09:17 EDT Thứ năm, 02/05/2024

Tin Tức

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 28

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 25


Hôm nayHôm nay : 7943

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 13018

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 23022051

Trang nhất » Dưỡng linh » Thuyết Trình

Bài Mới

Dạy Con Cháu Theo Chúa

Dạy Con Cháu Theo Chúa

“Đừng làm theo đời này, nhưng hãy biến hóa bởi sự đổi mới của tâm thần mình, để thử cho biết ý muốn tốt lành, đẹp lòng và trọn vẹn của Đức Chúa Trời là thể nào” (Rô-ma 12:2).

Xem tiếp...

Giúp Đỡ Người Khác

Thứ ba - 11/09/2018 21:36
Giúp Đỡ Người Khác

Giúp Đỡ Người Khác

Kính thưa quý thính giả, Chúng ta vừa theo dõi xong chương thứ 8 “Đừng Lo Hãy Vui Lên” của sách Sức Khỏe Đơn Giản. Trong tuần này chúng tôi sẽ trình bày tiếp cùng quý vị chương thứ 9 với chương đề “Nuôi Dưỡng Cách Sống - Giúp Người Khác”.



              Kính thưa quý thính giả,

              Chúng ta vừa theo dõi xong chương thứ 8 “Đừng Lo Hãy Vui Lên” của sách Sức Khỏe Đơn Giản. Trong tuần này chúng tôi sẽ trình bày tiếp cùng quý vị chương thứ 9 với chương đề “Nuôi Dưỡng Cách Sống - Giúp Người Khác”. Theo Aesop, người nổi tiếng về các câu chuyện ngụ ngôn Hy lạp, thì: “Không một hành động nhân ái nào, dù nhỏ tới đâu, đã từng bị lãng phí”. Chương thứ 9 bắt đầu như thế này:

              Tôi (Dave) sẽ không bao giờ quên một tối nọ, cùng một người bạn đang ăn tối trong nhà hàng. Khi chúng tôi cúi đầu cầu nguyện về thức ăn, có người nhìn thấy, rồi trả tiền cho hóa đơn của chúng tôi mà chúng tôi không hay biết. Chúng tôi sửng sốt khi nghe người hầu bàn nói: “Thưa ông, có khách quen trả hóa đơn của các ông rồi”.

              Wow! Đúng là dù sao đi nữa vẫn có những người hào phóng trên đời này! Bạn không thể biết khi nào mình gặp họ, nhưng vẫn có họ ở đó “ngẫu nhiên làm việc nhân ái” ngày nọ qua ngày kia! Kể từ đó, bản thân tôi cũng làm vài việc giống như vậy tức là trả tiền hóa đơn cho ai đó ở cửa hàng tạp phẩm khi họ không có đủ tiền mặt chẳng hạn, hoặc tặng hết tiền mặt mang theo làm tiền ‘buộc boa’ (pour boire) cho cô tiếp viên trẻ đang một mình nuôi con. Chúng tôi không có ý nói về tài chánh khi giúp người khác, chúng tôi muốn nói về mặt sức khỏe toàn diện. Khi bạn giúp ai, dù là hiến máu, tiền bạc, thì giờ, hoặc chỉ giúp ai đó băng qua đường, tức là bạn tự giúp mình qua hành động “quan tâm hoặc trung thành cách không vị kỷ đối với phúc lợi của người khác”, mà còn được gọi là “lòng vị tha”.

              Trong quyển sách “The Stress of Life” (xin tạm dịch là “Áp Lực Của Cuộc Đời”), xuất bản năm 1956, tác giả Hans Selye khuyến khích điều ông gọi là “tính ích kỷ vị tha”, không chỉ vì lợi ích như lòng vị tha có thể mang lại cho người khác, mà còn vì lợi ích cho chính người giúp đỡ nữa. Cách này tạo nên cảm giác toại nguyện và an ninh trong chính chúng ta xuyên qua xúc cảm yêu thương, thiện chí và biết ơn của người khác đối với điều chúng ta đã làm và có thể làm trong tương lai. Tác giả Selye là người tiên phong trong các công trình nghiên cứu ảnh hưởng của sự căng thẳng trên sức khỏe và theo Selye thì chấp nhận lối sống vị tha là một trong những cách giải độc những điều có thể ảnh hưởng tiêu cực trên sức khỏe của bạn.

              Tháng hai năm 1987, tạp chí Better Homes and Gardens (tạp chí “Cải Thiện Nhà Ở và Vườn Cảnh”) có một bài viết về việc giúp người khác. Độc giả được mời mô tả cảm nghĩ của họ trong kinh nghiệm giúp người khác. Trong số 246 người đáp ứng lời mời thì có như sau:

  • 68% nói họ có cảm giác đặc biệt khi giúp người khác.
  • 50% mô tả cảm giác ‘trên mức bình thường’.
  • 43% cảm thấy mạnh mẽ và có nghị lực hơn.
  • 28% cảm thấy ‘ấm áp’.
  • 22% cảm thấy bình tĩnh hơn và bớt trầm cảm.
  • 21% cảm thấy mình có giá trị hơn.
  • 13% thấy bớt đau nhức.

              Tiếp theo sau bài viết, nhà khảo cứu Allan Luks cho lưu hành bài khảo sát gồm mười bảy câu hỏi giữa vòng những người tình nguyện phục vụ trong nhiều tổ chức khác nhau của Hoa Kỳ. Phân tích 3,296 câu trả lời cho thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa việc giúp người với sức khỏe. Luks viết: “Giúp người góp phần duy trì sức khỏe tốt, và có thể giảm thiểu ảnh hưởng của bịnh tật cả nặng lẫn nhẹ, mặt tâm lý lẫn thể chất”.

              Phần lớn người tình nguyện báo cáo điều mà Luks gọi là “đỉnh cao của người giúp đỡ” nghĩa là cảm giác hưng phấn kéo dài khi nhớ lại hành động vị tha. Luks cùng đồng nghiệp của ông thấy ảnh hưởng nâng cao sức khỏe khi làm việc thiện bao gồm:

  • Cách nhìn lạc quan hơn
  • Nghị lực gia tăng
  • Cải thiện sức khỏe thấy rõ
  • Giảm thiểu cảm giác cô đơn và trầm cảm
  • Kiểm soát trọng lượng cơ thể tốt hơn
  • Bớt đau nhức
  • Thấy thư giãn hơn và giấc ngủ ngon hơn
  • Hệ thống miễn nhiễm mạnh hơn

              Một trong những đồng nghiệp của chúng tôi là Sue, là tư vấn về hôn nhân và gia đình, nhớ lại kết quả giúp đỡ vài thân chủ tạo được bước đột phá trong hôn nhân của họ, và chính chị cũng kinh nghiệm nhiều phương diện:

              Lâu nay tôi cảm thấy như mình chẳng giúp được gì cho họ và tự hỏi mình có thực sự chọn đúng nghề và có thể giúp người khác để họ thấy rõ nan đề của họ hay không. Tôi cầu nguyện xin Đức Chúa Trời cho tôi sáng suốt nhìn thấy vấn đề của họ, và cảm thấy Ngài đáp lời tôi. Về thuộc thể, tôi cảm thấy được đổi mới, có thêm năng lực. Về tình cảm, tôi thấy vui vì có bước đột phá. Về mối quan hệ, tôi cảm thấy giống như mình thực sự liên kết với họ, như thể tất cả chúng tôi đều suy nghĩ giống nhau, và kết quả là mối quan hệ làm việc của chúng tôi được nâng lên mức độ mới. Về thuộc linh, tôi cảm thấy an tâm là Đức Chúa Trời có ở đó, hướng dẫn, chỉ đường, và nâng đỡ đức tin tôi. Như thể Đức Chúa Trời bảo tôi cứ tiến tới, và tôi có thể tạo sự thay đổi trong cuộc đời người khác.

              Kính thưa quý thính giả,

              Hãy cố gắng làm những điều tốt nho nhỏ. Hành động nhân ái bao gồm tự chọn đối xử với người mình không quen biết như thể họ là ‘bà con’ với mình. Đây là vị tha cao nhất và được thực hành xuất sắc bởi những người như Cha Damien, người phục vụ kẻ bị bịnh phong ở Molokai, Hawaii, suốt mười lăm năm cho tới khi chính bản thân ông bị mắc bịnh. Hoặc Mẹ Teresa, người nói rằng “Đừng để cho ai đến với bạn và ra về mà không khỏe hơn và vui hơn. Hãy là hình ảnh sinh động thể hiện lòng nhân từ của Đức Chúa Trời: nhân từ trên nét mặt, nhân từ trong đôi mắt, nhân từ trên nụ cười của bạn.” Đối với hàng triệu người nghèo cùng nhiều người ở Ấn Độ và trên khắp thế giới đã từng hưởng lợi ích từ việc làm của Missionaries of Charity (Hội Giáo sĩ Từ thiện) do bà sáng lập năm 1950, thì Mẹ Teresa thực sự là bậc thánh, cũng như có tâm tình tương đắc với họ.

              Dần dần, từ người này sang người khác, cử chỉ nhân ái làm thay đổi toàn thế giới ngay cả khi thực hiện ẩn danh, tác động trước tiên lên người nhận và người hành động nhân ái đối với mình. Đôi khi những câu chuyện nhân ái được đưa tin, nhưng thường thì đưa vào những trang Web của các tổ chức HelpOthers.org hoặc Random Acts of Kindness Foundation.

              Sau đây là tóm lược những lợi ích cho sức khỏe liên quan với lòng nhân ái trích từ trang mạng Random Acts of Kindness Foundation, một tổ chức khuyến khích lòng vị tha và hành động nhân ái với người khác:

  • Giúp người góp phần duy trì sức khỏe tốt, và có thể giảm thiểu ảnh hưởng của bịnh tật cùng những rối loạn nặng và nhẹ, tâm lý cũng như thể chất. Những vấn đề sức khỏe liên quan sự căng thẳng được cải thiện sau khi thực hiện hành động nhân ái. Giúp người sẽ đảo ngược cảm giác chán nản, tạo giao tiếp với xã hội, và giảm thiểu tình cảm nghịch thù và cô lập vốn có thể gây căng thẳng, ăn quá độ, lở loét, v.v.
  • Giúp người có thể nâng cao tình cảm hân hoan, khả năng phục hồi tình cảm, cùng sinh lực. Có thể gia tăng cảm nhận về giá trị bản thân, hạnh phúc, lạc quan hơn cũng như giảm bớt cảm giác bất lực và trầm cảm.

              Kính thưa quý thính giả,

              Tuy có nhiều gương về hành động nhân ái, nhưng chúng ta sẽ chủ yếu đề cập đến bốn điều quan trọng nhất, đó là sự tình nguyện, sự cộng tác, sự thực thi lòng rộng rãi, và lòng nhân từ.

              Trước hết là Sự Tình Nguyện

              Tình nguyện là một cách tập trung để giúp người khác. Những người tình nguyện thường làm việc dưới bóng cánh của một tổ chức thiện nguyện hoặc một cơ quan như hội thánh, tổ chức hướng đạo, y tế vv. để giúp những người khó khăn, từ người khuyết tật cho tới nạn nhân tai ương, từ giới trẻ ngang ngạnh tới người lớn tuổi đang vật lộn với cuộc sống... và hàng triệu người khác nữa. Chỉ tại Hoa Kỳ, đã có trên ba mươi lăm ngàn tổ chức từ thiện, nhiều tổ chức trong số này tập trung vào địa phương, một số thuộc quốc gia, và một số là quốc tế.

              Trong quyển sách “Helping You Is Helping Me” (xin tạm dịch là “Giúp Cho Bạn Cũng Là Giúp Cho Chính Tôi”), được xuất bản bởi Hội Hoàn Cầu Khải Tượng hay World Vision, một trong những cơ quan phát triển và cứu trợ Cơ-đốc quốc tế lớn nhất, Ken Wilson và Virgil Gulker mô tả bảy lợi ích của việc tình nguyện:

  1. Người tình nguyện cảm thấy thoải mái hơn về thể chất và về bản thân. Có thể họ cảm thấy thỏa lòng khi bày tỏ cho người gặp khó khăn biết rằng có người quan tâm tới mình.
  2. Người tình nguyện có thể cảm nhận được ý nghĩa hoặc mãn nguyện do kết quả đã giúp được người khác dù chỉ vài giờ mỗi tuần.
  3. Tình nguyện tạo cho bạn bối cảnh để mở rộng mạng lưới bạn bè và kể cả tiềm năng có cơ hội tìm ra việc làm mới.
  4. Tình nguyện là phương cách mới để mở rộng sở thích hoặc khám phá những khả năng mới của bạn.
  5. Tình nguyện có thể tạo cơ hội cho bạn dùng những hiểu biết từ nghịch cảnh của riêng mình để giúp người khác có thể cũng đối diện hoàn cảnh tương tự.
  6. Tình nguyện có thể giúp bạn nhìn vấn đề hoặc nan đề riêng của mình từ một góc độ khác.

              Kính thưa quý thính giả,

              Chúng tôi xin mạn phép tạm dừng phần đọc sách hay vì thời gian có hạn. Tuần tới chúng ta sẽ cùng nhau theo dõi tiếp ba điều trong những gương về hành động nhân ái, đó là sự cộng tác, sự thực thi lòng rộng rãi, và lòng nhân từ. Kính mong gặp lại quý thính giả.
 

David B. Biebel, DMin & Harrold G. Koenig, MD
Nguồn: phatthanhhyvong.com

Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn