương xót được ủy nhiệm, cũng có lợi cho sức khỏe của bạn. Nếu đúng như vậy, cứ tưởng tượng nếu đích thân chúng ta thực sự bày tỏ lòng rộng rãi, thì sức khỏe của chúng ta sẽ được hưởng lợi biết bao.

                Kính thưa quý thính giả,

                Một trong các phước lành mà Chúa Giê-xu đề cập đến là “Phước cho kẻ hay thương xót vì sẽ được thương xót” (Ma-thi-ơ 5:7). Bạn chúng tôi là tiến sĩ Paul Brand cùng vợ là tiến sĩ Margaret Brand, đã anh dũng cống hiến những năm tháng tươi đẹp nhất trong đời họ cho người phong cùi ở Ấn Độ. Chính ông là mẫu người nhân ái, rộng lượng và nhân từ nhất tôi từng quen biết. Tiến sĩ Paul Brand mô tả mẹ ông là giáo sĩ, bà “Granny” Brand, cũng giống như vậy:

                “Một trong những ký ức sinh động sau cùng và mạnh mẽ nhất về mẹ tôi gắn liền với ngôi làng trong vùng núi bà yêu mến, có lẽ là lần cuối tôi gặp bà trong một nơi quen thuộc của bà. Bà đang ngồi trên bức tường đá thấp bao quanh làng, với dân chúng kéo tới từ mọi phía. Họ đang lắng nghe mọi lời bà nói về Chúa Giê-xu. Đám đông gật đầu khích lệ và nêu những câu hỏi tìm hiểu thật sâu sắc. Đôi mắt ướt của Granny sáng long lanh, và khi đứng bên cạnh bà, tôi có thể thấy điều bà đang nhìn xuyên đôi mắt mờ yếu của mình: đó là những gương mặt chăm chú nhìn đăm đăm đầy tin tưởng và trìu mến vào người mà họ bắt đầu yêu thương.

                Tôi biết rằng cho dù với tuổi đời tương đối còn trẻ, còn tràn đầy sức lực và với kiến thức chuyên môn sâu sắc về y khoa và nông nghiệp, tôi cũng không bao giờ có thể có được lòng thành và yêu mến của những con người đó như mẹ tôi đang có. Họ đang nhìn một gương mặt già nua hằn nếp nhăn, nhưng bằng cách nào đó, những mô đã chảy xệ của bà trở thành những nét đáng yêu và tươi sáng và bà là cả một tâm hồn dí dỏm. Đối với họ, bà thật là đẹp”.

                Tình yêu đầy xót thương mà người phụ nữ này tỏ ra với những con người nghèo khổ và tuyệt vọng đã trở về lại với bà gấp bội, không chỉ lòng xót thương bà mà còn trong sự tận trung với bà. Đối với con trai bà cũng như vậy, là người đã qua đời năm 2003 và vô số những người giàu sang danh tiếng cùng kẻ nghèo khó đã tham dự lễ tưởng niệm người. Giúp người khác, vốn là điểm ưu việt trong cuộc sống ông, đã khiến cuộc đời ông thực sự hạnh phúc và thỏa lòng.

                Còn bạn thì sao? Để ôn lại những lợi ích cho sức khỏe từ việc giúp người, cần nhớ rằng bất kỳ điều gì cải thiện sức khỏe bạn về mặt thể chất, tình cảm, xã hội hoặc thuộc linh, cũng đều cải thiện sức khỏe bạn trên mọi lãnh vực.

                Về lòng nhân ái, hãy nhớ lại trong giây lát cảm giác của bạn khi bạn giúp một ai đó. Hãy kiểm tra các điểm sau đây, xem thử bạn có kinh nghiệm kết quả của việc làm mình không:

                - Cảm giác hạnh phúc gia tăng
                - Tiến tới “đỉnh cao” tích cực thuộc thể
                - Có thêm nghị lực
                - Được khâm phục
                - Bớt trầm cảm
                - Bớt căng thẳng
                - Bình an hoặc bình tĩnh hơn
                - Bớt quan tâm những vấn đề riêng của mình
                - Bớt thấy đau nhức
                - Cảm thấy dễ chịu hơn về bản thân
                - Biết ơn về điều mình có
                - Cảm thấy gần gũi hơn với cái tôi thuộc linh của mình
                - Cảm thấy đã khẳng định rõ ràng việc mình được kêu gọi giúp người khác

                Nếu bạn đang muốn tham dự các công việc tình nguyện, thì đây là vài điều để bạn tự hỏi trước khi nhấc máy điện thoại:

                - Tôi muốn làm gì?
                - Tôi có những kỹ năng nào có thể hữu ích cho một tổ chức từ thiện?
                - Tôi muốn làm việc với loại tổ chức nào?
                - Tôi có thể cống hiến bao nhiêu thời gian?
                - Tôi có thể được hoàn trả cho bất kỳ chi phí nào không?

                Khi suy nghĩ đền tinh thần cộng tác, quý vị và các bạn hãy tự hỏi:

                - Tôi có là người đồng đội tốt không?
                - Tôi có nhìn thấy giá trị gia tăng có thể đạt được khi tôi là thành viên trong nhóm so với việc tôi cố gắng tự làm một mình không?
                - Tôi trung thành với những mục tiêu của nhóm hay của cá nhân tôi?
                - Tôi có thể giải quyết những xung khắc liên quan tới mục tiêu của nhóm mà có thể là không phải của mình không?
                - Tôi có thực sự tin rằng một cộng một là nhiều hơn hai, trong mối quan hệ cộng tác không?

                Về vấn đề ban cho, có rất nhiều yêu cầu. Làm sao bạn quyết định được nên hỗ trợ cá nhân hoặc nhóm nào? Hãy kiểm tra càng nhiều càng tốt những điểm nào thích hợp sau đây, sau đó, hành động theo yêu cầu:

                - Hễ ai xin là tôi cho, như Chúa Giê-xu đã bảo.
                - Tôi có một ngân quĩ để ban cho và sử dụng theo số lượng của ngân quĩ.
                - Tôi theo dõi tin tức về những cơ quan từ thiện mình hỗ trợ.
                - Tôi ghi sổ những tặng phẩm của mình.
                - Tôi biết bao nhiêu trong số mình ban cho, thực sự được khấu trừ thuế.
                - Tôi theo dõi để biết tặng phẩm của mình có trùng hợp với quà tặng nào khác không
                - Khi có điện thoại yêu cầu, tôi cho họ biết là tôi đã có kế hoạch ban tặng rồi.
                - Tôi có kế hoạch khôn ngoan về thuế đối với những tặng phẩm lớn mình muốn dành cho các tổ chức từ thiện mình ưa thích nhất.

                Kính thưa quý thính giả,

                Chúng ta vừa theo dõi xong phần cuối của chương thứ 9 “Giúp Người Khác” của sách “Sức Khỏe Đơn Giản”. Trong tuần tới chúng tôi sẽ trình bày tiếp cùng quý vị chương thứ 10 với chương đề “Khám Phá Mục Đích”. Kính mời quý thính giả nhớ đón nghe. Xin hẹn gặp lại quý vị.
 

David B. Biebel, DMin & Harrold G. Koenig, MD
Nguồn: phatthanhhyvong.com

Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn